Bài 2: Biểu thức
Biểu thức được hiểu là một dãy các các phép toán và trả về một giá trị xác định. Trong lập trình, biểu thức không dừng lại ở các phép toán với số và trả về kết quả là một số. Có 3 loại biểu thức trong lập trình: biểu thức số, biểu thức so sánh và biểu thức logic. Tất cả chúng sẽ được trình bày cụ thể trong bài học này.
Biểu thức số
Biểu thức số tương tự như trong toán học, là dãy phép toán với các con số và trả về kết quả là một con số.
Tên phép toán | Kí hiệu | Ví dụ |
---|---|---|
Cộng | +
|
1 + 1
|
Trừ | -
|
6 - 3
|
Nhân | *
|
10 * 5
|
Chia lấy nguyên | /
|
19 / 4
|
Chia | /
|
19.0 / 4
|
Lấy dư | %
|
25 % 2
|
Thứ tự thực hiện phép tính giống như trong toán học: trong ngoặc trước - ngoài ngoặc sau, nhân chia trước - cộng trừ sau.
Biểu thức so sánh
Biểu thức so sánh là dãy phép toán với các con số và trả về kết quả là một giá trị logic (true hoặc false). Biểu thức này dùng để so sánh các số với nhau bằng các phép toán so sánh.
Tên phép toán | Kí hiệu | Ví dụ |
---|---|---|
Lớn hơn | >
|
1 > 2 (false)
|
Lớn hơn hoặc bằng | >=
|
6 >= 3 (true)
|
Nhỏ hơn | <
|
4 < 5 (true)
|
Nhỏ hơn hoặc bằng | <=
|
5 <= 5 (true)
|
Bằng | ==
|
25 % 2 == 0 (false)
|
Khác | !=
|
2.5 != 5.0/2 (false)
|
Biểu thức logic
Biểu thức logic là dãy phép toán với các giá trị logic và trả về kết quả là một giá trị logic. Biểu thức này dùng để tổng hợp nhiều giá trị logic thành một kết quả chung thông qua các phép logic.
Tên phép toán | Kí hiệu | Logic | Ví dụ |
---|---|---|---|
Và | &&
|
Đúng khi tất cả đều đúng
Sai khi có ít nhất một cái sai |
(5>4) && (3<2) (false)
|
Hoặc | ||
|
Đúng khi có ít nhất một cái đúng
Sai khi tất cả đều sai |
(5>4) || (3<2) (true)
|
Không phải | !
|
Đảo ngược kết quả | !(5>4) (false)
|
Thực tế khi lập trình, biểu thức logic còn lồng thêm các biểu thức so sánh. Về bản chất, các biểu thức so sánh sẽ trả về giá trị true hoặc false và biểu thức logic sẽ thực hiện công việc của nó: tổng hợp các giá trị thành một kết quả chung.
Một số hàm toán học
Các phép toán nâng cao khác, chẳng hạn như lũy thừa, căn hay hàm lượng giác không phải là phép toán có sẵn trong C++. Để tính toán những phép toán đó, ta cần sử dụng đến các hàm được xây dựng sẵn trong C++. Trước tiên, để có thể sử dụng những hàm đó ta phải khai báo thư viện cmath qua câu lệnh #include <cmath>
Phép toán | Hàm | Biểu diễn toán học |
---|---|---|
Lũy thừa | pow(a, b)
|
|
Căn bậc hai | sqrt(a)
|
|
Giá trị tuyệt đối | abs(a)
|
Bài 1: Biểu diễn các biểu thức toán học sau đây sang C++ (
)a) | b) | c) |
d) | e) | f) |
g) | h) | i) |
Bài 2: Xác định kết quả (true/false) của các biểu thức so sánh sau
a) 5 + 6 >= 7
|
b) 4.5 < 5.4
|
c) 25 % 2 == 1
|
d) 1 / 2 != 0
|
e) a*b == b*a
|
f) 6 + 9 <= 15
|
g) 7 != 8 - 1
|
h) 4.0 / 5 == 0
|
i) a*a < 0
|