Hóa học đại cương/Tên gọi chất hóa học
Đơn chất
[sửa]Đơn chất là chất được cấu tạo từ một nguyên tố, như oxy (O2), nitơ (N2), ...
Cách gọi tên tổng quát
[sửa]Giống với cách gọi tên một nguyên tố: O2 gọi là oxy, N2 gọi là nitơ, F2 gọi là fluor, ...
Đối với một số đơn chất khác
[sửa]Một số đơn chất như O3, O4, ... không được gọi tên như là một nguyên tố. Lúc này ta sẽ gọi danh pháp riêng của nó.
Ví dụ: O3 gọi là ozon, O4 gọi là oxozon, ...
Hợp chất
[sửa]Hợp chất là chất được cấu tạo từ hai nguyên tố trở lên, được chia ra làm hai nhóm lớn:
Hợp chất vô cơ
[sửa]Tổng quát
[sửa]Cách gọi: Tiền tố-tên nguyên tố + tiền tố-nhóm chức.
Các tiền tố thường gặp: mono-: 1 (có thể không cần gọi cũng được), di-: 2, tri-: 3, tetra-: 4, penta-: 5, hexa-: 6, hepta-:7, octa-:8, nona-: 9, deca-:10, ...
Ví dụ: CO2 gồm một nguyên tố carbon và hai nguyên tố oxy. Đây là một hợp chất oxide do cấu tạo từ hai nguyên tố, trong đó một nguyên tố là oxy. Vậy có thể gọi là: monocarbon dioxide hoặc carbon dioxide.
Đối với acid
[sửa]Công thức tổng quát: HxA, với x là hệ số của H, A là một nguyên tố hoặc một nhóm chức bất kỳ.
Ví dụ: H2SO4 gồm ba nguyên tố là hydro, oxy và lưu huỳnh. Đây là một acid do cấu tạo từ hydro và nhóm chức -SO4 (nhóm sulfat, ở đây ta có thể gọi là gốc acid sulfat). Vậy ta có thể gọi là: acid sulfuric (acid này có oxy).
Hợp chất hữu cơ
[sửa]Hơi phức tạp để có thể gọi tên các hợp chất này, vì có nhiều ngoại lệ. Sau đây là cách gọi một số loại hợp chất hữu cơ thường gặp:
Alkan, alken, alkyn, alkadien
[sửa]Cách gọi: Tiền tố hữu cơ + an/en/yn/adien.
Các tiền tố hữu cơ thường gặp: meth-: 1, eth-: 2, prop-: 3, but-: 4, pent-: 5, hex-: 6, hept-:7, oct-:8, non-: 9, dec-:10, ...
Ví dụ: CH4: methan, H2C=CH2: ethen.
Hợp chất của nhóm chức hữu cơ và nguyên tố khác
[sửa]Các nhóm chức hữu cơ hay gặp: CH3- (methyl), CH2= (methyliden), -CH2- (methylen), ...
Cách gọi: Nhóm chức hữu cơ + tiền tố-tên nguyên tố-ide.
Ví dụ: CH3Cl: Methyl chloride, CHCl3: Methyl trichloride.