Lịch sử văn minh nhân loại/Tam hoàng Ngũ đế/Thần nông
Thân thế
[sửa]Thần Nông (3220 TCN—3080 TCN), thường được biết với tên gọi Viêm Đế (炎帝). Thần Nông là một vị thần huyền thoại Là một trong Tam Hoàng . Theo theo truyền thuyết ông ta là thủ lĩnh nổi tiếng của bộ lạc Khương thời cổ đại. Một số bộ lạc này cư trú ở lưu vực Khương Thủy, Mễ Đới Sinh ở thị trấn Bắc Lệ Sơn. Thành phố Tùy Châu tỉnh Hồ Bắc ngày nay. Đầu tiên cư trú ở huyện Trần, về sau xuống dời hướng đông và định cư ở Khúc Phụ (nay là phía đông bắc huyện Khúc Phụ Tỉnh Sơn Đông).
Đại Việt sử ký toàn thư xem Thần Nông là Thủy tổ của người Việt, Vương quốc của ngài bao trùm cả sông Dương Tử lẫn một phần sông Hoàng Hà và kéo dài xuống phía Nam tới khu vực mà hiện giờ là đồng bằng sông Hồng của Việt Nam. Thần Nông còn có tên gọi khác là Viêm Đế (vua xứ nóng, vua phương Nam). Thần Nông được coi là vị Thần cai quản phương Nam (vùng đất Bách Việt).
Sự nghiệp
[sửa]Chế tạo
[sửa]- Người ta cũng cho rằng Thần Nông đóng một vai trò trong việc tạo ra cổ cầm, cùng với Phục Hy và Hoàng Đế.
- Người đã dạy dân người Việt nghề làm ruộng, chế ra cày bừa và là người đầu tiên đã làm lễ Tịch Điền (còn gọi là lễ Thượng Điền, tổ chức sau khi gặt hái, thu hoạch mùa màng) hoặc Hạ Điền (lễ tổ chức trước khi gieo trồng)
- Người phát triển nghề làm thuốc trị bệnh bằng dược thảo tạo ra từ dược tánh của cây cỏ
Kinh sách
[sửa]- Thần Nông bản thảo kinh - Sách du+ợc thảo