Bước tới nội dung

Tìm hiểu Mông Cổ/Địa lý

Tủ sách mở Wikibooks

Diện tích

[sửa]

Với diện tích 1.564.116 km2 (603,909 mi²), Mông Cổ là nước rộng thứ 19 trên thế giới, sau Iran. Nước này lớn hơn rất nhiều so với nước đứng kế tiếp là Peru. Mông Cổ là quốc gia có chủ quyền đầy đủ lớn thứ 18 và thưa dân nhất trên thế giới, có dân số khoảng ba triệu người. Đây cũng là quốc gia nội lục lớn thứ nhì thế giới, sau Kazakhstan. Mông Cổ có rất ít đất canh tác do hầu hết diện tích do thảo nguyên bao phủ, có các dãy núi về phía bắc và phía tây, và sa mạc Gobi nằm về phía nam. Ulaanbaatar là thủ đô và thành phố lớn nhất của Mông Cổ, là nơi cư trú của khoảng 45% dân số toàn quốc.

Dân số

[sửa]

Tổng dân số Mông Cổ vào tháng 7 năm 2007 ước tính bởi Văn phòng Điều tra Hoa Kỳ[49] là 2.951.786 người, xếp khoảng hạng thứ 138 trên thế giới theo quy mô dân số. Nhưng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Văn phòng các Công việc Đông Á và Thái Bình Dương sử dụng những ước tính của Liên hiệp quốc[50] thay vì các con số của Văn phòng Thống kê Hoa Kỳ. Cục Kinh tế và các Vấn đề Xã hội Liên hiệp quốc Phòng dân số[51] ước tính tổng dân số Mông Cổ (giữa năm 2007) là 2.629.000 (11% nhỏ hơn con số của Phòng Thống kê Hoa Kỳ). Ước tính của Liên hiệp quốc giống với con số của Phòng Thống kê Quốc gia Mông Cổ (2.612.900, cuối tháng 6 năm 2007). Tỷ lệ tăng trưởng dân số của Mông Cổ ở mức 1.2% (ước tính 2007).[51] Khoảng 59% trong tổng dân số dưới 30 tuổi, 27% trong số đó dưới 14. Đây là dân số khá trẻ và sự tăng trưởng dân số đã đặt ra một số vấn đề với nền kinh tế Mông Cổ.

Từ cuối thời kỳ xã hội chủ nghĩa, Mông Cổ đã trải qua sự sụt giảm trong tổng tỷ suất sinh (trẻ em trên phụ nữ) cao hơn ở bất kỳ một quốc gia nào khác trên thế giới, the những ước tính gần đây của Liên hiệp quốc:[51] giai đoạn 1970-1975, tỷ lệ sinh được ước tính ở mức 7.33 trẻ em trên phụ nữ, nhưng những dự đoán cho giai đoạn 2005-2010 là 1.87 (thấp hơn 4 lần).

Mông Cổ đã trở nên đô thị hoá hơn. Khoảng 40% dân số sống tại Ulaanbaatar, và vào năm 2002 khoảng thêm 23% nữa sống tại Darkhan, Erdenet, các trung tâm aimag và các khu định cư thường trực cấp sum.[52] Một phần dân số khác sống tại các trung tâm sum. Năm 2002, khoảng 30% tổng số hộ tại Mông Cổ sống bằng chăn nuôi gia súc.[53] Đa số những người chăn nuôi ở Mông Cổ vẫn sống theo mô hình sinh hoạt du mục hay bán du mục.

Sắc tộc Mông Cổ chiếm khoảng 85% dân số và gồm Khalkha cùng các nhóm khác, tất cả được phân biệt chủ yếu bởi các phương ngữ của ngôn ngữ Mông Cổ. Người Khalkha chiếm 90% dân số Mông Cổ. 10% còn lại gồm Buryat, Durbet Mông Cổ và các nhóm khác ở phía bắc và Dariganga Mông Cổ ở phía đông. Người Turk (Kazakh, Tuva, và Chantuu (Uzbek) chiếm 7% dân số Mông Cổ, và số còn lại là người Tungus, Trung Quốc,[54] và người Nga.[55] Đa số, nhưng không phải toàn bộ, người Nga đã rời khỏi quốc gia này sau sự rút lui hỗ trợ kinh tế và sự sụp đổ của Liên bang Xô viết năm 1991.

Dãy núi Khentii là nơi sinh ra và nơi an nghỉ an nghỉ cuối cùng của Thành Cát Tư Hãn
Phần phía nam Mông Cổ liên kết với Sa mạc Gobi, trong khi các phần phía bắc và phía tây là núi non

Thời tiét Khí hậu

[sửa]

Địa lý Mông Cổ đa dạng với Sa mạc Gobi ở phía nam và các vùng núi lạnh ở phía bắc và phía tây. Đa phần lãnh thổ Mông Cổ gồm các thảo nguyên. Đỉnh cao nhất tại Mông Cổ là Đỉnh Khüiten thuộc khối núi Tavan bogd ở cực tây với độ cao 4,374 m (14,350 ft). Châu thổ hồ Uvs Nuur, chung với nước Cộng hoà Tuva tại Nga, là một Địa điểm di sản tự nhiên thế giới.

Bản đồ phân loại khí hậu Köppen Mông Cổ

Hầu hết nước này đều nóng vào mùa hè và rất lạnh về mùa đông, với nhiệt độ trung bình tháng 1 hạ xuống chỉ còn -30 °C (-22 °F).

Nước này cũng thỉnh thoảng gặp phải những đợt thời tiết khắc nghiệt được gọi là zud. Ulan Bator có nhiệt độ trung bình thấp nhất so với bất kỳ thủ đô nào khác trên thế giới. Mông Cổ cao, lạnh và nhiều gió. Nước này có khí hậu lục địa cực đoan với mùa đông dài và lạnh, mùa hè ngắn, và đa phần lượng mưa trong năm cũng diễn ra vào mùa hè. Nước này trung bình có 257 ngày không mây mỗi năm, và thường ở trung tâm của một vùng có áp lực khí quyển cao. Lượng mưa cao nhất ở phía bắc (trung bình 20 tới 35 centimét một năm) và thấp nhất ở phía nam, với lượng mưa hàng năm 10 tới 20 centimét. Vùng cư cực nam là Sa mạc Gobi, một số vùng tại đó có hầu như không có mưa trong nhiều năm.

Cái tên "Gobi" là một thuật ngữ tiếng Mông Cổ để chỉ một thảo nguyên sa mạc, thường nói tới một đặc tính của loại đất không có đủ thực vật cho những con marmot nhưng đủ cho lạc đà. Người Mông Cổ phân biệt Gobi khỏi sa mạc thực sự, dù sự khác biệt không phải luôn rõ ràng với những người bên ngoài không quen thuộc với cảnh vật Mông Cổ. Các vùng đất Gobi rất mong manh và dễ bị tàn phá bởi sự quá tải, dẫn tới sự mở rộng của sa mạc thực sự, một vùng đá vô dụng nơi thậm chí cả lạc đà hai bướu cũng không sống nổi.


Một hệ sinh thái thảo nguyên ở Mông Cổ

Đặc trưng của hệ sinh thái Mông Cổ chính là đồng bằng lớn với những thảo nguyên rộng bao la và sự ưu thế của những động vật móng guốc ăn cỏ. Thảo nguyên Mông Cổ nổi bật với những đàn thú móng guốc sinh sống, trong đó đáng chú ý là những đàn linh dương quần tụ cùng nhau với số lượng rất lớn, các bầy thú móng guốc thường tụ hội cùng nhau trước khi di chuyển đến nơi có nguồn thức ăn phong phú.Gia súc ở Mông Cổ cũng chiếm số lượng rất lớn và đông đúc trên đồng cỏ.

Hệ sinh vật và động vật Mông Cổ có tổng số 138 loài động vật có vú, có 449 loài chim, 75 loài cá cũng như các loài động vật lưỡng cư và bò sát. Tổng cộng có 30 loài động vật có vú và phân loài đã được đưa vào phân loại hiếm và rất hiếm của Sách đỏ Mông Cổ, bao gồm cả các những con ngựa hoang Mông Cổ (còn gọi là Takhi) cũng như nhiều động vật có vú khác, đặc biệt là quần thể linh dương Mông Cổ khá đông đảo. Mặc dù Mông Cổ hiện có 30 loài động vật có vú đặc trưng, nhưng chỉ có năm loại phổ biến, đó là ngựa, dê, cừu, bò, lạc đà với tổng đàn 60 triệu con, trong đó ngựa Mông Cổ có khoảng trên 2,5 triệu con.