Sách tôn giáo/Tôn giáo trên thế giới/Sách Bà la môn giáo
Bàlamôn giáo là sự tiếp tục Vệ đà giáo (Veda) vào khoảng 800 năm trước Tây lịch . Tín đồ của Bàlamôn giáo chủ yếu là những người gốc Aryan sống bán du mục ở phía Bắc du nhập nhiều đợt vào miền Tây và Tây bắc Ấn Độ trong khoảng thời gian dài 1700 - 1200 TCN và trở thành kẻ thống trị vùng văn hóa này.
Đạo Bà-La-Môn thờ Đấng Brahma là Đấng tối cao tối linh, là linh hồn của vũ trụ.Đạo Bà-La-Môn đưa ra những kinh sách giải thích và bình luận Kinh Véda như: Kinh Brahmana, Kinh Upanishad, Giải thích về Maya (tức là Thế giới ảo ảnh) và về Niết bàn.
Lịch sử hình thành và phát triển Bà-la-môn giáo
[sửa]Trong tay của các Bà-la-môn, bộ môn tế lễ không cần thần thánh nữa . Trong thời đoạn người ta không cần thần thánh nữa và Phệ-đà giáo cũng được gọi là Bà-la-môn giáo.
Trong thời gian này, người ta tìm thấy những gì ban đầu chỉ được nhắc đến sơ qua trong Phạm thư, và không lâu sau đó được các Áo nghĩa thư trình bày rõ ràng qua Khái niệm về Nghiệp và Tái sinh . Giáo lí mới này cho rằng, những hành động tốt cũng như xấu trong đời này sẽ mang kết quả trong đời sau . Nó cũng khiến người ta rút lui dần từ mục đích nguyên thuỷ của Phệ-đà giáo: Một cuộc sống trên thiên đường giờ đây không còn là sự việc cứu cánh vì nơi đó vẫn chịu quy luật tái sinh tái tử cũng như nghiệp quả.
Như vậy thì chỗ giải thoát không thể có được nơi chư thiên và cũng không thể đạt được qua việc cúng tế. Giải thoát chỉ có thể được thực hiện qua trí huệ và mục đích của nhận thức này là trạng thái bất tử (sa. amṛtatva), cơ sở của tất cả những hiện hữu: brahman, hoàn toàn tương đồng với ātman, cái tiểu ngã. Với khái niệm này, tôn giáo Phệ-đà đã vượt qua cái bóng của chính nó.
Quy định Bà-la-môn giáo
[sửa]Phân chia giai cấp xã hội
[sửa]Đạo Bà-La-Môn phân chia xã hội Ấn Độ làm 5 giai cấp. Ai sinh ra trong giai cấp nào thì phải ở mãi trong giai cấp đó suốt đời.
1. Giai cấp Tăng lữ Bà-La-Môn tự cho rằng họ được sinh ra từ miệng của Đấng Phạm Thiên (Brahma), nên họ được quyền giữ địa vị tối cao trong xã hội, độc quyền cúng tế Thượng Đế và các Thần linh.
2. Giai cấp Sát-Đế-Lỵ được sinh ra từ vai của Đấng Phạm Thiên. Giai cấp này gồm các bậc vua chúa, quí tộc, trưởng giả, công hầu khanh tướng. Họ nắm quyền cai trị và thưởng phạt dân chúng.
3. Giai cấp Phệ-Xá được sinh ra từ hông của Đấng Phạm Thiên. Giai cấp này gồm các nhà thương mại, các trại chủ giàu có. Họ nắm kinh tế, chuyên môn mua bán làm ăn với các từng lớp dân chúng trong xã hội.
4. Giai cấp Thủ-Đà-La được sinh ra từ chân của Đấng Phạm Thiên. Giai cấp này gồm các nông dân và công nhân nghèo khổ.
5. Giai cấp Chiên-Đà-La . Giai cấp thấp kém nhất trong xã hội Ấn Độ, gồm các người làm các nghề hèn hạ như: Ở đợ, làm mướn, chèo ghe, giết súc vật, vv …
Giáo chức
[sửa]Giới Tăng lữ Bà-La-Môn được chia làm 3 bậc: Sơ khởi, Trung và Thượng.
1. Sơ khởi là những vị Sư cúng lễ thường và những vị phục sự nơi đền chùa. Họ tụng 3 Bộ Kinh Véda đầu, gồm: Rig Véda, Yayur Véda, Sama Véda. Họ hành lễ, chứng lễ các cuộc cúng tế, nên thường trực tiếp với dân chúng.
2. Bậc trung là những vị Sư bói toán, tiên tri, thỉnh Quỉ Thần, thỉnh thoảng họ làm vài phép linh cho dân chúng phục. Hạng này đọc và giảng giải Bộ Kinh Véda thứ tư là Atharva Véda. Bộ Kinh thứ tư này có nội dung cao hơn 3 Bộ Kinh trước và có những câu Thần chú.
3. Bậc thượng là những vị Sư nghiên cứu, gồm các vị sư không còn trực tiếp với dân chúng. Hạng này chuyên nghiên cứu các lực vô hình trong vũ trụ.
Hạng Bà-La-Môn sơ khởi phải tu học 20 năm mới lên hạng trung. Hạng trung tu học 20 năm mới lên hạng thượng.Trên hết là một vị sư chưởng quản tôn giáo làm Giáo Chủ. Vị Giáo Chủ này có 70 vị sư phụ tá.
10 Giơi răn
[sửa]Giáo lý Bàlamôn được cụ thể hóa thành 10 giới răn (chuẩn mực đạo đức)
- không sát sinh (ahimsa)
- không nói dối (satya)
- không trộm cắp (asteya)
- biết kiềm chế dục vọng và ham muốn (brahmacharya)
- không tham lam (aparigraha)
- sạch sẽ, tinh khiết (saucha)
- biết bằng lòng (santosha)
- kỷ luật với bản thân (tapas)
- phải học tập (svadhyaya)
- vâng phục mệnh trời (ishvara pranidhana).
Mục đích sống đời người
[sửa]Đời người có 4 mục đích sống
- Dharma - hoàn thành các nghĩa vụ luân lý, luật pháp và tôn giáo
- Artha - mưu sinh và thành đạt trong xã hội
- Kama - thỏa mãn các ham muốn nhưng biết tiết chế và điều độ
- Moksa - giải thoát khỏi vòng luân hồi bằng cách giải trừ hết các nghiệp (karma) vì khi chết mà vẫn còn nghiệp thì phải chịu tái sinh vào kiếp sau ở thế gian, tức là luân hồi (samsara).
Lối sống đời người
[sửa]Đời người phải trải qua 4 giai đoạn
- Brahmacharga (học tập);
- Grhastha (lập gia đình, tạo sự nghiệp);
- Vanaprastha (hướng về tâm linh);
- Sanrgasu (thoát ly xã hội để tu hành).
Tiêu chuẩn đạo đức
[sửa]Bàlamôn giáo cũng góp phần hoàn thiện một số chuẩn mực đạo đức và nhân phẩm như
Ghi nhớ 3 trọng ân
[sửa]- Ơn đấng Phạm Thiên,
- Ơn thầy,
- Ơn tổ tiên
Cân bằng 3 phương diện
[sửa]- phụng sự (karmamarga)
- trí tuệ/minh triết (jnanamarga)
- sùng tín (bhaktimarga).
Giáo lý
[sửa]Brahman và Atman
[sửa]Brahman là nguồn gốc tối cao của vũ trụ, tức là Đại Ngã, là Đại Vũ trụ, là Đại hồn, nay thường gọi là Thượng Đế.Atman là bản ngã của con người, là Tiểu Ngã, là Tiểu hồn, Tiểu Vũ trụ. Nó chỉ là một phần rất nhỏ của Đại Ngã tách ra. Do đó, Brahman và Atman đồng bản chất, nên thông đồng được với nhau.Tu luyện là để đạt được sự giải thoát của linh hồn khỏi các khổ não ràng buộc nơi cõi trần để đem Atman trở về hiệp nhứt với Brahman.
Nhận thức được Chơn lý nầy, không phải do trí tuệ, mà do sự giác ngộ của toàn bộ bản thể. Nếu không giải thoát được thì không dứt khỏi Nghiệp (Karma), tức là không dứt khỏi Luân hồi, phải đầu thai trở lại cõi trần, hết kiếp nọ tới kiếp kia.
Nghiệp và Luân hồi
[sửa]Kinh Upanishad đã nêu ra vấn đề Nghiệp báo và Luân hồi một cách có hệ thống.
Nghiệp (Karma) được tạo ra bởi những hành vi thiện ác của con người, sẽ quyết định việc luân hồi chuyển kiếp của linh hồn người ấy sau khi chết. Nếu người nào làm điều thiện, linh hồn sẽ được chuyển kiếp thành người ở giai cấp cao hơn, và có thể thành một vị Thần, nhập vào Thiên Đạo. Nếu người ấy làm nhiều điều ác thì linh hồn sẽ chuyển kiếp đầu thai vào những giai cấp thấp kém khổ sở, và có thể bị trừng phạt đọa đày.
Giác ngộ và Giải thoát
[sửa]Con đường giải thoát là Thiền định, nhưng con đường tu nầy quá khổ hạnh, ít người theo được, nên đa số tín đồ theo việc thờ cúng Thần linh, tự kềm chế dục vọng của mình và làm việc từ thiện.
Nghi lễ
[sửa]Về nghi lễ tôn giáo, kế thừa từ Veda giáo, Bàlamôn giáo cũng tiếp tục nhiều thánh lễ, mà sau đó Hindu giáo cũng tiếp tục duy trì đến nay. Một số thánh lễ chính như
- Lễ Mahashivarati . Giữa tháng 2 tôn thờ thần Shiva
- Lễ Holi (trong mùa xuân) . Lễ hội màu sắc
- Lễ Ramnavami (cuối tháng 3) - Kỷ niệm ngày sinh của thần Ram
- Loạt lễ Navaratri, Dussehra, và Durga Puja - 10 ngày liên tục trong đầu tháng 11 vừa tôn vinh nữ thần Navaratri, vừa kỷ niệm chúa Rama chiến thắng quỷ Ravana, đồng thời kỷ niệm chiến thắng của nữ thần Durga đối với trâu quỷ Mahishasura
- Lễ Diwali (giữa tháng 11) - Lễ ánh sáng với nến đèn, đốt pháo trong 3 giờ liền để kỷ niệm thời khắc chúa Ram đưa vợ là nàng Sita trở về.
Đến nay, nhiều nghi lễ này vẫn được Hindu giáo duy trì với tư cách là bản sắc văn hóa, tôn giáo của người Hindu.
Kinh thánh
[sửa]Kinh thánh của Bà-la-môn giáo được iết bằng tiếng Sanskrit bao gồm
Về mặt kinh điển, tuy vẫn đặt Kinh Veda lên trên hết (như đã nói ở trên), song giai đoạn Bàlamôn giáo phát triển nhiều hơn về thần học và triết học. Tín đồ Hindu giáo tin rằng thánh điển Veda không phải do con người sáng tác ra mà được khải thị cho các bậc hiền triết Bàlamôn rồi được truyền miệng qua các đời cho đến ngày nay. Các kinh điển được hoàn thiện trong thời kỳ này như:
Kinh Phạm Thư (Brahmana)
[sửa]Kinh Phạm Thư (Brahmana) được viết bằng văn xuôi, khi hệ thống 4 giai cấp trong xã hội Ấn Độ đã định hình và giai cấp Bàlamôn cũng đã khẳng định được vị trí tối cao trong xã hội. Kinh Phạm Thư mang tính thần học cao, chủ yếu giải thích ý nghĩa sự linh thiêng trong các nghi lễ khác nhau, sắp xếp các chức năng cúng tế khác nhau cho các tầng lớp tăng lữ, quy định những nghi lễ và những hệ thống biểu tượng tâm linh. Đây là giai đoạn phát triển cao của Bàlamôn giáo nên Kinh này (cũng như trong luật Manu) khẳng định rõ tăng lữ Bàlamôn có đặc quyền làm tế tự.
Kinh Sân Lâm thư (Aryanka)
[sửa]Kinh Sân Lâm thư (Aryanka) được phát triển tiếp tục từ kinh Phạm Thư, song đặc biệt chỉ dành cho những vị đạo sĩ Bàlamôn tu kín trong rừng sâu. Thay thế cho các kỹ thuật tế lễ, nội dung của Sân Lâm Thư chú trọng các kỹ thuật tập trung thiền định vào những biểu tượng tâm linh siêu việt. Các nghi thức tế lễ rườm rà dần được thay thế bởi các vấn đề suy nghiệm và tư duy triết học. Có lẽ Sâm Lâm thư là giai đoạn chuẩn bị cho sự ra đời Áo nghĩa thư (Upanishads) với nội dung tập trung vào triết học Hindu giáo nói riêng và của Ấn Độ nói chung
Kinh Áo Nghĩa Thư (Upanishad)
[sửa]Kinh Áo Nghĩa Thư (Upanishad) thực chất là tập hợp những bộ luận do giáo sĩ Bàlamôn triển khai các tư tưởng có trong kinh Veda trên phương diện thần học và mang tính triết học cao, như là phần cuối của Veda. Nhưng Upanishad được thực hiện trong một thời gian rất dài, bởi nhiều tác giả và đều không còn rõ danh tính. Upanishad là sự phát triển tiếp tục Veda, nó là phần kết của Veda và được coi là nền tảng cơ bản cho trường phái Vedanta. Tổng số có hơn 200 Upanishads, nhưng theo truyền thống người Ấn Độ nói là có 108 Upanishads. Trong đó có 10 cho đến 13 Upanishads cơ bản như: Isa, Kena, Katha, Prasna, Mundaka, Mandukya, Taittiriya, Aitareya, Chandogya và Brhadaranyaka15. Đây là những tác phẩm có nội dung thần học và triết học uyên thâm, thể hiện xu hướng nhất nguyên chỉ thờ một thần của Bàlamôn giáo.
Đáng chú ý, sự chuyển đổi ở các kinh đã phản ánh sự chuyển biến về tôn giáo và triết học từ giai đoạn Veda giáo sang Bàlamôn giáo. Kinh Veda chú trọng về nghi thức thờ phụng, nhưng sang giai đoạn Bàlamôn giáo, kinh Upanishad đi sâu hơn vào những vấn đề về Tự ngã (Atman hay gọi là Tiểu ngã, Linh hồn bất diệt) và mối liên hệ của chúng với bản thể Tuyệt đối (Brahma, còn gọi là đấng Phạm Thiên hay Đại Ngã) của vũ trụ vạn vật từ góc độ thần học và có xu hướng thiên về nhất thần luận. Ngay trong Upanishad cũng phần nào phản ánh điều nay, những Upanishad cổ nhất, có lẽ được biên soạn vào khoảng thế kỷ 18 - 17 TCN16, cũng khác các Upanishad muộn hơn. Upanishad cho rằng con người, cũng như mọi chúng sinh đều có một Tự ngã (Atman) bất sinh, bất diệt, thường tịnh. Nó đồng về chất với bản thể tuyệt đối (Brahman). Khi Tự ngã của chúng sinh chưa hòa nhập với bản thể tuyệt đối, thì con người vẫn còn phải luân hồi trong vòng sinh tử. Giải thoát là một trạng thái Atman đạt được sự hòa đồng với bản thể tuyệt đối (Brahman) hằng hữu vĩnh cửu. Kinh điển Bàlamôn giáo còn là hệ thống lý luận đầu tiên chứng minh cho sự hợp lý của tình trạng bất bình đẳng giai cấp bằng mô hình xã hội thần quyền, mà trong đó giới Bàlamôn được coi là đẳng cấp thần thánh, có vị trí cao nhất trong xã hội. Đó là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ đẳng cấp của giai cấp thống trị Bàlamôn lúc đó.