Nước Mỹ và chặng đường giành độc lập/1

Tủ sách mở Wikibooks

Một hệ thống thuộc địa mới

Sau cuộc chiến tranh với Pháp, nước Anh nhận thấy cần phải tạo dựng một kiểu mẫu đế quốc mới mang tính tập quyền nhiều hơn nữa, san sẻ chi phí vận hành đế chế bình đẳng hơn và bảo đảm ích lợi của cả cộng đồng người Canana gốc Pháo cùng thổ dân da đỏ ở Bắc Mỹ. Những ngược lại hoàn toàn, tất các thuộc kia từ lâu đã quen được hưởng độc lập giờ đây chỉ hi vọng được tự do nhiều hơn chứ không phải ít hơn. Giờ đây mối đe dọa từ Pháp đã chẳng còn nên họ cảm thấy sự hiện diện quá mạnh của người Anh ở đây là không cần thiết. Trong khi đó, hoàng gia và Quốc hội thiếu sự nhạy bén ở bên kia Đại Tây Dương lại cảm thấy họ đang phải cạnh tranh với những người đi khai hoang vốn đã quen với kiểu mẫu tự trị và không thể chịu được tình trạng can thiệp.

Muốn tổ chức quản lý Canada và thung lũng Ohio đòi hỏi cần phải có những chính sách làm sao không để người Pháp và thổ dân da đỏ xa lánh hơn. Nhưng nước Anh lại đi ngược lại lợi ích cơ bản của các thuộc địa. Vì dân số tăng nhanh và nhu cầu đất đai định cư ngày một tăng nên các thuộc địa đã đòi quyền mở rộng lãnh thổ về phía Tây châu thổ sông Mississippi.

Vì lo sợ hàng loạt cuộc chiến với thổ dân da đỏ sẽ xảy ra, chính phủ Anh đã khẳng định việc mở rộng đất đai cho các thuộc địa cần phải được thực hiện theo từng bước. Việc thiết đặt lệnh hạn chế đi lại cũng là một cách để đảm bảo sự kiểm soát của Hoàng gia với các khu định cư hiện có trước khi cho phép họ tạo lập những khu định cư mới. Một tuyên bố của Hoàng gia vào năm 1763 đã đã chuyển tất cả lãnh thổ phía Tây nằm giữa dãy Allegheny, bang Florida, sông Mississippy và Quebec cho thổ dân da đỏ sử dụng. Như vậy, phía Hoàng gia đã cố bác bỏ yêu cầu mở rộng cương vực về phía Tây tại mười ba thuộc địa của họ và chấm dứt phong trào khai hoang sang phía Tây. Mặc dù tuyên bố đó chưa bao giờ được thực thi, song theo nhiều người đi khai hoang, quy định này lại là một bằng chứng rõ ràng về thái độ xem thường về quyền được chiếm và định cư ở những vùng đất miền Tây của họ.

Hậu quả nghiêm trọng hơn của quy định này là chính sách thu ngân sách mới của Chính phủ Anh. Luân Đôn cần có nhiều tiền hơn để hỗ trợ đế chế ngày càng lớn mạnh của họ, đồng thời họ đang vấp phải sự bất mãn ngày càng lớn của những người dân nộp thuế trong nước. Vấn đề này chỉ có thể được giải quyết thông qua những loại thuế mới do Quốc hội áp đặt, song lại làm tổn hại lợi ích của các chính quyền tự trị của thuộc địa.

Bước đầu tiên là sự thay thế Đạo luật Mật đường năm 1733, vốn đã đặt ra mức thuế cắt cổ đối với rượu vang và mật đường nhập khẩu từ mọi khu vực nằm ngoài nước Anh, bằng Đạo luật Đường năm 1764. Đạo luật này cấm nhập khẩu rượu rum; áp mức thuế tương đối với mật đường nhập từ tất cả mọi nơi, đánh thuế rượu vang, lụa, cà phê và nhiều mặt hàng xa xỉ khác. Người ta hy vọng việc giảm thuế mật đường sẽ làm giảm động cơ buôn lậu mật từ miền Tây ấn thuộc Hà Lan và Pháp để phục vụ các lò cất rượu rum ở vùng New England. Chính phủ Anh ra sức thực hiện Đạo luật Đường. Các quan chức hải quan cũng được lệnh tăng cường hiệu quả làm việc. Các tàu chiến của Anh ở vùng lãnh hải của Hoa Kỳ cũng được lệnh bắt giữ buôn lậu. Nhà vua cũng ban hành các sắc lệnh cho phép các sỹ quan khám xét những khu vực bị tình nghi.

Cả thuế quan nhập khẩu theo quy định Đạo luật Đường và các biện pháp thực thi đạo luật này đều khiến các lái buôn ở vùng New England hoang mang. Họ cho rằng việc chi trả các khoản thuế, thậm chí ở mức thấp vẫn có thể khiến công việc kinh doanh của họ bị phá sản. Các lái buôn, các cơ quan lập pháp và các cuộc họp của thị chính đều phản đối đạo luật. Các luật sư ở thuộc địa đã phản đối với khẩu hiệu “đánh thuế không cần đại diện” để thuyết phục nhiều người Mỹ rằng họ đang bị chính mẫu quốc áp bức.

Cuối năm 1764, Quốc hội ban hành Đạo luật Tiền tệ nhằm ngăn chặn các loại tiền giấy kể từ nay được phát hành ở bất kỳ thuộc địa nào thuộc Hoàng gia không được trở thành đồng tiền hợp pháp. Do các thuộc địa luôn bị thâm hụt thương mại và thường xuyên thiếu ngoại tệ mạnh, nên biện pháp này đã gây thêm một gánh nặng nghiêm trọng cho nền kinh tế thuộc địa. Một đạo luật cũng bị thuộc địa phản đối tương tự là Đạo luật Hậu cần được thông qua năm 1765 yêu cầu các thuộc địa phải cung cấp thực phẩm và doanh trại cho các đơn vị quân đội Hoàng gia.