Lịch sử văn minh nhân loại/Tam hoàng Ngũ đế/Phục Hy

Tủ sách mở Wikibooks

Thân thế và sự nghiệp[sửa]

Theo truyền thuyết Trung Hoa, ông sinh ra tại Thành Kỷ (成紀, nay có lẽ là Thiên Thủy, Cam Túc) sau dời tới Trần Thương (陳倉). Đóng đô tại đất Trần Uyển Khâu (nay là Hoài Dương, Hà Nam). Về hình dạng, ông thường được mô tả là thân rồng đầu người, hoặc thân rắn đầu người, nhân thế được người đời sau xưng là Long tổ (龍祖).

Trong văn hóa Trung Hoa, ông là một hình tượng lớn và nổi tiếng vì người Trung Hoa cho rằng Phục Hy là người sáng lập của văn minh Trung Hoa. Ông được cho là người phát minh ra chữ viết, nghề đánh bắt cá, và bẫy thú. Theo truyền thuyết, ông còn là người đã kiến thuyết Bát quái[1] (八卦). Phục Hy được cho là đã phát hiện cấu trúc Bát quái từ các dấu trên lưng một con Long Mã (có sách viết là một con rùa) nổi lên từ dưới sông Lạc Hà, một sông nhánh của Hoàng Hà. Cách sắp xếp Bát quái này đã sinh ra Kinh Dịch trong thời nhà Chu. Phát kiến này còn được cho là nguồn gốc của thư pháp.

Theo Sơn hải kinh, Phục Hy và Nữ Oa lại là một người bình thường sống ở một ngọn núi hư cấu mang tên Côn Lôn. Một ngày, họ đốt lửa ở hai nhánh cây khác nhau và tự dưng 2 ngọn lửa lại hòa làm một. Từ đó, họ quyết định trở thành vợ chồng. Cả hai nặn hình người đất và ban sự sống cho chúng, từ người đất thì loài người đã được sinh ra.

Công trinh[sửa]

Hà đồ[sửa]

Theo như trong truyền thuyết, thì vào khoảng 5 nghìn năm trước. Lúc đó là thời vua Phục hy, đang đi tuần thú ở phương nam.Đi qua con sông hoàng hà, có con long mã hiện lên, với 55 dấu chấm đen trắng trên lưng. Sau đó ông về vẽ lại, rồi đặt tên cho bức vẽ này là Hà Đồ. Đến sau này, cũng từ bức vẽ này, phục hy vẽ thành Tiên Thiên Bát Quái. Bức vẽ hà đồ, có hình như bên dưới:


Nguyên lý của hà đồ, là dùng các chấm để biểu thị tổ hợp thành, bao gồm từ 1 chấm đến 10 chấm.

  • Tạo ra một tổ hợp đồ hình như sau: 5 vào 10 cấu thành trung cung. Với số lẻ là dương, màu trắng, đại diện cho Thiên số (sinh số). Còn số chẵn là Âm, màu đen, đại diện Địa số (thành số).
Âm dương Số Hà đồ Màu số Thiên Địa số
Dương Các số lẻ 1,3,5,7,9 màu trắng Thiên số
Âm Các số chẳn 2 4,6,8,10 màu đen Địa số
  • Hà đồ lấy 10 số này tạo hợp thành 5 phương, ngũ hành, Âm Dương, tượng Thiên Địa.Phương pháp đồ hình, là lấy vòng trắng làm Dương, là Trời, là số lẻ. Còn chấm đen là Âm, là Đất, là số chẵn. Kèm theo đó là lấy Trời Đất hợp 5 phương, lấy Âm Dương hợp ngũ hành.
Phương hướng Chấm Hà Đồ Tứ tượng Ngũ hành
Ở phương bắc Là 1 chấm trắng bên trong, 6 chấm đen bên ngoài. Tương ứng với Sao Huyền Vũ, ngũ hành thủy (tượng trưng cho nước).
Ở phương đông Là 3 chấm trắng bên trong, 8 chấm đen bên ngoài. Tương ứng với Sao Thanh Long, ngũ hành là mộc (tượng trưng cho cây, gỗ).
Ở phương nam 2 chấm đen bên trong, 7 chấm trắng bên ngoài. Tương ứng với Sao Chu Tước, ngũ hành là hỏa (tượng trưng cho lửa).
Ở phương tây 4 chấm đen bên trong, 9 chấm trắng bên ngoài. Tương ứng với Sao Bạch Hổ, ngũ hành là kim (tượng trưng cho kim loại, vàng).
Ở giữa (trung ương) 5 chấm trắng bên trong, 10 chấm đen bên ngoài ngũ hành là thổ (tượng trưng cho đất).
7
2
8 3 5,10 4 9
1
6

Biểu đồ âm dương[sửa]

Phục hy chế tạo ra Hào vạch dùng để biểu thị Âm dương - 2 cá tánh đối nghịch trong thuyết âm dương của Phật tổ như sau

  • Dương được biểu thị bằng một vạch liền . __
  • Ậm được biểu thị bằng một vạch đứt . _ _

Bát quái[sửa]

Bát quái từ Hán việt có nghỉa là là 8 quẻ được sử dụng trong vũ trụ học Đạo giáo đại diện cho các yếu tố cơ bản của vũ trụ . Mỗi quẻ được Phục hy biểu diển gồm ba hàng, mỗi hàng là nét rời (hào âm) hoặc nét liền (hào dương), tương ứng đại diện cho âm hoặc dương

乾 Càn
Thiên/Trời
兌 Đoài
Trạch/Đầm/Hồ
離 Ly
Hỏa/Lửa
震 Chấn
Lôi/Sấm
巽 Tốn
Phong/Gió
坎 Khảm
Thủy/Nước
艮 Cấn
Sơn/Núi
坤 Khôn
Địa/Đất


Bát quái có thể hình thành từ triết lý âm dương. Những mối tương quan trong triết lý này được cho là của Phục Hy, như sau:

Sơ đồ hình thành bát quái.
無極生有極、有極是太極、
太極生兩儀、即陰陽;
兩儀生四象: 即少陰、太陰、少陽、太陽、
四象演八卦、八八六十四卦

Vô cực sanh hữu cực, hữu cực thị thái cực;
Thái Cực sanh lưỡng nghi, tức âm dương;
Lưỡng nghi sanh tứ tượng: tức thiếu âm, thái âm, thiếu dương, thái dương;
Tứ tượng diễn bát quái, bát bát lục thập tứ quái.
Hình bát quái Giá trị nhị phân Tên Ý nghĩa: Wilhelm Hình ảnh trong tự nhiên (pp.l-li) Phương hướng(p. 269) Mối quan hệ gia đình (p. 274) Bộ phận cơ thể (p. 274) Tính chất (p. 273) Giai đoạn/Trạng thái (pp.l-li) Linh vật (p. 273)
1 111
Càn
sáng tạo thiên (trời)
tây bắc cha đầu cứng, mạnh, khỏe sáng tạo
mã (ngựa)
2 110
Đoài
vui sướng trạch (đầm, hồ)
tây con gái út miệng dễ chịu thanh bình
dương (con dê)
3 101
Ly
bám lấy hỏa (lửa)
nam con gái thứ mắt soi sáng, sự phụ thuộc bám lấy, sự rõ ràng, thích nghi
trĩ (con chim trĩ)
4 100
Chấn
khơi dậy lôi (sấm sét)
đông con trai trưởng chân dịch chuyển có tác động khởi đầu
Long (rồng)
5 011
Tốn
dịu dàng phong (gió)
đông nam con gái trưởng bắp đùi thông suốt (hiểu rõ) sự len vào một cách dễ chịu
kê (con gà)
6 010
Khảm
không đáy thủy (nước)
bắc con trai thứ tai nguy hiểm đang chuyển động
thỉ (con heo)
7 001
Cấn
vững chắc sơn (núi)
đông bắc con trai út tay thư giãn, đứng vững hoàn thành
cẩu (con chó)
8 000
Khôn
tiếp thu địa (đất)
tây nam mẹ bụng hết lòng (tận tụy), dễ tính dễ tiếp thu
ngưu (con trâu)