Hóa học đại cương/Phản Ứng Hóa Học/Phản Ứng Ôxy Hóa
Phản Ứng Ôxy Hóa
[sửa]Phản Ứng Ôxy Hóa là một Phản ứng hóa học được tìm thấy từ phản ứng rỉ sét của các các kim loại để ngoài không khí . Thí dụ như Sắt rỉ
Quá trình sắt rỉ là hóa trình sắt bị ôxy hóa trở thành Sắt rỉ . Kết hợp giửa Sắt (Fe) và Ôxy (O) có thể biểu diển bằng liên kết hóa học
Một chất ôxi hóa (hay tác nhân ôxi hóa) là:
- Một hợp chất hóa học có khả năng chuyển giao các nguyên tử ôxy hoặc
- Một chất thu các điện tử trong một phản ứng ôxi hóa khử.
Định nghĩa trên là dễ áp dụng cho những gì mà phần lớn mọi người hay được đọc về nó. Nó cũng là nghĩa mà phần lớn các nhà hóa học hữu cơ hay sử dụng. Trong cả hai trường hợp, chất ô xi hóa bị khử trong phản ứng hóa học.
Hiểu một cách đơn giản thì:
- Chất ôxi hóa bị khử.
- Chất khử bị ôxi hóa.
- Tất cả các nguyên tử trong phân tử đều có thể gán cho một số ôxi hóa. Giá trị này bị thay đổi khi có một chất ôxi hóa tác dụng lên chất nền.
- Phản ứng ôxi hóa khử diễn ra khi các điện tử được trao đổi.
Để ghi nhớ chỉ cần hiểu rằng: Quá trình ôxi hóa là mất điện tử, quá trình khử là thu điện tử.
Ví dụ về quá trình ôxi hóa
[sửa]Phản ứng tạo ra ôxít sắt (III):
- 4Fe + 3O2 → 2Fe2O3
Trong phương trình trên, sắt (Fe) có số ôxi hóa ban đầu bằng 0 và bằng 3+ sau phản ứng. Đối với ôxy (O) thì số ôxi hóa của nó ban đầu là 0 và giảm xuống 2-. Các thay đổi này có thể xem xét như là hai nửa của phản ứng diễn ra đồng thời:
- Quá trình ôxi hóa: Fe0 → Fe3+ + 3e−
- Quá trình khử: O2 + 4e− → 2 O2−
Sắt (Fe) bị ôxi hóa do số ôxi hóa của nó tăng lên và nó là chất khử do nó cấp các điện tử cho ôxy (O). Ôxy (O) bị khử do số hóa trị của nó giảm và nó là chất ôxi hóa do nó nhận các điện tử từ sắt (Fe)