Nghiên cứu về âm dương/Quy luật tương tác

Tủ sách mở Wikibooks

Quan hệ Âm dương[sửa]

Âm dương , 2 thuộc tính cơ bản đối nghịch nhau của mọi hệ thống cân bằng độc lập . 4 quy luật cơ bản của âm dương nói lên sự mâu thuẫn, thống nhất, vận động và nương tựa lẫn nhau của mọi vật .Tất cả các đặc điểm của triết lý âm dương đều tuân theo các quy luật cơ bản sau

Thí dụ tương tác âm dương[sửa]

Âm dương đối lập[sửa]

Âm dương là 2 từ dùng để chỉ 2 thuộc tính đối lập mà chế ước lẫn nhau trong mỗi sự vật. Đối lập là sự mâu thuẫn, chế ước và đấu tranh giữa 2 mặt âm dương .

Thí dụ như : Ngày Đêm , Nước Lửa , Ức chế Hưng phấn , Mạnh Yếu

Âm dương hỗ căn[sửa]

Âm dương cùng 1 cội nguồn, nương tựa giúp đỡ lẫn nhau như vật chất và năng lượng. Cả 2 mặt đều là quá trình phát triển của sự vật không thể đơn độc mà phát sinh

Thí dụ: Cơ năng hoạt động (dương) phải có sự cung cấp của chất dinh dưỡng (âm) chất dinh dưỡng (âm) phải nhờ sự hoạt động của cơ năng (dương) mới trở thành chất hữu dụng để nuôi tạng phủ và cứ như thế không ngừng. Có sinh thì có tử hoặc có trong thì có ngoài.

Âm dương tiêu - trưởng[sửa]

Tiêu là mất đi, Trưởng là sự phát triển . Nói lên sự vận động không ngừng, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa 2 mặt âm dương. Thí dụ : Như khí hậu 4 mùa trong năm luôn thay đổi từ lạnh sang nóng, từ nóng sang lạnh.

  • Từ lạnh sang nóng là quá trình "âm tiêu dương trưởng"
  • Từ nóng sang lạnh là quá trình "dương tiêu âm trưởng"

Do đó có khí hậu mát, lạnh, ấm, và nóng biểu thị khí hậu của 4 mùa: xuân - hạ - thu - đông.

Âm dương bình hành[sửa]

Hai mặt âm dương tuy đối lập, vận động không ngừng, nhưng luôn luôn lập lại được thế cân bằng, thế bình quân giữa 2 mặt.Bình hành là cân bằng cùng tồn tại, sự cân bằng âm dương là sự cân bằng động và cân bằng tĩnh. Nếu sự cân bằng âm dương bị phá vỡ thì sự vật có nguy cơ bị tiêu vong.

Thí dụ như điểm ở tâm vòng tròn ổn định hơn điểm trên vòng tròn



Âm dương gắn bó mật thiết với nhau, vận động và chuyển hóa cho nhau