Lịch sử văn minh nhân loại/Bách gia chư tử/Lão tử

Tủ sách mở Wikibooks

Lão Tử (chữ Hán: 老子, cũng được chuyển tự thành Lao Tzu, Lao Tse, Laotze, Laotsu trong các văn bản Tây Phương) là một nhân vật chính yếu trong Triết học Trung Quốc là người sáng lập ra Lão giáo.

Thân thế[sửa]

Lão Tử vốn tên là Lý Nhĩ, tự Bá Dương, hiệu Lão Tử, lại hiệu Lão Đam. Lão tử sống ở thế kỉ IV TCN[cần dẫn nguồn], thời Bách gia chư tử và thời Chiến Quốc. Lão Tử được coi là người viết Đạo đức kinh (道德經) - cuốn sách của Đạo giáo có ảnh hưởng lớn, và ông được công nhận là ông tổ của Đạo giáo (Đạo tổ 道祖).

Sự nghiệp[sửa]

Châu Văn Vương lúc ấy làm ở Tây Bá từng mời ông ta làm quan (Thủ Tàng sử) giữ kho sử, quản lý kho sách của nội cung. Thời Châu Võ Vương ông ta đảm nhiệm trụ hạ sử, đây là một chức quan chưởng quản điển chương văn vật. Ông làm mãi cho đến thời Châu Thành Vương, sau đó truyền thuyết nói thời đại Chiêu Vương từ quan ở ẩn.

Thời Chiêu Vương năm 23, ông đánh xe trâu đi về ải Hàm Cốc. Người giữ ải là Lệnh Y Hỷ cũng là người thích đạo thuật, lúc Lão Tử chưa đến ông trông thấy có một mống trời màu tím từ đông thẳng sang tây, lúc đó rất vui mừng ngẩng trông, nghĩ có thánh nhân đến, bèn đích thân vui mừng đón ông và hỏi đạo lý với Lão Tử. Nghe nói Lão Tử ở chốn này viết xong quyển Đạo đức Kinh 5000 chữ, đó là quyển sách nổi tiếng của ông.

Lão Tử vì sao muốn vượt qua ải? Có người nói ông đã trông thấy triều Châu sắp có loạn, do đó muốn đi nơi xa khác để ẩn Nhưng cũng có người nói ông muống đến Tây Vực giáo hóa một vài tộc khác chưa có văn hóa, thậm chí có người còn nói ông ta đến Án Độ một vùng giáo đạo của Phật Thích Ca Mâu Ni sau này.

Có một sự kiện tuy không tìm được chứng cứ vô cùng xác thực, so ra rất đáng tin, nghe nói thời Châu Kinh Vương năm thứ 17, Khổng Tử từng qua hỏi đạo với Lão Tử. Lão Tử khuyên bạn thanh niên này nên thu lại tài năng, muốn hiểu được đại trí thì phải giống như chủ tài sản lớn khéo dấu kín của cải vậy. Khổng Tử nghe lời dạy sau đó khen rằng:

”Chim, ta biết nó có thể bay, cá ta biết nó có thể lội, thú nó có thể chạy, đến như rồng lúc ẩn hiện ở trên mây, gió thì khó có thể lường được.Ta ngày nay đã trông thấy Lão Tử, ngài chẳng phải là một con Rồng sao?”.

Do đó có thể thấy trình độ tâm chiết của Khổng Tử đối với vị tiền bối náy, nhân đây nhân gian mãi lưu truyền “Khổng Tử vấn lễ đồ” vẽ bức tranh một học giả trẻ với một ông lão râu mày đều trắng phau khom lưng học hỏi, bên cạnh họ có xe cộ tùy tùng.Thanh niên ấy chính là Khổng Tử và ông già dĩ nhiên là Lão Tử rồi. Đây là một lần đại tụ hội của Nho gia và Đạo gia, một hình ảnh rất đẹp đẽ, rất xúc động, ý vị, sâu xa.

Châu Noãn Vương năm thứ 9, Lão Tử đi ra khỏi cửa ải, bay lên núi Côn Lôn, cũng là núi của chư Thần Tiên, nghe nói lúc ở triều Tần, ông lại giáng sanh ở ven sông Hiệp Hà, hiệu là Hà Thượng Công, truyền đạo cho An Kỳ Sinh, sau này cũng thành Thần Tiên nổi tiếng.

Thời Hán Văn Đế, lại hóa thành Quảng Thành Tử. Văn Đế luôn thích đọc Lão Tử, liền sai người mời ông hỏi đạo. Quảng Thành Tử nói: “Đạo đức là tối quý, tối tôn, cao đến vô thượng, đâu dám có thể nghe người sai bảo”.

Lúc ấy, Văn Đế bàn đích thân xa giá đến thăm. Nhưng trong lòng Văn Đế vẫn không vui, bèn nói :

”Thiên hạ rộng lớn đến đâu đều là lãnh thổ của trẫm, tiên sinh tuy có đạo, cuối cùng là thần dân của trẫm, không những không giữ lễ của thần tử, vì sao còn tự cao tự đại thế? Trẫm có năng lực khiến ngươi trong khoảng khắc biến thành nghèo hèn hay giàu sang!”.

Quảng Thành Tử nghe xong vừa vỗ tay vừa nhảy, chầm chậm bay lên giữa không trung, giống như một đám mây, cách mặt đất khoảng hơn 100 trượng, rồi dừng lại trong không trung yên lặng. Rất lâu mới cúi đầu xuống đáp lời với Văn Đế:

“Tôi nay, trên không phải là trời, dưới không phải là đất, giữa không giống người, đâu dám là tử dân của ai hở? Bệ hạ, Ngài làm sao có thể khiến tôi giàu sang hay bần tiện được?”.

Văn Đế thấy cảnh kỳ lạ hiếm có này mới giác ngộ, vốn chính thật là thần tiên không phải người phàm, lúc đó vội vàng xuống xe, cúi đầu làm lễ, bày tỏ ý khiêm tốn.

Chuyện giống như thế, từ đời Hán đến đời nhà Đường ở nhân gian truyền tụng mãi không dứt. Tông thất triều đại Đường, bởi vì họ Lý, lúc đó bèn thờ cúng Lão Tử là “Huyền Nguyên Hoàng Đế”. Đạo giáo cũng theo đó thành quốc giáo của nhà Đường, cực hưng thịnh một thời.