Bước tới nội dung

Những điều nên biết về Hàn Quốc/Xã hội/Truyền thông

Tủ sách mở Wikibooks

Các tòa soạn báo và hãng thông tấn

[sửa]

Lịch sử báo chí cận hiện đại Hàn Quốc đã hơn 100 năm. Tờ báo Độc lập – tờ báo kiểu cận đại đầu tiên của Hàn Quốc được Tiến sĩ Seo Jae-pil sáng lập năm 1896. Báo Độc lập được phát hành 300 bản mỗi lần, 3 lần/ tuần, gồm 4 trang khổ nhỏ, trong đó 3 trang đầu được biên soạn bằng tiếng Hàn Quốc và trang 4 được viết bằng tiếng Anh.

Mấy chục năm sau đó, những tờ báo của Hàn Quốc đã nỗ lực trong khó khăn để nâng cao tinh thần chủ nghĩa dân chủ của người Hàn Quốc và nuôi dưỡng tầm nhìn về một thế giới đang biến đổi nhanh chóng. Báo chí đã đóng một vai trò quan trọng trong quá trình triển khai các phong trào đấu tranh dành độc lập thời kỳ thuộc địa Nhật (1910 – 1945).

Nhật báo Joseon và Nhật báo Donga là hai tờ báo lâu đời nhất ở Hàn Quốc, cả hai tờ đều được sáng lập vào năm 1920 là năm diễn ra phong trào đấu tranh giành độc lập Mùng 1 tháng 3.

Những năm gần đây, các tờ báo của Hàn Quốc đã tích cực đầu tư vào trang thiết bị hiện đại. Phần lớn các tờ nhật báo trung ương đều vận hành hệ thống xếp chữ và biên tập bằng máy tính với chức năng in nhiều màu.

Ngoài ra, Yonhap News còn có 49 đặc phái viên ở các khu vực như châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Đông, Đông Nam Á, Nam Mỹ v.v...

Truyền hình

[sửa]

Truyền hình Hàn Quốc bắt đầu từ năm 1956 khi một đài truyền hình tư nhân được mở tại Seoul. Thế nhưng đài truyền hình này đã đóng cửa do hỏa hoạn năm 1959. Tháng 12 năm 1961, Đài Truyền hình Hàn Quốc – đài truyền hình đầu tiên có quy mô toàn quốc (KBS) đã được chính phủ thành lập. Tháng 8 năm 1969, Đài truyền hình Văn hóa (MBC) – một đài truyền hình có mạng lưới trên toàn quốc nữa được ra đời và năm 1990, Đài Truyền hình Seoul (SBS) là một kênh truyền hình tư nhân cũng được thiết lập.

KBS, MBC, SBS và Đài Truyền hình Giáo dục (EBS) đã bắt đầu phát sóng kỹ thuật số tại Seoul từ giữa năm 2001 trở đi và mở rộng ra vùng lân cận thủ đô vào năm 2002.

Truyền hình cáp được cung cấp thử dịch vụ vào năm 1990, sau đó do nhu cầu nhiều về thông tin và những chương trình giải trí ngày càng đa dạng hơn khiến nhu cầu về truyền hình cáp cũng tăng theo. Tính đến cuối năm 2009, số thuê bao truyền hình cáp là 15.520.000 và có khoảng 120 kênh truyền hình cáp.

Sự phát triển của IPTV (Internet protocol TV) cũng đã trở thành nền tảng để Hàn Quốc có thể chiếm giữ vị trí đi đầu trong lĩnh vực kỹ thuật thông tin. Theo Ủy ban Thông tin Truyền hình (KCC), tính đến cuối năm 2010 có tất cả 3.086.000 thuê bao IPTV.

Radio

[sửa]

Hiện tại ở Hàn Quốc có 54 đài phát thanh. Mặc dù mức độ yêu thích dành cho ti vi ngày càng cao nhưng radio tại Hàn Quốc vẫn giữ được lượng bạn nghe đài yêu thích ở phạm vi lớn.