Cuốn sách về Phật giáo/Triết lý/Khổ
Khổ có nghỉa là những khó khăn, vướng víu, vấp ngã trong cuộc sống loài người
Thuyêt Phật giáo
[sửa]Đức Phật dạy
- Ở đời thực có khổ đau (Khổ đế), khổ đau cũng có nguyên nhân (Tập đế), khổ đau có thể dập tắt (Diệt đế), và Bát chính đạo - con đường đưa đến khổ diệt (Đạo đế) .
Phật cho rằng
- Đời là bể khổ . Mọi khổ đều có nguyên nhân . Mọi khổ đều có thể dập tắt . Mọi khổ đều có một đường lối diệt khổ . Khi con người được Giải thoát là khi con người đạt đến canh giới Giác ngộ không còn buộc ràng bởi khổ trong vòng luân hồi
Thí dụ
[sửa]- Bệnh . Bệnh tật phát sinh do ô nhiểm , ăn ở thiếu vệ sinh , ngủ nghê không đầy đủ
- Tội , Hình . Tội lồi con người gây ra như trộm cướp, gian dâm , tham lam ,hãm hại người
Tứ diệu đế
[sửa]Tứ diệu đế là sự nhận thức đúng đắn nguyên nhân dẫn đến khổ, hậu quả của khổ gây ra , hiểu biết tận tường về khổ , cách thức để thoát khỏi đau khổ.
- Khổ đế (苦諦་), (Khổ căn) Nguyên nhân gây ra khổ .
- Tập đế (集諦་), (Khổ ải) Hậu quả của khổ .
- Ô nhiểm môi trường như không khí sạch dơ sẽ làm cho con người thấy hthoa?i mái hay khó chịu .
- Mất cân bằng âm dương trong cơ thể con người như ăn ít sẽ ốm ăn nhiều sẽ mập . Uống ít sẽ khát , uống nhiều sẽ nặng bụng . Ngũ ít sẽ bần thần, ngũ nhiều sẽ ngớn ngẩn
- Đạo đế (道諦), (Khổ tường) Giác ngộ khổ đạo .
- Có hiểu biết tường tận về mọi nguyên nhân hậu quả gây ra khổ
- Diệt đế (滅諦) , (Khổ diệt ) Giải thoát khỏi khổ .
- Cách thức để thoát ra khỏi khổ
Bát chánh đạo
[sửa]Bát chánh đạo (ja. hasshōdō, sa. aṣṭāṅgika-mārga, pi. aṭṭhāṅgika-magga, bo. `phags lam yan lag brgyad འཕགས་ལམ་ཡན་ལག་བརྒྱད་) là con đường tám nhánh để giải thoát khỏi Khổ (sa. duḥkha), là chân lí cuối cùng của Tứ diệu đế. Bát chánh đạo là một trong 37 Bồ-đề phần) hay 37 giác chi (sa. bodhipākṣika-dharma). Bát chánh đạo được chú giải rõ qua dịch phẩm " Con Đường Cổ Xưa " .“Con Ðường Cổ Xưa” đã cố gắng giúp người học Phật tập chú vào những điểm giáo lý cốt lõi nhất đã được tất cả các Tông phái công nhận như là điểm chung đồng và thuần túy nhất của đạo Phật. Thông suốt được những điểm giáo lý này có thể được xem như đã thâm nhập toàn bộ con đường giác ngộ giải thoát của Ðức Phật.
Bát chánh đạo bao gồm:
- Chánh kiến (pi. sammā-diṭṭhi, sa. samyag-dṛṣṭi, bo. yang dag pa`i lta ba ཡང་དག་པའི་ལྟ་བ་): Gìn giữ một quan niệm xác đáng về Tứ diệu đế và giáo lí vô ngã.
- Chánh tư duy (pi. sammā-saṅkappa, sa. samyak-saṃkalpa, bo. yang dag pa`i rtog pa ཡང་དག་པའི་རྟོག་པ་): Tư duy về xuất ly, tư duy về vô sân, tư duy về vô hại.
- Chánh ngữ (pi. sammā-vācā, sa. samyag-vāk, bo. yang dag pa`i ngag ཡང་དག་པའི་ངག་): Từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm.
- Chánh nghiệp (pi. sammā-kammanta, sa. samyak-karmānta, bo. yang dag pa`i las kyi mtha` ཡང་དག་པའི་ལས་ཀྱི་མཐའ་): Từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ phi Phạm hạnh.
- Chánh mệnh (pi. sammā-ājīva, sa. samyag-ājīva, bo. yang dag pa`i `tsho ba ཡང་དག་པའི་འཚོ་བ་): Tránh các nghề nghiệp liên quan đến sát sinh (giết hại sinh vật) như đồ tể, thợ săn, buôn vũ khí, buôn thuốc phiện. Tự nuôi sống mình bằng nghề nghiệp chân chánh.
- Chánh tinh tấn (pi. sammā-vāyāma, sa. samyag-vyāyāma, bo. yang dag pa`i rtsal ba ཡང་དག་པའི་རྩལ་བ་): Tinh tấn, cố gắng ngăn chặn những điều bất thiện sanh khởi, diệt trừ các điều bất thiện đã sanh khởi, làm cho các điều thiện sanh khởi, phát triển các điều thiện đã sanh khởi.
- Chánh niệm (pi. sammā-sati, sa. samyak-smṛti, bo. yang dag pa`i dran pa ཡང་དག་པའི་དྲན་པ་): Chánh niệm, tỉnh giác trên tứ niệm xứ: thân, thọ, tâm, pháp
- Chánh định (pi. sammā-samādhi, sa. samyak-samādhi, bo. yang dag pa`i ting nge `dzin ཡང་དག་པའི་ཏིང་ངེ་འཛིན་): Tập trung tâm ý đạt bốn định xuất thế gian (sa. arūpa-samādhi).
Bát chánh đạo không nên hiểu là những "con đường" riêng biệt. Theo Ba môn học, hành giả phải thực hành Giới (pi. sīla, sa. śīla, các chánh đạo từ thứ 3 tới thứ 5), sau đó là Định (pi., sa. samādhi, các chánh đạo từ thứ 6 đến thứ 8) và cuối cùng là Tuệ (pi. paññā, sa. prajñā, các chánh đạo số 1 và 2). chánh kiến 1 là điều kiện tiên quyết để đi vào Chánh đạo (sa. āryamārga) và đạt tới Niết-bàn.
Theo Luận sư Thanh Biện (sa. bhāvaviveka) giải thích như sau:
- Chánh kiến là tri kiến về Pháp thân (Tam thân).
- Chánh tư duy là từ bỏ mọi chấp trước.
- Chánh ngữ là thấu hiểu rằng pháp vượt trên mọi ngôn ngữ.
- Chánh nghiệp là tránh mọi hành động tạo nghiệp, kể cả thiện nghiệp.
- Chánh mệnh là tri kiến rằng, tất cả các Pháp (sa. dharma, pi. dhamma) không hề sinh thành biến hoại.
- Chánh tinh tấn là an trú trong tâm thức vô sở cầu.
- Chánh niệm là từ bỏ mọi thắc mắc về có-không (hữu-vô).
- Chánh định là giữ tâm vô phân biệt bằng cách vô niệm.