Nấu ăn:Canh chua gà nấu lá giang

Tủ sách mở Wikibooks

Canh chua gà nấu lá giang là một trong những món ăn gia đình quen thuộc của người miền Trung,[1] với hương vị chua ngọt dễ ăn. Ngày nay món ăn này dường như rất phổ biến không chỉ riêng miền Trung mà còn ở các tỉnh miền Bắc và cả Nam Bộ theo nhiều cách chế biến khác nhau. Không những vậy hiện nay các nhà hàng còn liệt kê món ăn này vào dạng món ăn đặc sản vùng miền được khá nhiều thực khách yêu thích.

Nguyên liệu[sửa]

Lá giang, hay giang chua thuộc dạng dây leo. Để nấu canh ta nên chọn những lá còn xanh và non trách việc chọn lá già vì sẽ có vị đắng chua khó ăn

chọn phần cánh hoặc đùi

Ngoài ra còn có các gia vị như muối, bột ngọt, đường, nước mắm, tiêu, tỏi, dầu ăn, rau om

Thường được sử dụng làm món canh ăn kèm với cơm tẻ hoặc bún

Cách thực hiện[sửa]

  1. Chuẩn bị: Thịt gà được chặt nhỏ vừa ăn rữa sạch để ráo ướp gia vị. Lá giang bỏ cọng và lá sâu, rữa sạch vắt ráo. Tỏi bằm nhuyễn. Rau om rửa sạch thái khúc nhỏ.
  2. Chế biến: Bắt chảo cho dầu vào sau đó phi tỏi và cho gà vào xào sơ. Cho nước vào hầm lưa riu riu đến khi nước sôi thì cho lá giang vào nêm gia vị vừa ăn
  3. Trưng bày: Bày ra tô và cho một ít rau om ở trên. Đi kèm là ít nước mắm ớt. Đặc biệt món ăn sẽ ngon hơn nếu dùng lúc còn nóng

Công dụng của món ăn[sửa]

lá giang có vị chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sát khuẩn... Thịt gà có tính ôn ngọt, không độc, bổ dưỡng, lành mạnh phổi. Loại thịt này còn chữa băng huyết, xích bạch đới, lỵ, ung nhọt, là loại thực phẩm bổ âm cho tỳ vị, bổ khí, huyết và thận. Đặc biệt khi hai món này kết hợp với nhau sẽ có tác dụng phòng chữa viêm đường tiết niệu với các triệu chứng đái gắt, đái buốt. Do có tác dụng giải độc nên khi nấu canh chua với hải sản, thịt gia cầm, gia súc…, lá giang sẽ có thêm tác dụng làm giảm khả năng gây dị ứng từ các thực phẩm này.

Lưu ý[sửa]

Khi nêm nếm canh chua lá giang nên nấu cho lá giang ra hết vị chua, rồi hãy nêm nếm, nếu nêm sớm lá giang sẽ ra thêm nhiều vị chua, nên việc nêm nếm lúc trước sẽ không còn chuẩn, canh sẽ dễ bị chua quá gắt, thiếu vị chua ngọt tự nhiên. Đặc biệt khi nấu những món canh chua cũng như món canh chua gà nấu lá giang nên chọn các loại nồi như inox, tráng men không rỉ thay vì nồi nhôm. Vì nếu dùng nồi nhôm, phải nấu nhanh và ăn ngay do chất chua có thể ăn mòn nhôm và làm nồng độ nhôm trong canh chua tăng cao, có thể gây ngộ độc.

Tham khảo[sửa]

Liên kết ngoài[sửa]