Cà pháo

Tủ sách mở Wikibooks
Cà pháo
Giới thiệu

Cà muối là món ăn dân dã, quen thuộc của người dân Việt Nam. Tùy vào vùng miền mà có cách muối cà khác nhau để hợp với khẩu vị ăn.

Nguyên liệu[sửa]

  • Cà pháo trắng: 1 kg
  • Tỏi: 2 củ ( tương đương 12-13 tép tỏi nhỏ)
  • Giềng: 50-60g
  • Ớt tươi: 3-4 quả
  • Muối hạt sấy (hoặc muối tinh)
  • Nước đun sôi để nguội: 2 lít

Cách làm[sửa]

  1. Sơ chế nguyên liệu:
  • Cà mua về rửa sạch phần bụi bẩn và bùn đất bám bên ngoài vỏ. Sau đó để cho ráo nước.
  • Tỏi bóc vỏ, ấn dập từng tép tỏi, không cần phải băm nhuyễn. Chỉ cần ép dập tép tỏi là tinh dầu tỏi cũng đã tiết ra vừa đủ.
  • Giềng gọt vỏ, rửa sạch, thái từng miếng mỏng.
  • Ớt bỏ cuống, cắt đôi hoặc giữ nguyên quả tùy thích.
  1. Muối cà
  • Chuẩn bị sẵn 1 tô to, cho 1 lít nước đun sôi để nguội vào, pha với 40g muối sấy, khuấy đều để muối tan. Sau đó, cắt bỏ núm cà và cho cà vào tô nước muối để cà không bị thâm, giúp cà sạch khuẩn và khử bớt độ chát của cà.
  • Trong lúc đợi ngâm cà thì sẽ tiến hành pha nước muối. Để nước muối cà trong, không bị váng, cà giòn và không bị thâm thì phải đảm bảo nước pha được sạch sẽ, không có vi khuẩn. Với 1kg cà pháo thì tỷ lệ pha nước muối sẽ là 1 lít nước đun sôi để nguội, 40g muối sấy (tương đương 4 thìa ăn cơm) và 10g đường trắng để kích thích cà lên men. Quấy đều để muối và đường tan.
  • Nếu như muối hạt và muối tinh các bạn thấy có lẫn nhiều tạp chất, bẩn, không đảm bảo vệ sinh thì nên đun sôi nước theo tỷ lệ trên, sau đó để nguội.
  • Chuẩn bị 1 lọ thủy tinh, hoặc hũ sứ, gốm để đựng cà muối. Muối cà bằng lọ thủy tinh hoặc gốm, sứ cà sẽ ngon, và đảm bảo an toàn hơn là sử dụng lọ làm bằng chất liệu nhựa. Lưu ý phải đảm bảo lọ đựng muối cà sạch sẽ và thật khô ráo, nếu không cà sẽ bị váng và úng.
  • Bản chất của cà pháo muối nén là cà phải được ngập nước và nén kỹ. Chính vì thế sau khi đổ nước vào, bạn phải nén cà bằng vỉ tre lên trên để đảm bảo cà luôn nằm dưới mực nước.