Bước tới nội dung

Trẻ em:Thí nghiệm khoa học thú vị/Cầu vồng đi dạo

Tủ sách mở Wikibooks

Giới thiệu

[sửa]

Bạn đã bao giờ tự hỏi làm thế nào mà những cái cây khổng lồ lấy nước từ rễ lên đến những lá của chúng ở mãi trên cao không? Tạo một cầu vồng nước đi dạo là một cách dễ dàng và đầy màu sắc để khám phá câu trả lời cho câu hỏi này.

Chuẩn bị

[sửa]
  • 6 chiếc cốc nhỏ trong suốt
  • Nước
  • Phẩm màu theo từng màu cơ bản (đỏ, vàng, xanh nước biển)
  • Giấy ăn
  • Bình chia độ dùng để đo lượng nước

Bước làm

[sửa]
  1. Cốc thứ nhất cho nước vào đến nửa cốc và 20 giọt phẩm màu đỏ. Cốc thứ hai cho lượng nước tương tự và 20 giọt phẩm màu vàng. Cốc thứ ba cũng cho lượng nước như vậy và 20 giọt phẩm màu xanh nước biển. Ba cốc còn lại để rỗng, không cho gì vào hết.
  2. Sắp xếp 6 cốc thành một vòng tròn sao cho xen kẽ cứ 1 cốc có màu thì đến 1 cốc rỗng.
  3. Xé lấy 6 khăn giấy. Gấp mỗi cái một vài lần theo chiều dài sao cho dễ dàng vừa với miệng cốc.
  4. Đặt các khăn giấy vào từng cặp cốc sao cho một đầu chạm vào đáy của cốc có màu, đầu kia chạm vào đáy của cốc rỗng.
  5. Theo dõi và quan sát những gì xảy ra trong vài phút tới.

Hiện tượng và giải thích

[sửa]

Khăn giấy được làm từ gỗ cây, có nghĩa là chúng được làm từ sợi thực vật gọi là xenlulôzơ. Nước di chuyển lên nhờ xenlulôzơ nhờ 2 lực: lực dính và lực kết dính. Lực dính là lực hút giữa các phân tử nước và sợi xenlulôzơ, còn lực dính là lực hút giữa 2 phân tử nước. Các phân tử nước bị hút vào các sợi xenlulôzơ, làm cho chúng di chuyển qua các sợi. Tuy nhiên, các phân tử nước cũng bị hút vào nhau và tiếp tục kéo nhau lên. Cả hai lực này kết hợp với nhau tạo nên một hiện tượng gọi là hiện tượng mao dẫn, nghĩa là nước bất chấp trọng lực và chảy ngược lên trên!