Bước tới nội dung

Tôn giáo/Lịch sử hình thành và phát triển tôn giáo

Tủ sách mở Wikibooks

Chứng tích khảo cổ học khi mà người ta chôn đồ tùy táng cùng với người chết cách đây 40.000 năm cho thấy niềm tin tôn giáo về cuộc sống sau khi chết có từ rất xa xưa. từ xa xưa, tổ tiên con người đã có niềm tin về tôn giáo và tham gia các nghi lễ tôn giáo.

Thời kỳ săn bắn và hái lượm

[sửa]

Trong các xã hội săn bắn và hái lượm, phổ biến là thuyết vật linh, cho rằng vật thể trong thế giới tự nhiên được phú cho nhận thức và tác động đến đời sống con người. Biển cả, núi cao, gió và thậm chí cả cây cối...cũng có thể được coi là những thế lực có tính chất thần thánh sinh ra và chi phối đời sống con người. Xã hội săn bắn, hái lượm có tổ chức chưa phức tạp nên đời sống tôn giáo chủ yếu tồn tại trong gia đình. Địa vị pháp sư (shaman) có thể được trao cho một người như là lãnh tụ tôn giáo nhưng hoạt động này không phải chiếm toàn bộ thời gian của người đó.

Thời kỳ trồng trọt và chăn nuôi

[sửa]

Sang đến giai đoạn xã hội trồng trọt và chăn nuôi, niềm tin thần thánh là nguyên nhân hình thành thế giới dần dần được phát triển. Một hệ thống văn hóa đạo đức được ủng hộ bằng việc công nhận thần thánh đồng thời tôn giáo vượt qua khỏi phạm vi gia đình và thường gắn chặt với chính trị, lãnh tụ xã hội thường được xem là vua và tăng lữ như các Pharaoh Ai Cập.

Thời kỳ Cách mạng Công nghiệp

[sửa]

Trước Cách mạng Công nghiệp, tôn giáo đã rất phát triển và là thể chế xã hội vô cùng quan trọng ở khắp các lục địa. Đây cũng là lúc các tôn giáo có nhiều xung đột với nhau: Kitô giáo với Hồi giáo qua nhiều cuộc Thập tự chinh . Ấn Độ giáo xung đột với Phật giáo và về cơ bản đã loại trừ tôn giáo này ra khỏi miền đất phát tích của nó vào thế kỷ 13 . người Hồi giáo chinh phục và truyền bá tôn giáo của mình đến những vùng khác...


Từ khi Cách mạng Công nghiệp nổ ra, những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã khiến cho ảnh hưởng của tôn giáo không còn mạnh mẽ như trước, tôn giáo dần bị tách rời khỏi nhà nước. Trong đời sống xã hội, khoa học cũng dần thay thế cho tôn giáo, chẳng hạn một người khi gặp bệnh tật tìm đến bác sĩ nhiều hơn là tu sỹ. Tuy vậy, thậm chí ngay cả cho đến nay, nhiều phong trào tôn giáo mới vẫn tiếp tục phát triển.