Bước tới nội dung

Sách tôn giáo/Tôn giáo trên thế giới/Sách Khổng giáo/Sách Trung dung

Tủ sách mở Wikibooks

Sách Trung dung (中庸 Zhōng Yóng) là một trong bốn kinh sách của bộ Tứ Thư của Nho giáo hay Khổng giáo. Cả hai quyển sách Đại học và Trung dung trước đây là những thiên trong Kinh Lễ, sau các Nho gia đời Tống tách riêng ra làm hai quyển để hợp với sách Luận Ngữ và Mạnh Tử thành bộ Tứ Thư.

Sách Trung dung dạy về lý lẽ của Trung dung nói về lề lối cư xử ứng xử ôn hoà không lệch lạc . Trung là tiếng Hán việt có nghỉa là ở giửa không thiên vị , không lệch lạc . Dung là tiếng Hán việt có nghỉa là Hòa hợp không chia rẻ , không khác biệt

Vũ trụ và vạn vật luôn luôn biến hóa theo lẽ điều hòa và tương đối, lưu hành mãi mãi không lúc nào ngừng nghỉ. Thiên đạo đã không cố định thì việc đời có gì là cố định? Vậy ta cứ tùy thời mà hành động, miễn sao giữ được sự điều hòa và trung chính. Làm việc gì cũng phải lấy Trung Dung làm căn bản, tức là không thái quá, cũng không bất cập, luôn luôn thích hợp với Đạo Trung hòa của Trời Đất
Khi tình cảm như vui mừng, hờn giận, đau thương, khoái lạc chưa biểu hiện ra thì gọi là Trung . Biểu hiện ra rồi nhưng phù hợp, đúng mức thì gọi là Hòa. Trung là điều cơ bản lớn nhất trong thiên hạ. Hòa là chuẩn tắc phổ biến nhất trong thiên hạ. Trung hòa mà đạt đến tột cùng thì mọi cái trong trời đất đều ở vị trí thỏa đáng, vạn vật sẽ sinh sôi nảy nở .

Sách Trung Dung do Tử tư làm ra . Tử Tư là con trai của Khổng Lý, là cháu đích tôn của Khổng Tử. Thời trẻ, Tử Tư được ông nội dạy vỡ lòng. Tử Tư theo học Tăng Sâm, từng nhiều lần cự tuyệt vua Lỗ mời xuất sĩ, nhưng từng làm thầy của Lỗ Mục công. Tử Tư là thầy của Mạnh Kha. Sau khi Khổng Tử qua đời, Nho gia phân tán. Bộ phận Nho gia theo trường phái tư tưởng của Tử Tư (子思之儒; Tử Tư chi nho) được Hàn Phi xếp hàng thứ hai trong Bát Nho. Tuân Khanh coi tư tưởng của Tử Tư và Mạnh Tử có sự thống nhất, gọi chung là Tư Mạnh (思孟). Đời sau gọi là học phái Tư Mạnh.

Chương 1

[sửa]

天 命 之 謂 性 , 率 性 之 謂 道 , 修 道 之 謂 教.

Thiên mệnh chi vị tính; suất tính chi vi đạo, tu đạo chi vị giáo.
Mệnh Trời gọi là “tính” . Phát triển thuận theo “tính” gọi là “đao”. Tu dưỡng theo “đạo” gọi là “giáo”.


道 也 者 不 可 須 臾 離 也; 可 離 非 道 也; 是 故 君 子 戒 慎 乎 其 所 不 睹, 恐 懼 乎 其 所 不 聞, 莫 見 乎 隱, 莫 顯 乎 微, 故 君 子 慎 其 獨 也.

Đạo dã giả bất khả tu du ly dã; khả ly phi đạo dã; thị cố quân tử giới thận hồ kỳ sở bất đổ, khủng cụ hồ kỳ sở bất văn, mạc hiện hồ ẩn, mạc hiển hồ vi; cố quân tử thận kỳ độc dã.
Đạo là cái không thể xa rời dù chỉ trong chốc lát; nếu có thể xa rời được, thì đã không phải là đạo. Bởi thế quân tử đặc biệt cảnh giác thận trọng ở chỗ người ta không nhìn thấy,lo lắng sợ hãi ở chỗ người ta không nghe thấy. Chẳng có gì rõ hơn vật che giấu, chẳng có gì làm hiển lộ chân tướng hơn những việc nhỏ bé. Cho nên người quân tử đặc biệt thận trọng khi mình chỉ có một mình


喜, 怒, 哀, 樂 之 未 發, 謂 之 中; 發 而 皆 中 節 謂 之 和. 中 也 者, 天 下 之 大 本 也, 咊 也 者, 天 下 之 逹 道 也. 致 中 和: 天 地 位 焉, 萬 物 育 焉.

Hỷ, nộ, ai, lạc chi vị phát, vị chi trung; phát nhi giai trúng tiết vị chi hoà. Trung dã giả,thiên hạ chi đại bản dã; hoà dã giả, thiên hạ chi đạt đạo dã. Trí trung hoà , thiên địa vị yên, vạn vật dục yên.
Mừng, giận, buồn, vui khi chưa biểu hiện ra, gọi là “Trung” . Biểu hiện ra mà phù hợp với quy củ mức độ, thì gọi là “Hoà”. Trung là gốc lớn của thiên hạ, hoà là đạo lí thông đạt trong thiên hạ. Gắng sức đạt tới trung hoà, thì trời đất có được vị trí thoả đáng, muôn vật được phát triển sinh tồn.


Tham khảo

[sửa]