Lịch sử văn minh nhân loại

Tủ sách mở Wikibooks

Thời kỳ sơ khai tối cổ của Trung Quốc. Văn minh Trung Hoa mới bắt đầu khởi phát nên còn rất thô sơ và dân chúng rất thưa thớt, sống thành từng nhóm nhỏ theo lối du mục, không có chữ viết và cũng không có dấu tích công trình gì còn sót lại. Điều này khiến việc nghiên cứu để biết rõ các triều đại tối cổ này khá khó khăn. Do không có di tích đủ lớn để khảo cứu nên mô tả về thời kỳ này mang tính truyền thuyết, huyền thoại nhiều hơn là thực tế lịch sử.

Thời tiền sử, khi sản xuất còn lạc hậu, xã hội nguyên thủy phổ biến ở các bộ lạc bởi khả năng có thể tập hợp nhân lực trong sản xuất cũng như chống lại các tai họa đến từ thiên nhiên, muông thú và thậm chí cả con người (cụ thể là các liên minh bộ lạc khác). Xuất phát bởi nhu cầu thực tế đó, dần dần hình thành thể thức bầu cử để lựa chọn một cá nhân có năng lực giữ vai trò thủ lĩnh với mục đích lãnh đạo các thành viên bộ lạc cùng chung sức sản xuất, tự vệ cũng như phân phối công sản theo bình quân sinh hoạt. Theo thể thức này, định kỳ các thành viên bộ lạc sẽ họp bàn rồi bầu chọn một cá nhân làm thủ lĩnh liên minh, đa số sẽ quyết định ai có khả năng nhất, sau đó người thủ lĩnh sẽ tự động nhường lại vị trí của mình cho kẻ khác khi họ không còn đủ sức để gánh vác trọng trách nữa.

Sang thời Tam Hoàng Ngũ Đế, trong các liên minh bộ lạc đã phôi thai hiện tượng truyền ngôi vị thủ lĩnh cho con đẻ hoặc các cháu trong dòng họ, bất kể nội hay ngoại, không phân biệt nam nữ, miễn là có tài sẽ được trọng dụng. Nhiều thư tịch cổ đã ghi nhận việc chế độ Quân chủ thế tập ở Trung Quốc xuất hiện từ thuở khai sơ, đó là liên minh bộ lạc như: Phục Hy thập lục thị,[4] Viêm Đế Khôi Ngỗi thị, Viêm Đế Thần Nông thị,[5] Hoàng Đế Hiên Viên thị...[6] Cũng từ đó mà mỗi lần thay đổi triều đại lại xảy ra xung đột đổ máu, vì những quần thần không phục thủ lĩnh mới của thị tộc khác, nổi trội hơn cả là cuộc chiến giữa Hoàng Đế và Xi Vưu. Bởi Nghiêu Thuấn phá vỡ thông lệ này nên dân tộc Trung Hoa tự hào về thời đại hoàng kim của họ với điều đáng quý là việc nhường ngôi cho người hiền.[7]