Sách Tam đại/Nhà Hạ/Lịch sử hình thành Nhà Hạ

Tủ sách mở Wikibooks

Theo ghi chép trong văn hiến Trung Quốc cổ đại, trước khi Hạ hậu thị kiến lập, xuất hiện chiến tranh thường xuyên giữa bộ tộc Hạ và các bộ tộc khác xung quanh để tranh đoạt địa vị thủ lĩnh liên minh. Trong truyền thuyết cổ sử Trung Quốc, bộ tộc Hạ dần dần hưng khởi từ thời Chuyên Húc về sau. Có không ít văn hiến cổ đại truy nguyên Hạ tộc đến Chuyên Húc.[note 12] Trong "Sử ký - Hạ bản kỉ" và "Đại đái lễ ký-Đế hệ", nói rằng Cổn là con của Chuyên Húc. Tuy nhiên, cũng có một số văn hiến thì nói rằng Cổn là cháu năm đời của Chuyên Húc.[note 13] Các văn hiến này cho thấy rằng Hạ tộc rất có khả năng là một chi hậu duệ của Chuyên Húc. Có thuyết cho rằng Hạ tộc khởi nguyên tại khu vực dãy núi Mân Sơn trên thượng du Mân giang thuộc nơi giao giới giữa ba tỉnh Tứ Xuyên-Cam Túc-Thanh Hải hiện nay. Sau đó, họ dần theo thượng du Hán Thủy cổ, qua trung hạ du Vị Thủy, dời về phía đông đến lưu vực Y - Lạc tại nam bộ Sơn Tây-tây bộ Hà Nam.[tham 25]

Cổ - Vũ trị thủy[sửa]

Cổn - Vũ trị thủy Thành viên Hạ tộc đầu tiên được văn hiến ghi chép là Cổn. Trong "Quốc ngữ-Chu ngữ" có ghi rằng Cổn là thủ lĩnh của Hạ tộc, được phong tại Tung,[note 14] cho nên được gọi là " Tung bá Cổn". Sau này, Vũ kế thừa Cổn làm "Tung bá Vũ". Điều này thể hiện rằng Hạ tộc hoạt động ở phụ cận Tung Sơn.[note 15][tham 33] Đương thời, nước sông gây lụt, có không ít các bộ lạc hình thành liên minh bộ lạc nhằm chống lại nước lụt, Cổn được Tứ Nhạc cử làm lãnh đạo trị thủy, trải qua chín năm song cuối cùng thất bại. Nguyên nhân trị thủy thất bại có khả năng là do ông không giỏi trong việc đoàn kết tộc nhân cùng các bộ lạc khác. "Thượng thư — Nghiêu Điển" chép rằng Nghiêu ngay từ đầu tiên đã nhận định rằng Cổn trái mệnh hại tộc, hủy hại người thiện lương nên phản đối Cổn lãnh đạo trị thủy,[tham 9] điều này thể hiện rằng trong thời gian Cổn lãnh đạo trị thủy có không ít bộ lạc bất mãn với ông. Trong "Thượng thư — Hồng phạm" và "Quốc ngữ — Lỗ ngữ" lại đề cập thêm rằng "Cổn chướng hồng thủy", cho thấy phương pháp trị thủy của Cổn chủ yếu là dùng đất, gỗ ngăn trở để chặn nước lụt, có thể đây cũng là một nguyên nhân của việc Cổn trị thủy chín năm thất bại.[tham 34] Sau khi trị thủy thất bại, Cổn bị Hoa Thành giết tại Vũ Sơn nằm ven biển Hoàng Hải.[note 16]

Tranh mô tả Đại Vũ trị thủy, tay cầm cày (bản khắc đá thời Đông Hán Vũ Lương từ tại huyện Gia Ninh, Sơn Đông Vũ là con của Cổn, sau khi Cổn mất, Vũ thụ mệnh của Thuấn làm công tác trị thủy. Vũ cải tiến phương pháp trị thủy của cha, nạo vét dòng sông, đoàn kết tộc nhân các bộ lạc, cuối cùng chế ngự được nước lụt. "Sử ký — Hạ bản kỉ" có chép rằng khi Vũ trị thủy "lao thân tiêu tư, 13 năm sống ở ngoài, qua cửa nhà không dám vào", tinh thần khắc khổ này được hậu thế truyền tụng, trong quá trình trị thủy có khả năng cũng đã xúc tiến đoàn kết giữa tộc nhân các bộ lạc. "Mạnh tử — Đằng Văn công" đề cập đến phương pháp trị thủy của Vũ: "khai thông chín sông, đào thông Tể, Tháp ra Chư Hải, khơi Nhữ, Hán; tháo nước Hoài, Tứ vào Giang[tham 35]". Vũ cũng đề xướng nông nghiệp, nhấn mạnh "tự thân trồng trọt mà có thiên hạ".[tham 36] Hàn Phi Tử — Ngũ đố" khen ngợi Vũ "thân cầm cày xẻng mà lãnh đạo dân, đùi và cẳng chân không mọc được lông, nhọc nhằn của nô lệ cũng không bằng của ông".[tham 37]

Do Vũ có công trị thủy và xúc tiến sản xuất nông nghiệp, thế lực của bộ tộc Hạ tăng cường. Sau đó, Thuấn cũng phái Vũ đi thảo phạt Tam Miêu. Vũ nhiều lần đánh bại Tam Miêu, xua đuổi Tam Miêu đến lưu vực Đan Giang và Hán Thủy, củng cố quyền vua. Trong "Mặc Tử — Phi công" có viết về việc sau khi Vũ thắng Tam Miêu "biệt vật thượng hạ, khanh chế đại cực, nhi thần dân bất vi, thiên hạ nãi tĩnh", qua đó có thể thấy rằng sau khi Vũ trị thủy và thắng lợi trước Tam Miêu, bộ tộc Hạ trở thành thủ lĩnh liên minh bộ tộc. Thuấn đem đế vị thiện nhượng cho Vũ, Vũ tại Đồ Sơn[note 17] triệu tập hội minh bộ lạc, một lần nữa chinh thảo Tam Miêu.[note 18] Trong Tả truyện có chép "người vạn quốc đem theo ngọc lụa" tham gia Đồ Sơn hội minh,[tham 45] có thể thấy khả năng hiệu triệu của bộ lạc Hạ.[tham 3] Có một lần tại Cối Kê[note 19][note 20] tổ chức hội minh bộ lạc, thủ lĩnh Phòng Phong thị đến muộn nên bị Vũ xử tử. Trong văn hiến cổ còn viết về việc Vũ căn cứ vào đường đi xa hay gần của các bộ lạc chư hầu mà phân biệt nạp cống nhiều hay ít, có thể thấy bộ tộc Hạ khống chế về mặt kinh tế của các bộ lạc xung quanh. Vũ từng tiến cử thủ lĩnh họ Yển là Cao Dao có thanh thế ở phía đông làm người kế thừa, thể hiện tôn trọng truyền thống thiện nhượng.[tham 33] Tuy nhiên, chưa đến khi thiện nhượng thì Cao Dao lại mất trước Vũ. Hạ Vũ lại mệnh thủ lĩnh Đông Di là Ích[note 21] làm người kế thừa, tuy nhiên có rất nhiều bộ lạc không ủng hộ việc này, ngược lại họ ủng hộ con của Vũ là Khải.[note 22]

Gia thiên hạ[sửa]

Hạ vương Khải

Sau khi Vũ mất, Ích không có được quyền vị, ngược lại Khải được dân chúng ủng hộ nên đoạt được quyền vị. Ghi chép về giai đoạn lịch sử này không giống nhau. Theo Trúc thư kỉ niên cổ bản, sau khi Ích tức vị, Khải giết Ích mà đoạt lấy quân vị.[note 23] Lại có thuyết nói sau khi Ích kế vị, có một số bộ tộc không thần phục Ích mà lại ủng hộ Khải, họ triển khai chiến tranh với bộ tộc của Ích, cuối cùng Khải thắng và đoạt được quyền vị. Sau đó, Ích suất lĩnh liên minh Đông Di thảo phạt Khải. Trải qua mấy năm đấu tranh, Khải xác lập địa vị thủ lĩnh trong liên minh bộ tộc.[note 24] Văn hiến Tiên Tần ghi chép về sự việc này cùng cho là "công thiên hạ" biến thành "gia thiên hạ", tức thiên hạ là của chung biến thành thiên hạ của một nhà, khu vực Trung Nguyên từ đây xuất hiện khái niệm "quốc gia"[note 25].[tham 31] Không ít học gia lịch sử nhận định đây là khởi thủy của triều Hạ — vương triều thế tập đầu tiên của Trung Quốc.[tham 3] Sau đó, không ít bộ tộc theo khuynh hướng thiện nhượng truyền thống nghi vấn về quyền vị của Khải. Hữu Hỗ thị vốn ở vùng ngoài kinh đô của Khải,[note 28] trượng nghĩa khởi binh,[note 29] suất lĩnh liên minh bộ tộc hướng đến thảo phạt kinh đô của Khải, cùng quân của Khải đại chiến tại Cam[note 28] Trước khi chiến, Khải tuyên bố quyền vị của ông là "cung hành thiên", tức là theo ý trời. Điều này trở thành nguyên mẫu của thiên tử luận của triều Chu sau này. Khải nhận được sự tán đồng của dân chúng Trung Nguyên, do vậy chiếm tuyệt đại ưu thế về phương diện số người, cuối cùng đánh bại Hữu Hỗ thị, trừng phạt bằng cách giáng họ làm mục nô.[note 30][note 31] Đây là thắng lợi thứ hai đại diện cho việc quan niệm xã hội chủ lưu của khu vực Trung Nguyên đi từ chế độ thiện nhượng nguyên thủy chuyển hướng sang chế độ thế tập.[tham 31]

Thị tộc Hạ có nguyên mang họ (tính) Tự, song từ thời Khải trở đi chuyển sang dùng quốc danh "Hạ" làm họ. Đồng thời, Khải không tiếp tục sử dụng xưng hiệu "bá" mà đổi sang dùng "hậu", tức "Hạ hậu Khải".[note 36][tham 57] Khải có tài ca hát, giỏi múa, thường cử hành thịnh yến. Trong đó, một lần lớn nhất là tại Quân Đài[note 37][note 38] ấy là Quân Đài chi hưởng, còn tại "Thiên Mục chi dã"[note 39] biểu diễn ca vũ. "Sơn Hải kinh-Hải ngoại tây kinh" chép rằng Khải khi múa "tay trái giữ ế[note 40], tay phải cầm vòng, đeo ngọc hoàng[note 41]".[tham 58] Văn hiến nhạc vũ cổ xưa của Trung Quốc như "Cửu biện", "Cửu ca" và "Cửu thiều"[note 42] đều nhận Khải là tác giả gốc. Trong thời gian Khải thống trị, con là Vũ Quan,[note 44] thường làm loạn. "Hàn Phi Tử — Thuyết nghi" chép rằng người này "hại nước hại dân bại pháp", cuối cùng bị giết.[tham 61]


Thái Khang thất quốc[sửa]

Sau khi Hạ Khải mất, con là Thái Khang kế thừa hậu vị, Thái Khang chỉ để tâm vào du ngoạn, không lo chính sự.[tham 62] Trong thời gian Thái Khang tại vị, quyền uy của bộ tộc Hạ suy yếu, các bộ lạc Đông Di là Thái Hạo và Thiếu Hạo thừa cơ tây tiến. Thủ lĩnh Nghệ[note 45][note 46] của tộc Đông Di là người giỏi bắn cung, ông suất quân từ đất Từ[note 47] của Đông Di dời đến đất Cùng Thạch[note 48] của Hạ hậu thị, thông hôn với người Hạ bản địa, hình thành nên Hữu Cùng thị[note 49] Dưới sự ủng hộ của dân Hạ, Nghệ đoạt lấy Hạ chính,[note 50] Thái Khang sau đó chạy đến Châm Tầm[note 51] thuộc Châm Tầm thị.

Sau khi Nghệ đoạt được quyền vị, ông không xưng vương mà lập em của Thái Khang là Trung Khang làm vương, song quốc sự trên thực tế đều do Nghệ trị lý. Việc này khiến cho không ít bộ lạc bất mãn, trong đó Hòa thị và Hi thị công khai phản đối, họ đồng thời cũng có nhiệm vụ chủ trì hoạt động quan sát các hiện tượng thiên nhiên. Nghệ nói họ phế thời loạn nhật, phái Dận[note 52] suất binh thảo phạt hai thị tộc Hi và Hòa, trước khi chiến cử hành lời thệ sư "Dận chinh"[note 53], giành chiến thắng trong trận chiến.[tham 26]}}。

Sau khi Trung Khang mất, con là Tướng kế vị. Sau đó, Tướng chạy trốn hướng về hai thị tộc Châm Tầm[note 51], Châm Quán[note 54] Từ đó, Nghệ một mình đảm đương vương vị. Nghệ giỏi săn bắn, không thạo trị lý, sau khi đoạt quyền thì cũng giống như Thái Khang khi trước, ham săn bắn mà bỏ bê quốc sự. Ông loại bỏ các trung thần như Vũ La, Bá Khốn, Long Ngữ, trọng dụng Hàn Trác[note 55]. Hàn Trác vào thời niên thiếu do bịa đặt dối gạt mọi người nên bị quân chủ của Bá Minh thị đuổi đi, sau được thủ lĩnh Hữu Cùng thị là Hậu Nghệ thu dưỡng, trở thành một người của Hữu Cùng thị, được trọng dụng[note 56] Thế lực của Hàn Trác ngày càng lớn mạnh, về sau thừa cơ hội Nghệ ra ngoài săn bắn, Hàn Trác giết Nghệ và gia nhân, đoạt quyền lực và thê của Nghệ, sinh hai con trai là Ế[note 57] và Kiêu[note 58] Hàn Trác đem đất Qua[note 59] phong cấp cho Ế, đem đất Quá[note 60] phong cấp cho Kiêu. Kiêu nhận mệnh của cha, suất binh trước sau diệt Châm Quán thị và Châm Tầm thị vốn thân Hạ, giết Tướng đang ẩn náu tại Châm Tầm. Thê tử[note 61] của Tướng là Hôn[note 62][note 63] đương thời có mang con của Tướng, bà theo lỗ tường đào tẩu đến quê nhà mẹ là Hữu Nhưng thị[note 64][note 65] tị nạn. Không lâu sau, bà sinh hạ di phúc tử Thiếu Khang.[note 66]


Thiếu Khang trung hưng[sửa]

Sau khi trưởng thành, Thiếu Khang giữ chức mục chính[note 67] của Hữu Nhưng thị. Sau khi biết chuyện, Kiêu phái người truy sát, Thiếu Khang không đối phó nổi nên chạy đến Hữu Ngu thị (hậu duệ của Thuấn), được giữ chức bào chính.[note 68] Thủ lĩnh Hữu Ngu thị là Ngu Tư[note 69] không có con trai mà chỉ có hai con gái,[note 70] Ngu Tư đem hai người con gái hứa phối cho Thiếu Khang, ban ruộng một thành, người một lữ[note 71][note 72] đồng thời đem Luân Ấp[note 73][note 74] giao cho Thiếu Khang quản lý. Thiếu Khang lấy Luân Ấp làm căn cứ địa, tổ chức dân chúng Hạ tộc còn lại, thiết quan phân chức. Thiếu Khang phái Nữ Ngải đến triều đình của Kiêu mật thám, chuẩn bị khôi phục Hạ thất.[tham 65] Đương thời, di thần của Hạ thất là Mĩ[note 75] ẩn náu tại Hữu Cách thị[note 76] biết được việc Thiếu Khang chuẩn bị đoạt lại chính quyền, đích thân dẫn tàn dư dân chúng Châm Quán thị, Châm Tầm thị cùng Thiếu Khang hội sư, liên hiệp đánh bại Hàn Trác, phục lập Thiếu Khang là Hạ hậu. Sau khi Thiếu Khang diệt Kiêu ở đất Quá, lại phái con là Trữ[note 77] đi diệt Ế ở đất Qua. Đến lúc này, Hữu Cùng thị bị hủy diệt sau gần 100 năm khống chế Trung Nguyên, kết thúc thời kỳ "vô vương" 40 năm.[tham 1] Hạ do đó phục quốc, hậu thế gọi là "Thiếu Khang trung hưng". Thông qua giai đoạn từ Thái Khang thất quốc đến Thiếu Khang trung hưng, có thể thấy được lịch trình Hoa Hạ tộc bình định bộ lạc phương quốc Trung Nguyên (nhất là Đông Di tộc).[tham 3]

Sau khi con của Thiếu Khang là Trữ kế thừa hậu vị, ông hiểu rõ sự bất mãn của Đông Di đối với Hạ thất, nhằm củng cố thế lực tại phía đông, ông dời đô thành từ Nguyên[note 78] về phía đông đến Lão Khâu[note 79] Trữ xem trọng phát triển vũ khí và chế tạo binh giáp. Trong văn hiến thường xuất hiện "Trữ tác giáp", "Trữ tác mâu". Ông còn phái người thảo phạt Đông Di ở khu vực duyên hải Đông Nam (nay là khu vực nam bộ Sơn Đông, đông bộ An Huy, Giang Tô). Theo truyền thuyết, ông bắt được vật cát tường là cửu vĩ hồ. Bản đồ triều Hạ trong thời gian thống trị của Trữ khoách trương đến bờ Đôn Hải (nay là Hoàng Hải). Thời kỳ Trữ tại vị cũng là lúc triều Hạ hưng thịnh nhất. Người Hạ đắc biệt tôn trọng đối với Trữ, vì Trữ mà cử hành "báo tế".[tham 33]

Thời con của Trữ là Hòe tại vị, hai tộc Đông Di và Hoa Hạ bắt đầu cùng tồn tại hòa bình. Trong đó chín bộ lạc cư trú tại lưu vực Hoài Hà-Tứ Thủy là Quyến Di, Vu Di, Phương Di, Hoàng Di, Bạch Di, Xích Di, Huyền Di, Phong Di, Dương Di (tức Cửu Di) thông thường hướng Hạ hậu nạp cống chúc hạ. Sau khi Hòe mất, con là Mang kế vị, con của Mang là Tiết kế vị sau khi Mang mất, trong thời gian này hai tộc Đông Di và Hoa Hạ dần đồng hóa. Trong thời gian Tiết tại vị, Đông Di tộc về cơ bản đã đồng hóa, do vậy ông bắt đầu phát triển về phía tây. Đồng thời, ông bắt đầu phong đất phong hiệu cho các phương quốc bộ lạc thuận theo Hạ thất, việc này bắt đầu chư hầu chế kéo dài trong nhiều thế kỷ sau. Sau khi Tiết mất, con là Bất Giáng[note 80] kế vị, từng nhiều lần suất binh chinh thảo Cửu Uyển ở phía tây.[note 81]


Thương Thang diệt Kiệt, nhà Thương thay nhà Hạ[sửa]

Khi Bất Giáng già yếu, nội thiện cho đệ là Quynh.[note 82] Sau khi Quynh mất, con là Cần[note 83] kế vị. Sau khi kế vị không lâu, Cần bệnh mất, đường huynh là Khổng Giáp- con của Bất Giáng- kế vị. Khổng Giáp tiến hành cải biến truyền thống tế tự tổ tông trong Hạ lễ, bắt đầu tế tự Thiên Đế. "Sử ký-Hạ bản kỉ" thuật rằng Khổng Giáp "ham thích thuật quỷ thần, làm việc dâm loạn".[note 84] Không ít phương quốc bộ lạc bắt đầu bất mãn đối với Hạ thất, song quan hệ giữa Hoa Hạ tộc và Đông Di tộc vẫn hữu hảo, có khả năng là do độ đồng hóa giữa hai tộc đã khá cao. Từ thời Khổng Giáp, Hạ hậu thị bắt đầu ngày càng suy lạc.[note 85] Khi Khổng Giáp mất, con là Cao[note 86] kế vị. Khi Cao mất, con là Phát[note 87] kế vị. Trong giai đoạn này, quan hệ giữa phương quốc bộ lạc và Hạ thất xấu đi, tranh chấp trong nội bộ thị tộc mãnh liệt hơn. Từ thời Khổng Giáp qua Cao và Phát, đến Lý Quý (biệt danh Hạ Kiệt), nội loạn không ngừng.

Sau khi Phát mất, con là Lý Quý (Kiệt) kế vị. Kiệt là người giỏi võ, "Sử ký — Luật thư" chép rằng Kiệt "tay đánh sài lang, chân truy tứ mã[tham 68]" Trong thời gian Hạ Kiệt tại vị, quan hệ giữa Hạ thất và phương quốc bộ lạc đã bị phá vỡ, số bộ lạc cống nạp cho Hạ không ngừng giảm thiểu, Kiệt do vậy thường thảo phạt bộ lạc không quy phục. Trong văn hiến có ghi rằng Kiệt tham sắc, sau khi đánh bại mỗi bộ lạc thì tuyển chọn phi tử trong số các nữ giới. Hữu Thi thi[note 88] đề cập trong "Quốc ngữ-Tấn ngữ"[note 89]; Mân Sơn thị, Mạt Hỉ thị đề cập trong "Trúc thư kỷ niên" đều có kết cục như vậy. Trong đó, Muội Hỉ của Mạt Hỉ thị kết giao với Y Doãn[note 90] Kiệt nhiều lần chinh phục chọc giận không ít bộ tộc khá có quyền uy. Hữu Mân thị[note 91][note 92] do không phục tùng Kiệt mà bị diệt. Bộ tộc Thương mang tính Tử, hoạt động tại khu vực nay là tây nam bộ tỉnh Sơn Đông, bắt đầu trở nên hưng vượng chính là trong thời loạn này của triều Hạ. Kiệt cũng nhân việc Thương không phục làm lý do để thảo phạt, đánh bại thủ lĩnh của Thương là Thang. Thang bị cầm tù tại Hạ Đài,[note 93][note 38] sau đó được phóng thích. Ngoài việc đề cập đến quan hệ đối ngoại xấu đi, trong các văn hiến còn đề cập đến việc Kiệt dùng người không thích hợp trong triều đình.

Kiệt chỉ quan tâm đến hưởng lạc, không màng tới khổ cực của dân gian. Theo truyền thuyết, dân Hạ nguyền rủa cho Kiệt sớm ngày quy thiên, Kiệt biết được thì nói đùa rằng bản thân là Thái Dương trên trời, Thái Dương bất tử thì ông cũng tử bất, dân Hạ liền chỉ Thái Dương trách, hỏi Thái Dương khi nào thì phá diệt, tình nguyện cùng diệt vong.[note 94][tham 71] Khoảng cuối thế kỷ 17 TCN và đầu thế kỷ 16 TCN, thủ lĩnh bộ tộc Thương là Thang lợi dụng tâm lý dân Hạ hận Kiệt, liên kết phương quốc bộ lạc thảo phạt Kiệt. Liên minh diệt trừ các bộ tộc thân Hạ là Vi,[note 95] Cố,[note 96] Côn Ngô,[note 97][note 98] sau đó khai chiến với Kiệt. Thế lực của Thang lớn, Kiệt ngăn chặn không được, vừa chiến vừa trốn, cuối cùng chiến bại tại đất cũ của Hữu Tung thị. Kiệt trốn đến Minh Điều[note 99] Thang đuổi kịp, triển khai đại chiến tại đây. Kiệt một lần nữa bị đánh bại, bị Thang đuổi đày tại Lịch Sơn[note 100] cùng sống với Mạt Hỉ thị, cuối cùng đến núi ở Nam Sào[note 101] thì mất ở đó. "Hoài Nam Tử — Tu Vũ huấn" thì viết có chút bất đồng, theo đó Thang "chỉnh binh ở Minh Điều, bao vây quân Hạ tại Nam Sào, trách mắng việc đã qua (của Kiệt), đầy đến Lịch Sơn".[tham 73] Trong truyền thuyết của hậu thế, Hạ hậu Kiệt bị miêu tả là một bạo quân, hậu nhân thường đem Hạ hậu Kiệt và Thương Trụ Vương, Chu Lệ Vương và Chu U Vương gọi chung là các bạo quân họa quốc ương dân, nhưng trong các văn hiến khá sớm thì Kiệt được ghi chép rất giản lược. "Thượng Thư — Thang thệ" có ghi rằng khi Thang phạt Kiệt có nêu ra tội trạng của Kiệt chỉ là "suất át chúng lực, suất cát Hạ ấp".[tham 70] Trong trận Minh Điều, Hạ thất bị lật đổ, Thang nhận được sự ủng hộ của phương quốc bộ lạc mà xưng vương tại Bạc,[note 102] kiến lập Thương vương triều, trở thành lần thay đổi triều đại đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Chính quyền thế tập đầu tiên tại Trung Quốc là Hạ triều truyền được 14 đời, 17 vua,[note 1] trải qua 471 năm.[note 3]

Hậu duệ[sửa]

Sau khi Hạ diệt vong, thế lực còn lại chủ yếu lưu cư Trung Nguyên[note 103] song cũng có hai chi phân biệt thiên di hướng bắc và hướng nam. Kiệt đem theo không ít dân chúng Hạ tộc từ Lịch Sơn nam thiên đến Nam Sào, chính là chi phía nam. Chi phía bắc tiến vào cao nguyên Mông Cổ, cùng các tộc bản địa dung hợp, có người nhận định đấy chính là dân tộc được hậu nhân gọi là Hung Nô. "Sử ký — Hung Nô liệt truyện" có chép rằng "tiên tổ của Hung Nô cũng là hậu duệ của Hạ hậu thị, gọi là Thuần Duy[note 104][tham 76]". "Quát địa phả" cho biết chi tiết hơn "con (Hạ Kiệt) là Huân Dục[note 105][note 106] có thê là thê thiếp của Kiệt, tị cư ở Bắc Dã, di dời theo thú nuôi, Trung Quốc gọi là Hung Nô".[tham 77] Thương Thang phong một chi của Hạ thất mang họ Tự tại Kỷ quốc để phụng tự tông miếu tổ tiên[tham 78][tham 79]. "Sử ký-Trần Kỉ thế gia" ghi rằng hậu duệ Hạ tộc tại "Ân thời hoặc phong hoặc tuyệt"[tham 80] Sau khi Chu Vũ Vương diệt Thương và trở thành vương, ông phong hậu duệ của Đại Vũ là Đông Lâu công tại đất Kỷ, tiếp tục quốc tộ Kỉ quốc, chủ quản việc tế tự đối với Vũ. Mạt kỳ Xuân Thu, Khổng Tử do sùng thượng Hạ lễ nên còn đặc biệt đến Kỷ quốc phỏng vấn khảo sát[tham 81] Tại thôn Vũ Lăng ở Cối Kê Sơn thuộc Thiệu Hưng của Chiết Giang, đời sau họ Tự của Hạ Vũ đến nay vẫn giữ lăng của Vũ[note 107][tham 83] Quách Mạt Nhược, Hồ Hậu Tuyên, Trình Cảnh nhận định Thổ phương trong Giáp cốt văn chính là Hạ sau khi chiến bại.[tham 84][tham 85][tham 86] Căn cứ ghi chép trên Bốc từ, Thổ phương là một phương quốc lớn mạnh ở tây bắc của Ân[note 108], là đối tượng mà Vũ Đinh và các vua Thương trước đó trường kỳ chinh thảo. Sau khi Vũ Đinh chinh phục Thổ phương, tại "Đường thổ" trong nội địa của Thổ phương cho kiến thiết nên thành ấp lớn là "Đường", khống chế nhân dân Thổ phương, về sau không lại thấy có ghi chép Thổ phương bạn biến.[tham 85] Thời Chu sơ, Thành Vương phong quân chủ đầu tiên của Tấn quốc là Đường Thúc Ngu ở nơi đó.[tham 87]

Sau khi vua Thiếu Khang trung hưng vương thất, phong cho con thứ là Vô Dư làm vua nước Việt ở đất Cối Kê (nay thuộc huyện Thiệu Hưng tỉnh Chiết Giang) để lo việc phụng thờ. Do ở nơi man hoang nên giai đoạn sau nhà Hạ và nhà Thương cho đến Tây Chu nước này không có ảnh hưởng gì lớn để sử sách ghi chép, đến cuối thời Xuân Thu, Việt vương Câu Tiễn giành ngôi bá chủ Trung Nguyên nước Việt mới được chú ý đến. Đến giữa thời Chiến Quốc, nước Việt suy yếu bị nước Sở đánh bại. Con thứ hai của Việt vương Vô Cương là Minh Di được vua Sở cho cai quản vùng đất Ngô Thành (nay ở huyện Ngô Hưng tỉnh Chiết Giang), nằm ở phía nam Âu Dương Đình, được đặt tên như vậy bởi vì nó được xây dựng ở phía nam và là phía dương (mặt trời) của núi Âu Dương, vì thế ông được đặt danh hiệu là Âu Dương Đình Hầu. Năm 223 TCN, tướng nước Tần là Vương Tiễn tiến vào vùng đất Việt. Các thủ lĩnh người Việt ở đây (là hậu duệ của Câu Tiễn) đều quy phục. Vương Tiễn bèn lấy đất Việt lập quận Cối Kê. Con cháu họ tiếp tục giữ họ Âu, Âu Dương hay Âu Hầu để tưởng nhớ chức tước ngày xưa của tổ tiên.

Năm 334 TCN, một nhánh khác của nước Việt bị nước Sở đánh bại đã chạy đến vùng Phúc Kiến xây dựng nước Mân Việt. Quốc gia này bị nhà Tần khuất phục, tuy nhiên chẳng bao lâu "nhà Tần mất hươu khiến thiên hạ cùng đuổi", cháu 7 đời của Vô Cương là Vô Chư vì có công chống Tần nên được Hán Cao Tổ cho phép phục quốc và phong làm Mân Việt Vương. Mân Việt bị chiếm đóng một phần bởi nhà Hán vào cuối thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên. Tuy nhiên, do địa hình được bao bọc bởi núi non, nhà Hán lúc đó không thể hoàn toàn kiểm soát được vùng này. Mân Việt bị thôn tính bởi Nam Việt từ năm 183 TCN đến 135 TCN, nhưng họ phục quốc chưa bao lâu thì bị xâm chiếm bởi nhà Hán năm 110 trước Công Nguyên. Một phân nhóm dân tộc tên là Huệ An Nữ tự nhận họ là con cháu của những người Mân Việt xưa. Ngày nay, theo phân loại dân tộc của Trung Quốc, nhóm Huệ An Nữ được xếp làm một nhánh của dân tộc Hán.

Năm 472 TCN, sau khi tiêu diệt nước Ngô, Việt vương Câu Tiễn phong cho con trai thứ (chưa rõ tên) ở Đông Âu tộc (nay thuộc Ôn Châu và Thai Châu tỉnh Chiết Giang. Tuy nước Việt bị Sở sáp nhập nhưng bộ phận Đông Âu tộc vẫn được quyền tự trị, thủ lĩnh bộ tộc tự xưng là Đông Âu vương. Năm 220 TCN, Tần Thủy Hoàng hạ lệnh phế truất thủ lĩnh đời thứ sáu Đông Âu tộc là An Chu, Đông Âu tộc bị sáp nhập với Mân Việt thành quận Mân Trung, chấm dứt sau 252 năm tồn tại. Năm 209 TCN, con trai An Chu là Sô Giao nhân nhà Tần đại loạn cũng vùng lên phục quốc, năm 200 TCN được Hán Cao Tổ phong làm Hải Dương Tề Tín Hầu. Năm 191 TCN, Hán Huệ Đế cải phong Giao làm Đông Hải vương, tuy nhiên thế tục vẫn gọi ông này là Đông Âu vương. Năm 138 TCN, Đông Âu quốc chính thức bị nhà Hán sáp nhập, quân chủ cuối cùng là Sô Vọng bị Hán Vũ Đế giáng phong làm Quảng Vũ hầu.

Các vua Nhà Thương[sửa]

triều Hạ (khoảng thế kỷ 21 TCN ─ khoảng thế kỷ 16 TCN)
Thời kỳ Tiên Hạ (khoảng thế kỷ 21 TCN1990 TCN)
Danh Biệt danh Thời gian tại vị Số năm tại vị Đô thành
Cổn
Bản mẫu:NoteTag
Cổn 鮌, Bạch Mã 白馬Bản mẫu:RefTag
(Tung bá Cổn)
Không rõBản mẫu:NoteTag 9 năm
Bản mẫu:NoteTag
Đại Hạ 大夏
Tung 崇
Đại Vũ 大禹, Nhung Vũ 戎禹Bản mẫu:RefTag, Cao Mật 高密, Văn Mệnh 文命
(Hạ Vũ 夏禹Bản mẫu:RefTag, Đế Vũ 帝禹, Tung bá Vũ 崇伯禹, Hạ bá Vũ 夏伯禹)
Bản mẫu:NoteTag2029 TCNNhâm Thân1993 TCN 37 năm
Bản mẫu:NoteTag
Bản mẫu:NoteTag
Cao Mật 高密
Hạ hậu thị (1989 TCN1916 TCN)
Đại Vũ 大禹, Nhung Vũ 戎禹Bản mẫu:RefTag, Cao Mật 高密, Văn Mệnh 文命
(Hạ Vũ 夏禹Bản mẫu:RefTag, Đế Vũ 帝禹, Hạ hậu Vũ 夏后禹)
Bản mẫu:NoteTag1989 TCNNhâm Tý1982 TCN 8 năm
Bản mẫu:NoteTag
Bản mẫu:NoteTag
Dương Thành 阳城
Dương Trạch 阳翟
Khải Khai 開Bản mẫu:NoteTag
(Hạ Khải 夏启, Hạ hậu Khải 夏后启, Hạ hậu Khai 夏后开)
Bản mẫu:NoteTag1978 TCNQuý Hợi1963 TCN 16 năm
Bản mẫu:NoteTag
Khang
Bản mẫu:NoteTag
Thái Khang 太康Bản mẫu:NoteTag Bản mẫu:NoteTag1958 TCNQuý Mùi1955 TCN 4 năm
Bản mẫu:NoteTag
Châm Tầm 斟鄩
Khang
Bản mẫu:NoteTag
Bản mẫu:NoteTag
Trung Khang 中康, Trọng Khang 仲康, Trọng Lô 仲盧Bản mẫu:RefTagBản mẫu:NoteTag Bản mẫu:NoteTag1952 TCNKỉ Sửu1946 TCN 7 năm
Bản mẫu:NoteTag
Tướng
Bản mẫu:NoteTag
Tương An 相安Bản mẫu:RefTag Bản mẫu:NoteTag1943 TCNMậu Tuất1916 TCN 28 năm
Bản mẫu:NoteTag
Đế Khâu 帝丘
Thời kỳ "vô vương" (1915 TCN1876 TCN)
Nghệ 羿
Bản mẫu:NoteTag
Hậu Nghệ 后羿 không xưng hậuBản mẫu:NoteTag 8 năm
Bản mẫu:NoteTag
Bản mẫu:NoteTag
Tư 鉏
Cùng Thạch 穷石
Hàn Trác 寒浞
Bản mẫu:NoteTag
Trác 浞, Hàn Trác 韩浞Bản mẫu:RefTag 1915 TCNBính Dần1876 TCN 40 năm
Bản mẫu:NoteTag
Hạ hậu thị (1875 TCN1559 TCN)
Khang
Bản mẫu:NoteTag
Bản mẫu:NoteTag
Thiếu Khang 少康Bản mẫu:NoteTagBản mẫu:NoteTag 1875 TCNBính Ngọ1855 TCN 21 năm
Bản mẫu:NoteTag
Luân 綸
Đế Khâu 帝丘
Trữ
Bản mẫu:NoteTag
Dữ 予, Trữ 宁, Trữ 佇, Vũ 宇, Tướng Mạn 相曼, Dư 輿, Quý Trữ 季杼Bản mẫu:RefTag Bản mẫu:NoteTag1852 TCNKỉ Tị1836 TCN 17 năm
Bản mẫu:NoteTag
Nguyên 原
Lão Khâu 老丘
Hòe Phân 芬, Phương 方, Tổ Vũ 祖武, Phân Phát 芬發Bản mẫu:RefTag Bản mẫu:NoteTag1833 TCNMậu Tý1790 44 năm
Bản mẫu:NoteTag
Mang Hoang 荒, Hòa 和Bản mẫu:RefTag 1789 TCNNhâm Thân1732 TCN 58 năm
Bản mẫu:NoteTag
Tiết Tiết 洩Bản mẫu:RefTag Bản mẫu:NoteTag1730Tân Mùi1706 TCN 25 năm
Bản mẫu:NoteTag
Bất Giáng 不降
Bản mẫu:NoteTag
Giáng 降Bản mẫu:NoteTagBản mẫu:RefTag, Giang Thành 江成Bản mẫu:RefTag Bản mẫu:NoteTag1702 TCNKỉ Hợi1644 TCN 59 năm
Bản mẫu:NoteTag
Quýnh
Bản mẫu:NoteTag
Kiều 喬, Biển 扁, Cao Dương 高陽Bản mẫu:RefTag 1643 TCNMậu Tuất1626 TCN 18 năm
Bản mẫu:NoteTag
Cần
Bản mẫu:NoteTag
Dận Giáp 胤甲, Quảng 廣, Húc 頊, Đổng Giang 董江, Triền 廛, Dận Giáp 𦙍甲Bản mẫu:RefTag Bản mẫu:NoteTag1622 TCNKỉ Mùi1615 TCN 8 năm
Bản mẫu:NoteTag
Tây Hà 西河
Khổng Giáp 孔甲
Bản mẫu:NoteTag
Bản mẫu:NoteTag
Khổng Giáp 孔甲Bản mẫu:NoteTag Bản mẫu:NoteTag1612 TCNẤt Tị1604 TCN 9 năm
Bản mẫu:NoteTag
Cao Hạo 昊, Khổng Cao 孔皋, Giản Hạo 簡昊Bản mẫu:RefTag Bản mẫu:NoteTag1601 TCNCanh Thìn1599 TCN 3 năm
Bản mẫu:NoteTag
Phát Kính 敬, Kính Phát 敬發, Phát Huệ 發惠Bản mẫu:RefTag Bản mẫu:NoteTag1596 TCNẤt Dậu1590 7 năm
Bản mẫu:NoteTag
Lý Quý 履癸 Kiệt 桀, Quý 癸
(Hạ Kiệt 夏桀)
1589 TCNNhâm Thìn1559 TCN 31 năm
Bản mẫu:NoteTag
Châm Tầm 斟鄩
Hà Nam 河南
"Chú": Kết hợp cổ kim bản "Trúc thư kỉ niên" thể hệ suy toán, do niên đại quá xa, ghi chép thiếu thốn, các nhà chuyên môn suy toán khác nhau, niên đại trong biểu trên chỉ để tham khảo.Bản mẫu:RefTagBản mẫu:RefTag