Thảo luận:Câu hỏi Vật lý thường thức/Chương 1/Vì sao con diều có thể bay được?

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Tủ sách mở Wikibooks

Thử giải thích sau:

Diều sở dĩ bay lên được tất nhiên là nhờ gió thổi. Gió thổi vào bị mặt diều ở vị trí nghiêng lái xuống phía dưới hướng theo mặt phẳng của diều; điều này cũng có nghĩa là diều chịu một phản lực đẩy lên (theo định luật lực và phản lực trong tương tác giữa diều và gió).

Cân bằng của con diều nói chung phức tạp hơn một chút: để giữ mặt phẳng con diều nghiêng, điểm buộc dây phải lùi ở phía trên của diều (lèo trên), và đây là điểm chính chịu lực của dây kéo (lèo dưới-nếu có-chịu lực nhỏ hơn). Lực đẩy của gió ngoài việc đẩy diều đi lên còn có xu hướng làm phần đuôi diều quay quanh điểm buộc dây. Sở dĩ diều không bị quay là nhờ trọng lực của diều hướng ngược chiều quay giữ nó cân bằng. Đôi khi bản thân trọng lượng của diều không đủ giữ cân bằng và diều bị mất cân bằng gọi là bị "lật lèo" (hay "ngật lèo" tùy theo địa phương?). Để giữ cân bằng, gười ta buộc thêm dải băng tua rua để "nối dài" đuôi diều; như vậy phần đuôi sẽ luôn đủ nặng và giữ cho diều không bị "lật".

Chúc Thành (thảo luận) 17:31, ngày 14 tháng 12 năm 2012 (UTC)[trả lời]