Bài 2: Mặt Trời mọc và lặn

Tủ sách mở Wikibooks

Chuyển động của Mặt Trời[sửa]

Hiện tượng Mặt Trời mọc và lặn[sửa]

Giải thích hiện tượng[sửa]

Trước thế kỷ 16, người ta cho rằng Trái Đất là trung tâm của vũ trụ, Mặt Trời và các thiên thể khác quay xung quanh Trái Đất, do vậy ta nhìn thấy được hiện tượng Mặt Trời mọc và lặn.

Đến thế kỷ 16, người ta dựa vào hiện tượng tự quay của Trái Đất để giải thích hiện tượng này và được áp dụng cho đến ngày nay. Do Trái Đất tự quay xung quanh trục từ Tây sang Đông, nên khi đứng trên Trái Đất ta thấy Mặt Trời di chuyển từ Đông sang Tây (mọc đằng Đông, lặn đằng Tây). Thời gian để Trái Đất tự quay một vòng hết 24 giờ, do đó mà một ngày-đêm cũng kéo dài 24 giờ.

Chuyển động nhìn thấy và chuyển động thực sự[sửa]

Con người cổ đại cho rằng hiện tượng Mặt Trời mọc và lặn là do nó quay quanh Trái Đất. Giả thuyết này không phải là phát biểu vô căn cứ bởi đây là kết luận sau hàng nghìn năm quan sát bầu trời của con ngươi. Tuy nhiên, chuyển động mà chúng ta quan sát từ Trái Đất chỉ là chuyển động nhìn thấy của chúng ta, không phải là chuyển động thực sự của vật thể.