Lịch sử văn minh nhân loại/Tam giáo/Phật giáo/Bát chính đạo
Chánh kiến (正見): Hiểu biết chân chính
[sửa]Hành giả bằng học tập, bằng kinh nghiệm thực hành có được kiến thức về đạo đức, đạo lý. Cơ sở kiến thức căn cứ theo lời Phật dạy, là những giáo lý Luật Nhân Quả, Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Mười Hai Nhân Duyên, Tứ vô Lượng Tâm, Tứ Chánh Cần, Ngũ Căn Ngũ Lực, Thiền Định, Không chấp công, ....
Chánh tư duy (正思唯) : Suy nghĩ chân chính
[sửa]Hành giả nhờ những kiến thức từ Chánh Kiến để suy nghĩ đúng đắn, nhằm đem lại lợi ích, an vui cho cộng đồng.
- Hành giả thực hành chánh tư duy để xây dựng tâm hồn, thành đạo đức hiền lương theo từng lần tác ý.
- Khi khởi tâm bất thiện, hành giả quyết chí diệt trừ, biết hối hận ăn năn, biết canh phòng lần khác.
- Khi tiếp xúc với cuộc sống, hành giả luôn chủ động tác ý thiện lành, tự nhắc chẳng có ta, để mà tham sân giận.
- Hành giả thường tự răn tự nhắc, phải biết sống vị tha, luôn cung kính ái hòa, không khoe khoang kiêu mạn.
- Hành giả thường khởi tâm tôn kính Mười phương Phật Pháp Tăng, như ngưỡng vọng cao sơn, còn mình như bụi rác.
- Hành giả thường khỏi tâm từ bi ban rải khắp nơi.
- Hành giả tự nhắc mình tránh khỏi những ô nhiễm thấp hèn, gắng giữ giới hạnh sạch trong theo gương các bậc Thánh.
- Việc tu hành tiến bộ căn cứ vào việc hành giả ngày càng tinh tế, kiểm soát tâm ý mình và phát hiện ra những ý niệm sai.
Chánh ngữ (正語་): Lời nói chân chính
[sửa]Hành giả thực hành nói những lời mang lại an vui hạnh phúc cho cộng đồng. Không chê bai bừa bãi, không nói điều dơ bẩn, không nói điều khen mình, không nói điều đua ganh, không nói điều giả dối,... Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp phải nói ra những lầm lỗi của người khác để họ biết sửa lỗi và tránh thiệt hại cho cộng đồng. Cần thực hành nói những lời hòa ái, khen ngợi người tốt cho người khác nghe, thường ngợi ca đạo lý Phật dạy, thường nói về nhân quả, về nhiều kiếp luân hồi,... Hành giả làm được thiện nghiệp hay ác nghiệp căn cứ vào từng lời nói đạo đức hay không đạo đức.
Chánh nghiệp (正業): Hành vi chân chính
[sửa]hành giả thực hiện những việc làm cụ thể và đem lại niềm vui cho cộng đồng. Hành giả không thực hiện, ngăn người khác thực hiện những điều ác độc gây đau khổ chúng sinh, chỉ làm những việc lành và khuyến khích người khác làm những việc lành, cho chúng sinh an lạc.Có khi là nhường người tốt tiến lên, có khi là gánh lấy những trách nhiệm nặng nhọc, có khi là nghiêm khắc ngăn kẻ xấu làm sai, có khi là trợ giúp những ai làm điều thiện. Hành giả rất siêng năng lễ kính Phật, sám hối nghiệm nghìn xưa, việc bất thiện không làm nữa, việc thiện lành gắng vun bồi. Các bậc Bồ tát lại có những Chánh nghiệp phi thường, thường gián tiếp giúp đỡ mà chúng sinh không biết. Hành giả thực hành vô số việc làm cụ thể để tạo thành vô biên phước báo.
Chánh mạng (正命): Nghề nghiệp chân chính
[sửa]hành giả làm nghề nghiệp giúp nuôi sống bản thân mình. Nhờ phước báo từ Chánh Nghiệp, mà hành giả được tự do chọn lựa nghề nghiệp sao cho phước lành sinh thêm mãi. Nghề tốt phải gồm đủ 2 yếu tốt: tạo phước từng ngày và có thời gian tu tập. Riêng nghề tu sĩ là "khất thực"(xin ăn), nhưng không luồn cúi thấp hèn mà luôn đĩnh đạc uy nghi.
Chánh tinh tấn (正精進): Nỗ lực kiên trì tu tập chân chính
[sửa]hành giả thực hành cách nhiệp tâm trong thiền định. Ở giai đoạn này, hành giả gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại trong quá trình tu tập. Dù còn nhiều chướng ngại, nhưng hành giả vững lòng thực hành thiền định hướng về mục tiêu Vô ngã. Công phu thiền định được thực hành cẩn thận, được sự nhắc nhở của các bậc Chân tu để có thể tiến đạo.
Chánh niệm (正念): Chánh niệm tỉnh giác.
[sửa]Trải qua thời gian tu hành chân chính, hành giả dần đạt được trạng thái chánh niệm tỉnh giác. Ở trạng thái này, hành giả kiểm soát tâm, không mờ mịt mê lầm, chạy theo ngoài thanh sắc. Tuy chỉ mới bắt đầu, chưa phải đã vào sâu trong quá trình tu tập, hành giả cần cẩn thận tác ý, tránh kiêu căng kiêu mạn.
Hành giả còn cần trải qua nhiều kiếp an trú vững chắc mới hết giai đoạn Chánh niệm. Giá trị tu hành của giai đoạn này để hành giả diệt trừ được 5 triền cái theo trình tự: Tham(vị này không còn tham lam, muốn tích trữ bất cứ thứ gì), Sân(vị này không còn nổi nóng vì bất cứ lý do gì), Hôn trầm (nếu cần phải tỉnh táo không ngủ, thì tỉnh rất dễ dàng, dù cơ thể sẽ mệt), Nghi (có trí tuệ thông hiểu rất nhiều điều trong cuộc sống), Trào cử (thân người trong thiền định cứng chắc, có thể ngồi thiền rất lâu dài). Với đạo đức rất trọn vẹn và thiện nghiệp lớn lao, hành giả có thể chứng đắc được Thánh quả Tu Đà Hoàn(Sơ quả) và Tư Đà Hàm (Nhị quả) trong giai đoạn Chánh niệm.
Chánh định (正定་): Hành giả kiên trì thực hành tu tập để vượt qua 4 tầng thiền định.
[sửa]Cơ sở 4 tầng thiền
- sơ thiền (ly dục ly ác pháp sinh hỷ lạc, có tầm, có tứ) .
- Nhị thiền (diệt tầm, diệt tứ, định sinh hỷ lạc, nội tĩnh, nhất tâm) .
- Tam thiền (ly hỷ, trú xả) .
- Tứ thiền (xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh)
cùng với những phương pháp hỗ trợ như tứ niệm xứ, quán niệm hơi thở, quán thân vô thường... được đề cập trong kinh tạng Pali.Với đạo đức rất trọn vẹn và thiện nghiệp lớn lao, hành giả có thể chứng đắc được Thánh quả Tư Đà Hàm(Tam quả).Sau khi đã đạt Tứ thiền, hành giả quán chiếu đầy đủ về Vô Ngã, vị này sẽ chứng đạt Tam minh gồm: Túc mạng minh, Thiên nhãn minh, Lậu tận minh. Chứng tam minh xong, hành giả giải thoát hoàn toàn, thành tựu thánh quả A-la-hán, các vị A-la-hán tuyên bố "Tái sinh đã tận, hạnh thánh đã thành, việc nên đã làm, không còn trở lại sinh tử này nữa".