Wikibooks:Chào mừng thành viên Wikipedia
Wikibooks và Wikipedia đều là hai dự án thuộc Quỹ Wikimedia. Wikibooks có một số nét tương đồng, nhưng cũng có phần khác với Wikipedia ở việc Wikibooks tập trung vào việc viết sách thay vì viết các bài viết đơn lẻ. Hãy ghi nhớ điều này, nó sẽ giúp bạn hiểu được nhiều điểm khác biệt của Wikibooks so với các dự án Wikipedia đấy. Trang này sẽ trả lời các thành viên thuộc dự án Wikipedia một số câu hỏi thường gặp về các chính sách, hướng dẫn và văn hóa của Wikibooks. Hy vọng rằng bạn cũng có thể trở thành một biên tập viên của Wikibooks.
Một số câu hỏi thường gặp
[sửa]Câu hỏi 1: Wikibooks là gì?
- Đây không phải là một câu hỏi dễ trả lời. Có lẽ bạn sẽ càng thêm mơ hồ nếu chỉ trả lời đại khái rằng đây là một tủ sách giáo khoa mở. Nhưng nếu bạn đến đây vì muốn viết một cuốn sách dạy mọi người một tri thức, một cẩm nang hướng dẫn từng bước mọi người làm một điều gì đó, một tài liệu cung cấp kiến thức hoặc một công thức nấu ăn thì bạn đến đúng chỗ rồi đấy! Còn nếu bạn muốn viết tiểu thuyết lãng mạn hay truyện ngôn tình, xin lỗi nơi này không dành cho việc đó.
Câu hỏi 2: Tôi có thể viết về những lĩnh vực gì trên Wikibooks?
- Rất nhiều lĩnh vực bạn có thể viết tại đây. Bạn có thể viết từ một cuốn sách dạy về toán học, một cuốn sách về GDP các quốc gia hàng năm, cho đến một cuốn hướng dẫn lắp ráp máy tính hoặc hướng dẫn xem bói. Nói chung là nội dung ở bất cứ lĩnh vực nào nếu hữu ích và phù hợp với tiêu chí đều có thể được viết tại đây.
Câu hỏi 3: Tôi có thể viết sách trùng chủ đề với một cuốn sách đã có được không?
- Có. Đó là một điều vô cùng bình thường, thậm chí được coi là điều hiển nhiên tại đây. Với một cái tên và một ý tưởng không trùng với sách đã có là bạn đã đủ điều kiện để tạo một cuốn sách mới.
- Điều đó xảy ra bởi vì, khác với Wikipedia, chúng tôi không có ý định thống nhất phương thức biên tập cho toàn bộ dự án và xem rằng mỗi cuốn sách không nhất thiết phải viết cho tất cả lứa tuổi và trình độ. Mọi người (đặc biệt là người đặt nền móng tạo sách) có thể tự quyết định phong cách biên tập, phương thức trình bày, phạm vi nội dung, đối tượng hướng đến, trình độ chuyên môn, định hướng phát triển,... cho một cuốn sách và tự đặt tên cho sách đó. Khác về đối tượng hướng đến, phương trình trình bày hay phạm vi nội dung là đã có thể tạo một cuốn sách khác. Có thể thấy, Wikibooks là một môi trường sáng tạo và tự do hơn Wikipedia.
Câu hỏi 4: Viết sách có cần trung lập không?
- Có. Nhưng quan điểm về trung lập của chúng tôi ít khắt khe hơn Wikipedia.
- Tại Wikipedia, bạn thường bắt buộc phải trích dẫn nhiều hơn một quan điểm và sử dụng những từ ngữ hết sức trung lập. Điều đó không hẳn phù hợp với mọi nội dung trên Wikibooks bởi sách giáo khoa vốn biên soạn dựa trên một lập trường chính và sách hướng dẫn vốn biên soạn dựa trên kinh nghiệm và người viết. Trong một sách lịch sử, bạn có thể viết câu khen nhân vật lịch sử một chút cũng không sao, nhưng sẽ là thiếu trung lập nếu tâng bốc họ bằng vài đoạn văn.
Câu hỏi 5: Thường mất bao lâu để viết xong một cuốn sách?
- Thời gian để viết xong mỗi cuốn sách là khác nhau, phụ thuộc vào phạm vi nội dung đã nêu ra từ lúc bắt đầu viết sách và số người tham gia viết sách. Với những cuốn sách ngắn, ý tưởng đơn giản thì chỉ cần mất vài ngày hoặc cùng lắm là vài tuần để hoàn thiện. Trong khi đó, với những cuốn sách dài và ý tưởng phức tạp hơn có thể mất đến hàng tháng, hàng năm. Vì vậy, không giống như viết bài trên Wikipedia, việc viết sách phải có kế hoạch và phương hướng cụ thể.
Câu hỏi 6: Tôi tạo ra sách, vậy tôi có thể viết tên tôi lên sách không?
- Có. Nếu bạn là người tạo ra hoặc có đóng góp rất đáng kể cho sách thì bạn có thể ghi trực tiếp tên bạn lên sách trong phần ghi công những người biến tập.
Trong nội dung
[sửa]Trong biên tập
[sửa]Trong một số khái niệm
[sửa]- Độ nổi bật là một khái niệm được sử dụng phổ biến tại cộng đồng Wikipedia, là một trong các yếu tố được đưa ra để quyết định đến sự tồn tại của bài viết tại đây. Tuy nhiên, đây không phải khái niệm được ưa dùng và càng không phải khái niệm thích hợp áp dụng cho Wikibooks. Một khái niệm gần tương tự với độ nổi bật là độ hữu ích.
- Nguồn yếu và nguồn mạnh là cặp khái niệm mang chút tính tượng hình hiện diện trên Wikipedia như là một trong các yếu tố quyết định đến sự tồn tại của một đoạn thông tin, bài viết. Việc sử dụng nguồn cũng được khuyến khích tại Wikibooks, nhưng với thái độ ít cực đoan hơn. Việc thiếu nguồn không phải là lý do hàng đầu để xóa bất kỳ nội dung nào.
- Bài viết là trang nội dung của Wikipedia. Mỗi bài viết chỉ chứa trên một trang duy nhất, trong khi đó một cuốn sách chứa rất nhiều trang. Nhiều người hay nhầm rằng chúng tôi sẽ viết thành các bài viết đơn lẻ giống Wikipedia, sau đó liên kết chúng lại ở một trang nào đó để tạo thành một cuốn sách. Có lẽ chưa nhiều người biết rằng, tại đây mọi người được phép tạo viết các trang con tại không gian chính (bởi kỹ thuật này bị khóa tại Wikipedia). Chúng tôi sẽ tạo ra sách bằng cách đó.