Sách Tam đại/Nhà Chu/Chính quyền Nhà Chu

Tủ sách mở Wikibooks

Mệnh Trời (Thiên Mệnh)[sửa]

Nhà Chu cũng phải tranh đấu với tính hợp thức về sự cai trị của họ. Để thuyết phục thần dân, đặc biệt là các quý tộc, về tính chính đáng của quyền lực của mình, nhà Chu lập ra một hệ thống quyền lực mới mà họ gọi là "Thiên mệnh" (t’ien ming), hay "Sự uỷ nhiệm của Trời". Khái niệm này vẫn là một phần trong bề ngoài của những lý thuyết về quyền lực ở Trung Quốc. Nhà Chu định nghĩa quyền làm vua như một vị trí trung gian giữa trời và đất; đặc tính của vua hay chúa tể, "vương" thể hiện hùng hồn điều này. Chữ biểu ý của nghĩa này gồm ba đường ngang và một nét sổ dọc. Điều này thể hiện sự kết nỗi giữa trời (ở trên) và đất (ở dưới).

Mối quan hệ này được thể hiện gián tiếp bởi chúa tể hay nhà vua (đường ngang ở giữa). Trời ("thiên") muốn rằng con người sẽ có được mọi thứ nhu cầu của mình, và vị vua, theo ý của "thiên mệnh" được chỉ định bởi trời để coi sóc sự thịnh vượng của mọi người dân. Đây là một "Chiếu chỉ" hay "Sự uỷ nhiệm" của trời. Nếu vị vua chúa trở nên ích kỷ hay không thể chấp nhận được, không thể chăm sóc người dân, trời bãi bỏ sự uỷ nhiệm của mình và trao cho người khác.

Cách duy nhất để biết được sự uỷ nhiệm đã được thông qua là lật đổ vị vua chúa đó; nếu việc lật đổ thành công, thì sự uỷ nhiệm đã được trao cho người kia, nhưng nếu thất bại, thì sự uỷ nhiệm vẫn thuộc về nhà vua. Mệnh Trời có thể là khái niệm về mặt chính trị và xã hội bị chỉ trích nhiều nhất trong văn hoá Trung Quốc. Nó giải thích những thay đổi trong lịch sử, nhưng cũng cung cấp một lý thuyết đạo đức sâu sắc về triều đình dựa trên sự vị tha cống hiến của người cai trị đối với lợi ích đại chúng. Quan niệm này cũng tái tạo lại quan niệm Trung Quốc về Trời, vốn bắt nguồn từ khái niệm trước đó về một "Thượng đế", ("Shang-Ti") thành một lực lượng cai trị vũ trụ đạo đức. Chính khía cạnh đạo đức này của Trời và "Mệnh Trời", đã ảnh hưởng đến khuynh hướng chung của văn hoá và triết học Trung Quốc, có lẽ chú trọng tới đạo đức và các vấn đề xã hội – hơn là những nền văn hoá cổ khác.

Truyền ngôi[sửa]

Chế độ lập đích tử từ đó được Chu Công, em của Vũ Vương, quy định, rồi dần dần ngày càng được hoàn thiện, bổ sung; trong sử gọi là tôn (cũng đọc là tông) pháp: (宗法).

Vua (thiên tử hay chư hầu) lựa một người con mà truyền ngôi cho - theo nguyên tắc đích tử là con trưởng của hoàng hậu - chỉ người đó được làm thiên tử hay vương còn những người khác thì lãnh những tước nhỏ hơn, lãnh địa cũng nhỏ hơn, hoặc làm chư hầu, hoặc làm khanh, đại phu. Người con kế vị đó được gọi là tự vương hay tự quân, làm chủ tế trong tôn miếu; những người con khác chỉ làm bồi tế. Sự tiếm vị bị coi là một tội nặng.

Các gia đình đại phu cũng vậy: người con kế nghiệp làm chủ tế, gọi là "đại tôn", những người khác làm tiểu tế, gọi là "tiểu tôn". Có những thể chế quy định từng chi tiết trong các cuộc tế đó. Trong gia đình thường dân, người con trưởng luôn luôn được hưởng gia tài, giữ việc hương khói. Địa vị người đó quan trọng nhất trong nhà nhưng trách nhiệm cũng lớn nhất: lo cho mọi người trong nhà đủ ăn đủ mặc, dạy bảo người dưới, chịu sự chê trách của dòng họ, xã hội nếu trong gia đình có kẻ nghèo đói hoặc hư hỏng, làm nhục tổ tiên.

Ngược lại, người đó và cả vợ nữa, được người trên nể, người dưới tuân lời. Khi em còn nhỏ, ở chung nhà thì anh có quyền thay cha (đã mất); em lớn rồi, ra ở riêng, may mà giàu có, sang trọng hơn anh thì về nhà vẫn phải lễ phép với anh, có bổn phận giúp đỡ anh, mà không được khoe giàu sang trước mặt anh.

Con gái không được quyền thừa kế, ra ở riêng rồi thì không còn địa vị gì trong nhà nữa, thành người của gia đình bên chồng (nữ nhân ngoại tộc), do vậy có câu "nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô".

Tổ chức đại gia đình đó rất thích hợp với chế độ nông nghiệp để đất đai của gia đình không bị phân tán vào tay người ngoài, mà sự khai thác chung được dễ dàng, sự tiêu pha đỡ tốn kém. Nó tạo nên tinh thần gia tộc: giúp đỡ lẫn nhau, giữ danh dự chung cho nhau. Nhưng nó cũng gây nhiều sự bất công, bất bình nếu người gia trưởng tư cách không đàng hoàng, ăn bám.

Muốn cho chế độ tôn pháp được vững, nhà Chu rất đề cao hiếu đễ: con phải hiếu với cha mẹ, kẻ dưới phải tôn kính người trên. Nhờ vậy ai cũng nhận rằng dân tộc Trung Hoa là dân tộc coi trọng chữ hiếu nhất. Vì trọng chữ hiếu, nên họ chú trọng đến tang lễ, tế tự. Sự thờ cúng tổ tiên gần thành một tôn giáo.

Phong kiến phân quyền[sửa]

Vua Chu chỉ nắm quyền trung ương ở Cảo Kinh (gần Tây An ngày nay), còn thì chia đất cho các chư hầu. Phong kiến có nghĩa là vua phong tước cho một bầy tôi (hoặc là một người trong họ nhà vua, hoặc là một công thần...) và cho người đó một khu đất để người đó kiến quốc (lập nước). Người đó thành một chư hầu của vua.

Theo nguyên tắc thì đất của vua (vương) tức thiên tử được vạn dặm vuông và có vạn cỗ chiến xa (vạn thặng); dưới vương có năm tước: công, hầu, bá, tử, nam. Đất phong của hai bậc công và hầu được ngàn dặm vuông, có ngàn cỗ chiến xa (thiên thặng); bậc bá được bảy chục dặm vuông, có trăm cỗ chiến xa; hai bậc tử, nam được năm chục dặm vuông, năm chục cỗ chiến xa. Tất cả những nước nhỏ đó gọi chung là chư hầu; mỗi chư hầu sau lại sáp nhập thêm một hay nhiều nước nhỏ, gọi là phụ dung, tức là chư hầu của chư hầu.

Tất cả các nước đó đều làm phiên dậu cho nhà Chu, và dựng một hay nhiều đồn trên đất của mình. Mỗi đồn lớn hay nhỏ là một thị trấn có luỹ bằng đất bao quanh, và hai đường chữ thập cắt ngang từ đông sang tây và từ bắc xuống nam. Chung quanh đồn là nhà của dân chúng mà người ta gọi là "lê dân" (dân tóc đen); còn giới quý tộc sống trong đồn thì gọi là "bách tính" (trăm họ); danh từ bách tính thời sau mới có nghĩa là dân thường. Thời Chu, chỉ giới quý tộc mới có tên họ vì tổ tiên thuộc một thị tộc nào đó; thường dân thường không có tên họ, lấy tên nghề làm tên họ, như tổ tiên làm đồ gốm thì lấy họ là Đào, tổ tiên đánh giặc, thì lấy họ là Tư Mã.

Nguyên tắc là vậy, nhưng thời đó đo đạc chưa thống nhất, những số trăm dặm, bảy chục dặm chỉ là phỏng chừng, thiên tử muốn giữ bao nhiêu đất cũng được, và những công, hầu mạnh lên muốn mở mang bờ cõi cũng được. Vả lại, trừ những biên giới thiên nhiên như sông, núi, còn trong rừng và cánh đồng thì làm sao vạch được biên giới, chỉ đắp một mô đất (gọi là phong 封) để đánh dấu mà thôi. Cho nên uy quyền của một chư hầu lan tới đâu thì đó là biên giới.

Bổn phận của chư hầu là 1-2 năm một lần phải lại triều cống thiên tử - cống phẩm là sản vật trong nước - trình bày về tình hình cai trị trong nước; có sự xích mích gì với lân bang thì không được tự giải quyết lấy bằng vũ lực mà phải để thiên tử xử; khi chư hầu chết, truyền ngôi lại cho con thì phải được thiên tử chấp nhận. Ngược lại, bổn phận của thiên tử là phải che chở, giúp đỡ các chư hầu: nước nào bị ngoại tộc xâm lăng thì đem quân lại cứu; nước nào mất mùa thiên tử cũng phải cứu trợ. Và 5 năm một lần, thiên tử đi thăm hết các chư hầu một lượt, dĩ nhiên là chỉ tới những nước lớn rồi bảo các nước nhỏ tới họp để cùng tế lễ thần núi (ngũ nhạc) và nghe các nguyện vọng của họ.

Tới đâu thiên tử cũng cho mời các bô lão cao tuổi nhất lại chúc mừng và thăm hỏi về dân tình. Dân tộc Trung Hoa đã có tục trọng người già vào thời đó. Thiên tử lại quan sát các sản phẩm trong nước, nghe các bản nhạc, các bài hát trong các cuộc tế, lễ ở mỗi triều đình, các bài ca dao trong dân gian và sai người chép lại, để biết phong tục mỗi nơi, đời sống, nguyện vọng của dân. Những bài hát trong dân gian đó được Khổng Tử sau này sưu tập thành bộ Kinh Thi, nhờ vậy đời sau biết được khá đúng những tục lệ, nỗi vui buồn, lo lắng, oán thán và tình yêu giữa nam nữ Trung Hoa của 3.000 năm trước.

Thời kỳ Tây Chu, chế độ phong kiến đó có nhiều điểm tốt:

  • Nó giúp nhà Chu cai trị được một lãnh thổ rộng gấp mười đất của tộc Chu mà không phải dùng nhiều quân đội, không tốn sức;
  • Nó lập được một tổ chức có trật tự, trên dưới đều có quyền lợi và bổn phận, mà bổn phận của trên (thiên tử) nặng hơn của dưới,
  • Nó cho mỗi nước độc lập trong một liên hiệp, do đó vừa tạo được tinh thần quốc gia, vừa tạo được tinh thần tứ hải giai huynh đệ. Tinh thần quốc gia nhờ nó mà không hẹp hòi vì "đất nào cũng là đất của Thiên tử, người nào cũng là dân của Thiên tử"
  • Nó giúp nhà Chu đem văn minh truyền bá khắp các chư hầu; danh từ Trung Hoa (xứ văn minh ở trung tâm) có thể xuất hiện từ hồi đó;
  • Nó trọng ý dân và hoà bình, giải quyết được những mâu thuãn giữa các nước nhỏ mà không phải dùng đến vũ lực. Nó tạo ra một hình thức chiến tranh "lễ độ", "quân tử" rất đặc biệt, khắp thế giới không thấy ở đâu cả.

Lý thuyết thì như vậy, nhưng trên thực tế sự tốt đẹp kéo dài được gần 300 năm rồi sau đó suy tàn dần, hoá ra vô hiệu khi quyền lực Thiên tử suy yếu vào thời Đông Chu.


Bộ máy quan lại[sửa]

Đời Chu, triều đình đã có bốn chức như chức thượng thư đời sau: tư mã coi việc binh, tư khấu coi việc hình, tư đồ coi về canh nông, tư không coi về dân sự, ruộng đất, đê điều, đường sá... (tức như bộ công thời sau). Chưa có hai bộ: bộ lạibộ hộ, vì chưa cần thiết, có thể giao cho những quan nhỏ.

Ngoài ra có một chức coi về việc riêng của vua (trủng tế); một chức coi về việc ăn uống của vua (thiện phu); một chức coi về kho lẫm (trauyền phủ); một chức dạy thái tử (sư phó); có một quan coi các hoạn quan nữa.

Ở triều đình có ba chức quan nhỏ: Chức coi về thiên sự, tế lễ, lịch; Thái bốc coi về bói...; và Sử coi về nhân sự, chép lại việc các đế vương đời trước, để lưu truyền những điều các tiên vương đã đặt ra. Những Kinh, Thi, Thư, Lễ, Nhạc đều do sử quan làm ra. Thời đó, không dân tộc nào chép sử kỹ như Trung Hoa.

Ngoài kinh đô, nước chia ra làm châu, rồi tới quận, lý (làng), giao cho đại phu hoặc kẻ sĩ cai trị.

Lãnh thổ[sửa]

Bình gốm Tây Chu với các mảnh khảm thủy tinh, thế kỷ thứ IV-III TCN, Bảo tàng Anh.

Nhà Chu coi tất cả đất đai trong thiên hạ đều thuộc về Trời, và vua nhà Chu chính là Thiên tử, tức là "con của Trời", vì vậy tất cả đất đai và dân cư đều thuộc về vua nhà Chu. Đây cũng là nguồn gốc của khái niệm "Thiên mệnh", tức là nhà vua cai trị thiên hạ chính là ý muốn của Trời, chống lại nhà vua cũng chính là chống lại ý Trời, là tội đáng trừng trị nặng nhất. Đây là những quan niệm mà mọi triều đại phong kiến ở Trung Quốc sau này đều kế thừa.

Thấy rằng đất đai mình chinh phục được quá rộng lớn để một người có thể cai trị, các vua nhà Chu đã chia đất đai thành những vùng và chỉ định một người nào đó để cai trị vùng đó dưới danh nghĩa của mình (chư hầu), lựa chọn một người thân trong họ, một người có thể tin tưởng trong bè cánh, hay vị thủ lĩnh một bộ lạc đã cùng họ chống lại nhà Thương.

Chu Vũ vương nhớ công lao các vua đời trước, ông phong cho con cháu họ làm chư hầu:

Để thưởng công cho các tướng sĩ có công phò trợ diệt Thương, ngoài ba người em trai đã phong làm Tam giám, ông phong chư hầu cho các công thần, trong đó các nước lớn là:

Chính sách của nhà Chu khá tương đồng với mô hình chính trị Châu Âu thời Trung cổ, trong đó có rất nhiều tiểu quốc chư hầu được thành lập, vua của nước chư hầu phần lớn đều do con cháu của thiên tử nắm quyền, nước chư hầu có quyền tự trị và có trách nhiệm trung thành với vua nhà Chu. Các lãnh đạo, hay vua của các tiểu quốc đó đều nhận tước hiệu của vua nhà Chu.

Hầu hết các nước chư hầu đều được thành lập và thụ phong tước Hầu hay tước Tử trong thời Tây Chu, xem như họ đều là cánh tay nối dài của gia đình Chu Vũ Vương. Chỉ trừ một số ít chư hầu khác là được thành lập dưới tiền triều Thương, như nước Trần, nước Kỉnước Tống.

Mỗi vị vua chư hầu có quyền sắp đặt mọi vùng đất quanh mình và có lực lượng quân đội riêng. Và nhà Chu ban cho họ những quà tặng như xe ngựa, vũ khí bằng đồng, người hầu và súc vật. Các vị tù trưởng này được phong các tước vị và cai quản vùng lãnh địa của mình như một tiểu quốc thần phục nhà Chu. Những vị vua địa phương này truyền ngôi cho con trai mình và tước vị của họ là cha truyền con nối. Và để cai trị vùng đất của mình tốt hơn, vị chư hầu đó lại phong những tước nhỏ hơn cho những người đã từng cầm đầu các nhóm dân ở nơi đó trước khi họ đến. Một hệ thống thứ bậc địa vị và trách nhiệm xuất hiện giữa và bên trong các gia đình, với việc anh lớn thì có quyền cao hơn em, với quy tắc kế tục theo đó những người đàn ông sẽ làm chủ gia đình. Nếu một người quý tộc đã có gia đình mà lại thích một người đàn bà khác, thay vì đuổi vợ khỏi nhà, ông ta có thể đưa người đàn bà kia vào trong gia đình với tư cách vợ lẽ, với cấp bậc thấp hơn vợ mình.

Các vị vua sáng lập nhà Chu đã tuyên truyền với những người bị mình chinh phục rằng nhà Chu đã đuổi tiền nhân các vua nhà Thương khỏi thiên đường và thiên đường đã bị vị thần tối cao của họ chiếm, vị thần mà họ gọi là "Thượng đế", người, theo họ nói, đã ra lệnh cho sự sụp đổ của nhà Thương. Giống như ở vùng Tây Á, các vua Chu tuyên bố rằng họ cai trị bằng quyền lực thần thánh. Họ tuyên bố mình là Thiên Tử, hiện thân trên mặt đất của "Thượng đế" và nhiệm vụ của họ là làm trung gian với Thượng đế, để thực hiện các cuộc hiến tế thích đáng và giữ gìn quan hệ tốt giữa thiên đường và thần dân của họ. Họ tuyên bố rằng bất kỳ một sự chống đối nào với sự cai trị của họ là chống đối lại ý muốn của trời.

Chư hầu[sửa]

Tập tin:Phiên bang Nhà Chu.png

Danh sách nước chư hầu thời Chu bao gồm các nước chư hầu của nhà Chu tồn tại từ thời Tây Chu đến thời Xuân Thu và Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Các nước chư hầu thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc bằng với họ của các nước chư hầu, vị trí, tước vị, và niên biểu từ lúc bắt đầu cho tới diệt vong, đồng thời là bản tóm tắt dữ liệu biên soạn từ nguồn tài liệu và nước tiêu diệt.

Các nước chư hầu thời Tây Chu, Xuân Thu[sửa]

Nhà Chu[sửa]

Tên nước Hán tự Họ Khu vực hiện tại Tước vị Năm bắt đầu và kết thúc Nước tiêu diệt
Tây Chu 西周 Thủ đô hoàng tộc nhà Chu nay thuộc Tây An Tỉnh Thiểm TâyLạc Ấp nay là Lạc Dương tỉnh Hà Nam Vương 1046 TCN771 TCN Khuyển Nhung
Đông Chu 東周 Lạc Ấp (nay là thành phố Lạc Dương tỉnh Hà Nam) Vương 770 TCN256 TCN Nước Tần

Các nước chư hầu quan trọng[sửa]

Tên nước Hán tự Họ Khu vực hiện tại Tước vị Năm bắt đầu và kết thúc Nước tiêu diệt
Tần 秦国 Doanh Miền trung tỉnh Thiểm Tây, vùng phía đông tỉnh Cam Túc Khoảng 900 TCN206 TCN Tây Sở, Nhà Hán
Tề 齊国 Khương Miền đông tỉnh Sơn Đông, vùng phía đông tỉnh Hà Bắc Hầu TK 11 TCN379 TCN Điền Tề
Lỗ 魯国 Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông Hầu TK 11 TCN256 TCN Sở
Trịnh 鄭国 Huyện Hoa tỉnh Thiểm Tây
Sau dời qua Tân Trịnh tỉnh Hà Nam
806 TCN375 TCN Hàn
Tống 宋国 Tử Thương Khâu Tỉnh Hà Nam, khu vực thuộc huyện Thông Hứa Công TK 11 TCN286 TCN Điền Tề
Vệ 衞国 Huyện Kỳ tỉnh Hà Nam, khu vực thành phố Bộc Dương Hầu TK 11 TCN209 TCN Tần
Trần 陳国 Quy Huyện Hoài Dương tỉnh Hà Nam Hầu TK 11 TCN478 TCN Sở
Sái 蔡国 Huyện Tân Sái tỉnh Hà Nam Hầu TK 11 TCN447 TCN Sở
Ngô 吳国 Tỉnh Giang Tô vùng phía đông tỉnh An Huy Tử, Vương TK 11 TCN473 TCN Việt
Việt 越国 Tự Khu vực tỉnh Chiết Giang Tử, Vương TK 20 TCN306 TCN222 TCN110 TCN Sở[1]
Đường 唐国 Khu vực tỉnh Sơn Tây miền bắc tỉnh Hà Nam miền đồng tỉnh Thiểm Tây miền tây tỉnh Hà Bắc Hầu TK 11 TCN349 TCN Tấn
Sở 楚国 Mị Tỉnh Hồ Bắc, miền nam tỉnh Hà Nam sau mở rộng tới An Huy, Giang Tây, Hồ Nam, Giang Tô Tử (sau tự xưng là Vương) Dựng nước từ thời Thương, được phong vào TK 11 TCN - 223 TCN Tần
Tào 曹国 Tây nam huyện Định Đào tỉnh Sơn Đông TK 11 TCN478 TCN Tống
Hứa 許国 Khương Hứa Xương tỉnh Hà Nam, sau dời qua huyện Diệp Nam TK 11 TCN375 TCN Sở


Các nước chư hầu thời Chiến Quốc[sửa]

Nhà Chu[sửa]

Tên nước Hán tự Họ Khu vực hiện tại Tước vị Năm bắt đầu và kết thúc Nước tiêu diệt
Đông Chu 東周 Mang danh nghĩa trị vì toàn quốc nhưng chỉ kiểm soát thủ đô tông tộc nhà Chu [2] và Đông Đô Lạc Ấp[3] và các khu vực lớn xung quanh Vua (Thiên Tử) 770 TCN - 256 TCN Tần

Các nước chư hầu chủ yếu[sửa]

Tên nước Hán tự Họ Khu vực hiện tại Tước vị Năm bắt đầu và kết thúc Nước tiêu diệt
Điền Tề 齊国 Điền Nay thuộc miền nam tỉnh Hà Bắc, miền đông tỉnh Sơn Đông Hầu, Vương 386 TCN - 221 TCN Tần
Sở 楚国 Mị Nay thuộc miền nam tỉnh Hà Nam, miền tây tỉnh Giang Tây, miền tây tỉnh An Huy, miền bắc tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc Vương TK 11 TCN - 223 TCN Tần
Tần 秦国 Doanh Nay thuộc miền đông tỉnh Cam Túc, miền trung tỉnh Thiểm Tây Bá, Vương, Hoàng Đế Khoảng 900 TCN - 206 TCN Tây SởTây Hán
Việt 越国 Tự Miền bắc tỉnh Phúc Kiến và miền nam tỉnh Sơn Đông, từng là trung tâm tỉnh Chiết Giang Vương TK 20 TCN - 306 TCN Sở
Yên 燕国 Nay thuộc miền bắc tỉnh Hà Bắc, thành phố Thiên Tân, Bắc Kinh, miền nam tỉnh Liêu Ninh Hầu, Vương TK 11 TCN - 222 TCN Triệu
Triệu 趙国 Triệu Nay thuộc miền nam khu tự trị Nội Mông Cổ, miền bắc tỉnh Sơn Tây, miền tây tỉnh Hà Bắc Hầu, Vương 403 TCN - 222 TCN thu lại
Ngụy 魏国 Ngụy Khu vực thuộc tỉnh Hà Bắc, miền đông Thiểm Tây và miền bắc tỉnh Hà Nam, miền bắc tỉnh Sơn Tây Hầu, Vương 403 TCN - 225 TCN Tần
Hàn 韓国 Hàn Nay thuộc tỉnh Hà Nam Hầu, Vương 403 TCN - 230 TCN Tần

Các nước chư hầu khác[sửa]

Tên nước Hán tự Họ Khu vực hiện tại Tước vị Năm bắt đầu và kết thúc Nước tiêu diệt
Đông Chu 東周 Tây nam thành phố Củng Nghĩa tỉnh Hà Nam Vua 367 TCN - 249 TCN Tần
Tây Chu 西周 Khu vực tỉnh Hà Nam Vua 440 TCN - 256 TCN Tần
Khương Tề 姜齊 Khương Nay thuộc miền nam tỉnh Hà Bắc, miền đông tỉnh Sơn Đông Hầu TK 11 TCN - 379 TCN Điền Tề
Tấn 晉国 Nay thuộc miền đông tỉnh Hà Bắc miền đồng tỉnh Thiểm Tây, miền bắc tỉnh Hà Nam, tỉnh Sơn Tây Hầu TK 11 TCN - 349 TCN Ba nhà chia Tấn
Lỗ 魯国 Nay thuộc Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông Hầu 1043 TCN - 256 TCN Sở
Trịnh 鄭国 Nay thuộc Tân Trịnh tỉnh Hà Nam 806 TCN - 375 TCN Hàn
Tống 宋国 Tử Nay thuộc huyện Thông Hứa, thành phố Thương Khâu tỉnh Hà Nam Công, Vương TK 11 TCN - 286 TCN Tề
Vệ 衞国 Nay thuộc Bộc Dương, huyện Kỳ tỉnh Hà Nam Hầu, Tử, Vua TK 11 TCN - 209 TCN Tần
Hứa 許国 Khương Vùng lân cận Bạc Châu, tỉnh An HuyHứa Xương tỉnh Hà Nam Nam TK 11 TCN - Giai đoạn đầu thời Chiến Quốc Sở
Sái 蔡国 Nay thuộc huyện Thượng Sái, huyện Tân Sái tỉnh Hà Nam Hầu TK 11 TCN - 447 TCN Sở
Chu[4] 邾国 Tào Nay thuộc Trâu Thành tỉnh Sơn Đông Tử TK 11 TCN - 281 TCN Sở
Đằng 滕国 Nay thuộc Đằng Châu tỉnh Sơn Đông Hầu
sau xưng là Tử
TK 11 TCN - Giai đoạn đầu thời Chiến Quốc TốngViệt
Kỷ 杞国 Tự Huyện Kỷ tỉnh Hà Nam TK 11 TCN - 445 TCN Sở
Đàm 郯国 Kỷ Tây nam huyện Đàm Thành tỉnh Sơn Đông Tử ? - 414 TCN SởViệt
Nhiệm 任国 Nay thuộc Tế Ninh tỉnh Sơn Đông
Tiết 薛国 Nhiệm Nay thuộc Đằng Châu tỉnh Sơn Đông Hầu - 322 TCN Điền Tề
Phí 費国 Quý Thời Kỳ Lỗ Mục Công - ?
Tiểu Chu[5] 小邾 Nhan Phía đông Đằng Châu tỉnh Sơn Đông Tử Sở
Tằng 鄫国 Cử
Bi 邳国 Sở
Trung Sơn 中山 Vương ? - 296 TCN Triệu
Thục 蜀国 Nay thuộc miền trung tỉnh Tứ Xuyên Về sau xưng Đế ? - 316 TCN Tần
Ba 巴国 Nay thuộc miền đông tỉnh Tứ Xuyên Tử ? - 316 TCN Tần
Tra[6] 苴国
Dương 楊国 Hầu
An Lục 安陵 Hầu

Bộ tộc và quốc gia Tứ Duệ (Nhung Địch Man Di)[sửa]

Tên nước Hán tự Họ Khu vực hiện tại Tước vị Năm bắt đầu và kết thúc Nước tiêu diệt
Nhung Địch 戎翟 Khương Tây nam thành phố Củng Nghĩa tỉnh Hà Nam Vua 367 TCN - 249 TCN Tần
Y Lạc Âm Nhung 伊洛陰戎 Nay thuộc lưu vực Lạc Hà tỉnh Hà Nam
Đại Nhung 代戎 Huyện tỉnh Hà Bắc Triệu
Hà Tông Thị 河宗氏 Phía nam Hoàng Hà thuộc Nội Mông Cổ
Túc Thận 肅慎 Nay là phía bắc núi Trường Bạch
Đông Hồ 東胡 Nay thuộc thượng lưu Liêu Hà
Hung Nô 匈奴 Nay thuộc cao nguyên Mông Cổ
Lâu Phiền 樓煩 Tây bắc Hà Bắc, Nội Mông Cổ, miền bắc tỉnh Sơn Tây
Lâm Hồ 林胡 Nay thuộc Nội Mông Cổ, phía đông bắc tỉnh Thiểm Tây
Dạ Lang 夜郎 Phía bắc và tây tỉnh Quý Châu
Thả Lan 且蘭 Nay thuộc Quý Dương tỉnh Quý Châu
Điền Nay thuộc Đất Điền tỉnh Vân Nam
Côn Minh 昆明 Tây bắc tỉnh Vân Nam
Âu Việt 甌越 Nay thuộc Ôn Châu, Chiết Giang
Mân Việt 閩越 Nay thuộc Phúc Châu, Phúc Kiến, miền nam Chiết Giang
Nam Việt 南越 Nay thuộc Quảng Đông, Quảng Tây ? - 214 TCN Nhà Tần
Hoài Di 淮夷 Sở
Nghĩa Cừ 義渠 Miền bắc tỉnh Cam Túc, tỉnh Thiểm Tây Thời Thương - 272 TCN Tần
Đại Lệ 大荔 Đông nam huyện Đại Lệ tỉnh Thiểm Tây Tần
Miên Chư 緜諸 Phía đông quận Mạch Tích thành phố Thiên Thủy, tỉnh Cam Túc
Nguyên? 豲? Đông nam huyện Lũng Tây tỉnh Cam Túc
  1. Chiến Quốc sử ghi là bị Sở diệt, về sau hàng Tần, dựng nước giữa quận Mân. Sau khi Tần diệt vong, nhà Hán chia thành 2 nước là Mân ViệtĐông Âu
  2. Nay là thuộc Tây An Tỉnh Thiểm Tây
  3. Nay thuộc Lạc Dương tỉnh Hà Nam
  4. Còn gọi là nước Trâu (鄒国)
  5. Chú thích có lỗi Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên ReferenceA; $2
  6. Còn gọi là nước Trạ hay nước Tư