Học Pascal/Cơ bản
Thành phần của Pascal
[sửa]Cấu trúc cơ bản của một chương trình thường có dạng:
<Phần khai báo>
<Phần thân>
Trong đó:
- Phần khai báo: Dùng để khai báo tên chương trình, thư viện, hằng, biến và chương trình con được sử dụng trong chương trình chính (có thể có hoặc không).
- Phần thân: Là dãy các câu lệnh được chương trình chính thực hiện, bắt đầu bằng từ khóa
Begin
và từ khóaEnd.
(bắt buộc phải có trong chương trình).
Từ khóa
[sửa]Dùng trong phần khai báo
[sửa]Program
: Khai báo tên chương trình.Uses
: Khai báo các thư viện được dùng (nếu dùng nhiều thư viện thì dùng dấu phẩy ngăn cách các thư viện), có thể làDos
, hoặcCrt
, hoặcGraph
,....
Var
: Khai báo tên các biến sẽ sử dụng (nếu dùng nhiều biến thì dùng dấu phẩy để ngăn cách giữa các biến).Const
: Khai báo các hằng (nếu dùng nhiều hằng cần thêm dấu phẩy để ngăn cách).Type
: Khai báo kiểu liệu.Procedure
: Thủ tục (chương trình con).Function
: Khai báo hàm (chương trình con).
Dùng trong phần thân
[sửa]Begin
Bắt đầu chương trình.End.
(bắt buộc có dấu chấm): Kết thúc chương trình. Mọi câu lệnh sau từ khóa này đều không được thực hiện.
Thể loại dòng lệnh
[sửa]Dòng lệnh đơn
[sửa]Dòng lệnh đơn là một dòng lệnh thường thực thi một nhiệm vụ và kết thúc bằng dấu ;
Cú pháp: Câu_Lệnh;
Có chương trình ví dụ sau:
Program HoTen;
Begin
Writeln('hello?');
Readln;
End.
Dòng lệnh phức
[sửa]Dòng lệnh phức là một tập hợp của nhiều dòng lệnh đơn được nhóm lại bởi hai từ khóa begin
và end;
. Câu lệnh trước từ khóa end
không nhất thiết phải có dấu ;
ở cuối dòng. Thêm một dấu ;
ở cuối dòng lệnh cuối thật ra sẽ thêm một câu lệnh rỗng vào dòng lệnh phức.
Cú pháp:
Begin
<Dãy các câu lệnh đơn>;
End;
Chương trình ví dụ:
Chương trình | Kết quả | Chương trình | Kết quả |
---|---|---|---|
Program so_sanh;
Var a,b:integer;
Begin
Write('Nhập a, b: ');
Readln(a,b);
If a=b then
begin
Writeln(a,' không lớn hơn ',b);
Writeln('a bằng b');
end;
Readln
End.
|
9 9
9 không lớn hơn 9
|
Program HoiTuoi;
Var tuoi:byte;
Begin
Writeln('Bạn mấy tuổi?');
Readln(tuoi);
If tuoi <= 20 then
begin Writeln('Bạn còn nhỏ.');
Writeln('Có thể bạn còn đi học.');
end
else
begin writeln('Bạn không còn nhỏ.');
writeln('Có thể bạn đang đi làm.');
end;
Readln
End.
|
Bạn mấy tuổi?
Bạn còn nhỏ.
Có thể bạn đang đi làm. |
Chỉ thị
[sửa]Chỉ thị (comment) dùng để cho chương trình biết cần phải làm một việc gì trước khi thực thi mà chẳng hạn như duyệt lỗi, kèm hồ sơ ngoài với chương trình Pascal. Ngoài ra khi tiếp nhận một chương trình thì cách dễ hiểu chương trình đó là đọc comment.
Chú thích của Pascal được đặt trong ngoặc nhọn, ví dụ: { comment }, hoặc là ngoặc đơn với sao, ví dụ: (* comment *), trong Free Pascal, ký hiệu // chỉ ra rằng các ký tự sau đó (ở cùng dòng với nó) là chú thích, ví dụ: // comment. Chú thích không ảnh hưởng đến các lệnh của chương trình. Mọi chú thích sẽ tự động bỏ qua trong quá trình dịch.
Cú pháp:
{Chỉ Thị}
//Chỉ Thị
(*Chỉ Thị*)
Cấu trúc của Pascal
[sửa]Theo như thành phần của Pascal, một chương trình thường có cấu trúc như sau:
{----Phần khai báo----}
<Phần tạo Unit mới>
PROGRAM <Tên chương trình>;
USES <Thư viện, cách nhau bởi ",">;
CONST <Hằng số>;
TYPE <Kiểu dữ liệu>;
VAR <Các biến>;
PROCEDURE <Thủ tục>;
FUNCTION <Hàm>;
{----Phần thân----}
BEGIN
{Dãy các câu lệnh được chương trình thực hiện};
END.
Lưu ý
[sửa]- Pascal không phân biệt chữ hoa hay chữ thường (tức là abc hay ABC hay aBc đều giống nhau).
- Pascal là ngôn ngữ lập trình bằng tiếng Anh nên sẽ không thể sử dụng tiếng Việt (các ví dụ trên đây đều có sử dụng tiếng Việt để người xem dễ hiểu).