Bước tới nội dung

Sách Tam đại/Nhà Hạ

Tủ sách mở Wikibooks

Nhà Hạ (tiếng Trung: 夏朝; Hán-Việt: Hạ triều; bính âm: Xià Cháo, khoảng thế kỷ 21 TCN - khoảng thế kỷ 16 TCN[note 4]) đây là giai đoạn huyền thoại được nhiều nhà nghiên cứu coi là tương đương với giai đoạn văn hoá Nhị Lý Đầu . Văn hóa Nhị Lý Đầu phát hiện được ở tây bộ Hà Nam và nam bộ Sơn Tây có các điều kiện cơ bản về niên đại và vị trí địa lý của nhà Hạ .

Căn cứ theo ghi chép trong sử sách, Vũ truyền vị cho con là Khải, cải biến thiện nhượng chế bộ lạc nguyên thủy, khởi đầu tiền lệ thế tập vương vị kéo dài 4000 năm trong lịch sử Trung Quốc.[9] Triều Hạ tổng cộng truyền được 14 đời với 17 vua,[note 1] kế tục trong khoảng 471 năm,[note 2] bị triều Thương tiêu diệt. Triều Hạ được xem là vương triều đầu tiên theo lịch sử truyền thống Trung Quốc, có địa vị lịch sử khá cao, người Hán đời sau thường tự xưng là "Hoa Hạ", trở thành danh từ đại diện cho Trung Quốc.[note 6]

Trong lịch sử, triều Hạ được gọi quen là "Hạ" (夏).[tham 10] Liên quan đến nguồn gốc tên gọi "Hạ", trong giới học giả chủ yếu có 10 loại thuyết,[note 7] trong đó quan điểm có độ khả tín cao nhất nhận định rằng "Hạ" là chữ tượng hình tượng trưng cho vật tổ của tộc Hạ.[note 8][tham 25] Tư Mã Thiên chép chữ "Hạ" (夏) là danh hiệu bộ lạc do 12 thị tộc tổ thành: Tự tính Hạ hậu thị, Hữu Hỗ thị, Hữu Nam thị,[note 9] Châm Tầm thị, Đồng Thành thị, Bao thị, Phí thị,[note 10] Kỉ thị, Tăng thị, Tân thị, Minh thị, Châm Quán thị.[note 11] Vua Hạ là thủ lĩnh của bộ lạc, do vậy sau khi kiến lập triều Hạ, lấy tên bộ lạc làm quốc hiệu.[tham 26]