Bước tới nội dung

Vệ đà giáo

Tủ sách mở Wikibooks

Vệ đà giáo (Vedas) là một tôn giáo cổ xưa ở Ấn độ thuộc hệ đa thần với cơ sở nghi lễ tôn giáo là việc cúng tế thần linh cùng với thánh điển còn lưu lại

Lịch sử hình thành và phát triển Vệ đà giáo

[sửa]

Theo sách sử, bộ tộc bán du mục, du nhập Ấn Độ từ miền Tây và Tây bắc trong khoảng thời gian 1700-1200 trước CN qua nhiều đợt. Họ tự gọi là Nhã-lợi-an (zh. 雅利安, sa. ārya, de. arier, en. aryan) lập ra Vệ đà giáo.

Tôn giáo này có nhiều điểm rất giống tôn giáo Cổ Iran . Qua tên của các vị thần, người ta có thể thấy được mối quan hệ với tôn giáo La Mã, Hy Lạp và Điều Đốn (en. teuton, người Đức thời xưa). Trong một văn bản hợp đồng của Mitanni (một đế quốc Ấn-Ba Tư miền bắc khu vực Lưỡng Hà), người ta tìm thấy tên của các vị thần Phệ-đà như Mật-đa-la (密多羅, sa. mitra), Phạt-lâu-na (zh. 伐樓那, sa. varuṇa), Nhân-đà-la (zh. 因陀羅, sa. indra) và các Mã Đồng (zh. 馬童, sa. aśvin).


Quy định Vệ đà giáo

[sửa]

Quy định cầu nguyện

[sửa]
  1. nghiên cứu kinh điển, giữ đúng lễ nghi tế tự,
  2. tế tự thần thánh và tổ tiên và
  3. nuôi dưỡng con trai để có thể giữ truyền thống cúng tế lâu dài.

Nguyện ước

[sửa]

Người Ấn Độ thời Phệ-đà cầu mong các thần thánh ban cho

  1. Nhiều con,
  2. Sức khoẻ,
  3. Phồn vinh,
  4. Thắng kẻ thù,
  5. Một cuộc sống trăm năm cũng như sự thứ lỗi cho những lần vi phạm quy luật vũ trụ hoặc "chân lý" (sa. ),

Giáo lý Vệ đà giáo

[sửa]

Thần linh

[sửa]

Giáo lý cơ bản của Vệ-Đà giáo cho rằng,

Con người có mối quan hệ với Thần linh và có sự hòa đồng với vũ trụ

Tin tưởng vào sự hiện hửu của thần linh . Tin tưởng vào thần linh để được cứu con người thoát khổi đau khổ trong cuộc sống hàng ngày trên trần gian .

Cúng tế

[sửa]

Chỉ có cúng tế, cầu đảo thì con người mới được Thần linh phù hộ trong mọi công việc. Cúng tế thần linh để được phù hộ để đạt được ước nguyện thành công trong công việc hàng ngày . Song hành với các buổi cầu nguyện là những cuộc hiến tế lớn. Những đồ hiến tế như: Thịt, bơ, sữa, rượu, được dâng lên Thần linh bằng cách đốt trên giàn hỏa.

Việc cúng tế Thần linh rất quan trọng, nên dần dần đội ngũ các thầy cúng tế trở nên quan trọng, có uy tín và quyền lực nhất trong xã hội Ấn Độ, hình thành đẳng cấp Tăng lữ Bà-La-Môn sau này.

Kinh sách Vệ đà giáo

[sửa]

Kinh Vệ Đà (Veda) xem như là cỗi gốc của Bà La Môn Giáo và là suối nguồn của nền văn minh Ấn. Trong kinh có những bản thánh ca để ca tụng các vị thần, như thần lửa, thần núi, thần sông ... Phần lớn ca tụng những vẻ đẹp huy hoàng, tưng bừng và mầu nhiệm của cuộc sống trong vũ trụ. Toàn thể bộ kinh gồm bốn tạng:

  1. Rig Veda: thi tụng cái biết.
  2. Yajur Veda: nghi thức tế tự.
  3. Sama Veda: ca vịnh thần chú.
  4. Atharva Veda: (triển khai ý nghĩa ba bộ kinh kia).

Tư tưởng chủ yếu của Vệ Đà được biến đổi từ Đa thần qua Nhất thần, từ Nhất thần sang lãnh vực Triết học ngang qua ba thời đại: Vệ Đà Thiên Thư (Veda), Phạm Thiên Thư (Brahmana) và Áo Nghĩa Thư (Upanishad).