Tìm hiểu Ấn Độ/Chính trị

Tủ sách mở Wikibooks

Chính trị[sửa]

Ấn Độ được xem là nền dân chủ đông dân nhất trên thế giới.Bản mẫu:Sfn Đây là một nước cộng hòa nghị viện với một hệ thống đa đảng,Bản mẫu:Sfn có sáu chính đảng cấp quốc gia được công nhận, bao gồm Đảng Quốc đại Ấn ĐộĐảng Bharatiya Janata (Đảng Nhân dân Ấn Độ), và trên 40 chính đảng cấp địa phương.Bản mẫu:Sfn Đảng Quốc đại được nhận định là có tư tưởng trung-tả hay là "tự do" trong văn hóa chính trị Ấn Độ, còn Đảng Bharatiya Janata có tư tưởng trung-hữu hay là "bảo thủ". Trong hầu hết giai đoạn từ 1950 — tức khi Ấn Độ lần đầu tiên trở thành một nước cộng hòa — đến cuối thập niên 1980, Đảng Quốc đại nắm giữ đa số ghế trong Quốc hội. Tuy nhiên, kể từ đó, Đảng Quốc đại ngày càng chia sẻ nhiều hơn vũ đài chính trị với Đảng Bharatiya Janata,Bản mẫu:Sfn cũng như với các chính đảng cấp địa phương mạnh khác trong các một liên minh đa đảng.Bản mẫu:Sfn

Trong ba cuộc tổng tuyển cử đầu tiên tại nước Cộng hòa Ấn Độ, tức vào các năm 1951, 1957, và 1962, Đảng Quốc đại do Jawaharlal Nehru lãnh đạo đã dễ dàng giành chiến thắng. Khi Jawaharlal Nehru qua đời vào năm 1964, Lal Bahadur Shastri trở thành thủ tướng trong một thời gian ngắn; người kế vị sau khi Lal Bahadur Shastri qua đời năm 1966 là Indira Gandhi, người này lãnh đạo Đảng Quốc đại giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 1967 và 1971. Sau khi quần chúng bất mãn vì tình trạng khẩn cấp mà bà tuyên bố vào năm 1975, Đảng Quốc đại thất cử vào năm 1977; đa số cử tri khi đó bỏ phiếu cho Đảng Janata mới thành lập và phản đối tình trạng khẩn cấp. Chính phủ của Đảng Janata kéo dài hơn ba năm. Đảng Quốc đại lại được bầu lên nắm quyền vào năm 1980, và trải qua thay đổi trong hàng ngũ lãnh đạo vào năm 1984 khi Indira Gandhi bị ám sát; kế nhiệm bà là người con trai Rajiv Gandhi, người này dễ dàng giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử cùng năm đó. Đảng Quốc đại lại thất cử vào năm 1989 trước một liên minh Mặt trận Quốc gia, lãnh đạo liên minh này là Đảng Janata Dal mới thành lập và liên minh với Mặt trận Cánh tả; chính phủ của liên minh này tồn tại chưa đầy hai năm.Bản mẫu:Sfn Các cuộc bầu cử lại được tổ chức vào năm 1991; lần này không đảng nào giành được đa số tuyệt đối. Tuy nhiên, Đảng Quốc đại có thể thành lập nên một chính phủ thiểu số do P. V. Narasimha Rao lãnh đạo với địa vị là đảng đơn lẻ lớn nhất.Bản mẫu:Sfn

Sau cuộc tổng tuyển cử năm 1996 là hai năm bất ổn chính trị, một vài liên minh đoản mệnh chia sẻ quyền lực. Đảng Bharatiya Janata lập nên một chính phủ tồn tại một thời gian ngắn trong năm 1996; sau đó là hai chính phủ do liên minh Mặt trận Thống nhất thành lập. Năm 1998, Đảng Bharatiya Janata có thể thành lập nên một liên minh thắng lợi là Liên minh Dân chủ Quốc gia do Atal Bihari Vajpayee lãnh đạo. Chính phủ Liên minh Dân chủ Quốc gia trở thành chính phủ phi Quốc đại, chính phủ liên minh đầu tiên hoàn tất nhiệm kỳ 5 năm.Bản mẫu:Sfn Trong cuộc tổng tuyển cử năm 2004, một lần nữa không có đảng nào giành đa số tuyệt đối, song lần này Đảng Quốc đại nổi lên với địa vị là đảng đơn lẻ lớn nhất, họ thành lập một liên minh thắng lợi là Liên minh Cấp tiến Quốc gia (UPA). Liên minh nhận được sự ủng hộ của các đảng tả khuynh và các thành viên quốc hội phản đối Đảng Bharatiya Janata. Liên minh Cấp tiến Quốc gia trở lại nắm quyền sau cuộc tổng tuyển cử năm 2009 với số ghế cao hơn, và không còn cần phải có sự ủng hộ từ các đảng cộng sản tại Ấn Độ.Bản mẫu:Sfn Năm đó, Manmohan Singh trở thành thủ tướng đầu tiên được tái cử cho một nhiệm kỳ 5 năm liên tiếp kể từ thời Jawaharlal Nehru.Bản mẫu:Sfn Trong tổng tuyển cử năm 2014, đảng Bharatiya Janata trở thành chính đảng đầu tiên kể từ năm 1984 giành được đa số ghế và có thể cầm quyền mà không cần sự ủng hộ từ các chính đảng khác.Bản mẫu:Sfn

Chính phủ[sửa]

Rashtrapati Bhavan là dinh thự chính thức của tổng thống Ấn Độ.

Ấn Độ là một liên bang với một hệ thống nghị viện nằm dưới sự khống chế của Hiến pháp Ấn Độ. Đây là một nước cộng hòa lập hiến với chế độ dân chủ đại nghị, trong đó "quyền lực đa số bị kiềm chế bởi các quyền thiểu số được bảo vệ theo pháp luật". Chế độ liên bang tại Ấn Độ xác định rõ sự phân chia quyền lực giữa chính phủ liên bang và các bang. Chính phủ tuân theo sự kiểm tra và cân bằng của Hiến pháp. Hiến pháp Ấn Độ có hiệu lực vào ngày 26 tháng 1 năm 1950,Bản mẫu:Sfn trong lời mở đầu của nó có viết rằng Ấn Độ là một nước cộng hòa có chủ quyền, xã hội, thế tục, dân chủ.Bản mẫu:Sfn Mô hình chính phủ của Ấn Độ theo truyền thống được mô tả là "bán liên bang" do trung ương mạnh và các bang yếu,Bản mẫu:Sfn song kể từ cuối thập niên 1990 thì Ấn Độ đã phát triển tính liên bang hơn nữa do kết quả của các thay đổi về chính trị, kinh tế và xã hội.Bản mẫu:SfnBản mẫu:Sfn

Biểu tượng quốc giaBản mẫu:Sfn

Biểu tượng quốc gia của Cộng hòa Ấn Độ (chính thức)
Động vật quốc gia
Chim quốc gia
Cây quốc gia
Quốc hoa
Động vật di sản quốc gia
Động vật dưới nước quốc gia
Bò sát quốc gia
Động vật có vú quốc gia
Quả quốc gia
Đền quốc gia
Sông quốc gia
Núi quốc gia

Chính phủ liên bang gồm ba nhánh:

  • Hành pháp: Tổng thống Ấn Độ là nguyên thủ quốc giaBản mẫu:Sfn và được một đại cử tri đoàn quốc gia bầu gián tiếpBản mẫu:Sfn với một nhiệm kỷ 5 năm.Bản mẫu:Sfn Thủ tướng Ấn Độ đứng đầu chính phủ và thi hành hầu hết quyền lực hành pháp.Bản mẫu:Sfn Thủ tướng do tổng thống bổ nhiệm,Bản mẫu:Sfn và theo quy ước là người được chính đảng hoặc liên minh đảng phải nắm giữ đa số ghế trong hạ viện ủng hộ.Bản mẫu:Sfn Nhánh hành pháp của chính phủ Ấn Độ gồm có tổng thống, phó tổng thống, và Hội đồng Bộ trưởng do thủ tướng đứng đầu. Người được bổ nhiệm làm bộ trưởng phải là một thành viên trong các viện của quốc hội.Bản mẫu:Sfn Trong hệ thống quốc hội Ấn Độ, hành pháp lệ thuộc lập pháp; thủ tướng và hội đồng Bộ trưởng chịu trách nhiệm trực tiếp trước hạ viện của quốc hội.Bản mẫu:Sfn
  • Lập pháp: Cơ quan lập pháp của Ấn Độ là lưỡng viện quốc hội. Quốc hội Ấn Độ hoạt động theo một hệ thống kiểu Westminster và gồm có thượng viện được gọi là Rajya Sabha ("Hội đồng các bang") và hạ viện được gọi là Lok Sabha ("Viện Nhân dân").Bản mẫu:Sfn Rajya Sabha là một thể chế thường trực gồm có 245 thành viên phục vụ trong nhiệm kỳ 6 năm được đặt so le.Bản mẫu:Sfn Hầu hết họ được bầu gián tiếp từ các cơ quan lập pháp bang và lãnh thổ và số lượng tương ứng với tỷ lệ dân số của bang so với dân số quốc gia.Bản mẫu:Sfn 543 thành viên của Lok Sabha được bầu trực tiếp theo thể chế phổ thông đầu phiếu; họ đại diện cho các khu vực bầu cử riêng rẽ trong nhiệm kỳ 5 năm.Bản mẫu:Sfn Hai thành viên còn lại của Lok Sabha do tổng thống chỉ định từ cộng đồng người Anh-Ấn, trong trường hợp tổng thống quyết định rằng cộng đồng này không được đại diện tương xứng.Bản mẫu:Sfn
  • Tư pháp: Ấn Độ có bộ máy tư pháp độc lập gồm ba cấp nhất thể,Bản mẫu:Sfn gồm: Tòa án Tối cao do Chánh án đứng đầu, 25 tòa thượng thẩm, và một lượng lớn tòa án sơ thẩm.Bản mẫu:Sfn Toà án Tối cao có thẩm quyền ban đầu đối với các vụ án liên quan đến các quyền cơ bản và tranh chấp giữa các bang và Trung ương; nó có quyền chống án đối với các tòa án thượng thẩm.Bản mẫu:Sfn Nó có quyền công bố luật và vô hiệu hóa các luật liên bang hay bang mà trái với hiến pháp.Bản mẫu:Sfn Tòa án Tối cao cũng là cơ quan diễn giải cuối cùng của hiến pháp.Bản mẫu:Sfn

Phân vùng[sửa]

Bản mẫu:Indian states and territories image map Bản mẫu:Main Ấn Độ là một liên bang gồm 29 bang và 7 lãnh thổ liên bang.Bản mẫu:Sfn Toàn bộ các bang, cùng các lãnh thổ liên bang PuducherryDelhi, bầu nên cơ quan lập pháp và chính phủ theo hệ thống Westminster. Năm lãnh thổ liên bang còn lại do Trung ương quản lý trực tiếp thông qua các quản trị viên được bổ nhiệm. Năm 1956, dựa theo Luật Tái tổ chức các bang, các bang của Ấn Độ được tái tổ chức dựa trên cơ sở ngôn ngữ.Bản mẫu:Sfn Kể từ đó, cấu trúc các bang phần lớn vẫn không thay đổi. Mỗi bang hay lãnh thổ liên bang được chia thành các huyện. Các huyện chia tiếp thành các tehsil và cuối cùng là các làng.

Các bang

Lãnh thổ liên bang Bản mẫu:Ordered list