Tìm hiểu Mông Cổ/Ngôn ngữ và chữ viết

Tủ sách mở Wikibooks

Tiếng Mông Cổ (chữ Mông Cổ truyền thống: ᠮᠣᠩᠭᠣᠯ ᠬᠡᠯᠡ Moŋɣol kele; chữ Kirin: Монгол хэл, Mongol khel) là ngôn ngữ chính thức của Mông Cổ, và là thành viên nổi bật hơn cả của ngữ hệ Mongol.

Số người nói tất cả các phương ngữ khác nhau lên tới hơn 5,2 triệu, gồm đa phần cư dân ở Mông Cổ và nhiều người Mông Cổ ở Khu tự trị Nội Mông Cổ.[1] Tại Mông Cổ, phương ngữ Khalkha, viết bằng chữ Kirin (và có lúc bằng chữ Latinh trên mạng xã hội), chiếm ưu thế, còn ở Nội Mông, tiếng Mông Cổ sự đa dạng về phương ngữ hơn và được viết bằng chữ viết Mông Cổ truyền thống. Một số học giả coi những ngôn ngữ Mongol khác như Buryat và Oirat là phương ngữ tiếng Mông Cổ, song cách phân loại này không tương đồng với tiêu chuẩn quốc tế hiện nay.

Tiếng Mông Cổ hiện đại phát triển từ tiếng Mông Cổ trung đại, ngôn ngữ Đế quốc Mông Cổ vào thế kỷ XIII-XIV. Trong quá trình biến đổi này, một đợt tái cấu trúc hòa âm nguyên âm xuất hiện, nguyên âm dài phát triển, hệ thống cách ngữ pháp biến đổi, và hệ thống động từ được tái dựng.

Tiếng Mông Cổ có liên quan tới tiếng Khiết Đan (Khitan). Nó thuộc về vùng ngôn ngữ Bắc Á, cùng với hệ ngôn ngữ Turk, hệ ngôn ngữ Mongol, ngữ tộc Tungus, tiếng Hàn Quốc và tiếng Nhật Bản. Văn học tiếng Mông Cổ được lưu giữ tốt ở dạng viết, với những văn liệu từ đầu thế kỷ XVIII.

Chữ Mông Cổ[sửa]

Chữ viết Mông Cổ được gây ra từ ảnh hưởng xung quanh. Mongol từng dùng vài giống chữ viết:

Chữ Hán[sửa]

Một trang Mông cổ bí sử/Lịch sử bí ẩn Mongol

Người Mông Cổ hay Trung Hoa chỉ mượn chữ Hán để đọc tiếng Mông Cổ. Tiêu biểu là cuốn Mông Cổ bí sử.

Chữ Uyghur[sửa]

Mongol bằng chữ truyền thống
Genghis Khan bằng chữ truyền thống

Năm 1204, Thành Cát Tư Hãn đánh cướp Naimans. Dù bị bắt nhưng Tata Tonga vẫn giữ cái dấu đất nước của Uyghur. Thành Cát Tư Hãn khen ngợi ông trung thành với đất nước rồi cho ông giữ cái dấu tài liệu của Mông Cổ và dạy dỗ thái tử. Ông dùng chữ Uyghur ghi tiếng Mongol. Đến lúc này người Mông Cổ dùng chữ Uyghur ghi tiếng mình. Phe trí thức gọi là "chữ Mông Cổ kiểu Uyghur". Chữ này có hai kiểu khác:

  • Chữ Todo

Năm 1648, người Oirat Mongol bộ KhoshutZaya Pandita sửa chữ viết gây ra chữ Todo. Nó chỉ được dùng ở lộ Thiên Sơn Nam Bắc và vùng Volga.

  • Chữ Galik

Năm 1587, người Kharchin Mongol kẻ dịch Ayouxigushen sửa chữ viết gây ra chữ Galik thể tỏ tiếng Mông Cổ, SanskritTây Tạng. Phe trí thức gọi là chữ Mông Cổ cổ điển.

Chữ Phagpa[sửa]

Wiki bằng chữ Phagpa

Vua Nguyên Kublai bảo quốc sư Drogon Chogyal Phagpa gây ra chữ viết mới. Phe trí thức gọi là chữ Phagpa. Dù có lệnh cấm nhưng người Mông Cổ vẫn dùng chữ Mông Cổ kiểu Uyghur. Đến thời Bắc Nguyên, chữ Phagpa dần không dùng.

Chữ Soyombo[sửa]

Mongol bằng chữ Soyombo
Chữ Soyombo trong lá cờ Mongol

Năm 1686, người Khalkha MongolJebtsundamba Khutuktu/Bogda Gegegen dựa theo chữ Sanskrit và Tibet gây ra chữ Soyombo có 90 chữ cái. Chữ này thể tỏ tiếng Mongol, Sanskrit và Tibet. Chữ này rất đẹp thường dùng nó trang trí chùa chiền. Nó cũng có trong lá cờ Mongol ngày nay. Chữ này không tiện lợi hơn chữ Phagpa nên ít dùng. Cùng năm, ông lại gây ra kiểu chữ viết ngang thường dùng trong chùa vùng Khalkha.

Chữ Latin[sửa]

Thế kỉ 20, Mongol ảnh hưởng phương tây dùng chữ Latin ghi tiếng Mongol.

Chữ Kirin[sửa]

Mongol bằng chữ Cyrillic

Mông Cổ được Liên Xô giúp đỡ và nhận ảnh hưởng. Năm 1946, Nhà nước Mông Cổ dùng chữ cái Kirin ghi tiếng Khalkha Mông Cổ làm chuẩn.

Ngày nay, chữ Mông Cổ truyền thống được dùng ở Nội Mông và phục hồi ở Mông Cổ.

Bàn phím[sửa]