Bước tới nội dung

TÌm hiểu về Lịch/Can Chi

Tủ sách mở Wikibooks

Can Chi là một hệ thống tính tóan giờ, ngày , tháng, năm âm lịch của người Việt cổ đại . Can Chi có 10 thiên can và 12 địa chi .

Tên gọi 10 thiên can Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý . Tên gọi 12 địa chi Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.


Truyền thuyết cho rằng nó xuất xứ từ thời Nhà Thương ở Trung Quốc . Nó được áp dụng với tổ hợp chu kỳ sáu mươi (60) trong âm lịch nói chung để xác định tên gọi của thời gian (ngày, giờ, năm, tháng) được dùng nhiều trong Tử vi đoán mệnh , Làm Âm lịch .


Thuyết Thiên Địa Nhân

[sửa]

Thuyết Thiên Địa nhân nói lên sự chi phối của trời đất đối với con người .

Thiên là khỏang không gian bao la, trong Thiên có ba yếu tố hợp thành là Nhật ( mặt trời) ; Nguyệt ( mặt trăng) ; Tinh ( các vì sao). Thiên can là tọa độ không gian được thể hiện ở 10 vị trí : Giáp , Ất , Bính , Đinh , Mậu , Kỷ , Canh , Tân , Nhâm , Quí.

Địa được cấu thành bởi 3 yếu tố Thủy , Hỏa , Phong. Từ yếu tố địa , người xưa hình thành nên môn địa lý phong thủy dùng để xem xét sự vận động hài hòa của thủy hỏa phong, nếu mất cân bằng trong vận động của ba yếu tố này ở một địa điểm mà một người đang sinh sống thì người đó sẽ gặp trở ngại và tai họa. Địa chi là tọa độ thời gian được thể hiện ở 12 vị trí thời gian trong năm , tháng, ngày, giờ gồm : Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Vạn vật con người chuyển dịch trong không gian theo 10 thiên can, được Nhật, Nguyệt, Tinh chiếu vào tác động ảnh hưởng suốt cả cuộc đời, do vậy yếu tố năm, tháng, ngày, giờ sinh được người xưa cho là có thể quyết định được vận mệnh của từng người. Trong “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử có viết Nhân pháp Địa, Địa pháp Thiên, Thiên pháp Đạo, Đạo pháp tự nhiên có nghỉa là Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên . Thì ra ý nghĩa của câu này là con người cần phải cùng tồn tại hài hòa với Trời Đất trong vũ trụ.

Thuyết Thiên nhân hợp nhứt chủ trương Thiên thời, Địa lợi , Nhân hòa . Con người luôn luôn bị chi phối bởi Thiên và Địa . Ba yếu tố này tương tác lẫn nhau. Con người muốn tồn tại, sinh sống bình thường phải có sự cân bằng giữa bản thân với thiên địa. Không gian Dịch là không gian Thiên Địa Nhân, là thế giới của âm dương giao hòa, chuyển hóa cho nhau, thế giới giữa hai mặt đối lập tồn tại và bổ xung cho nhau nên khi nắm bắt được chuyển động đó người xưa đã lập ra mô hình trạng thái không gian gọi là âm, dương ( lưỡng nghi). Âm, dương vận động sinh ra bốn khí gọi là tứ tượng, lại tiếp tục vận động thành ra bát quái

Thiên Can

[sửa]

Thiên can có tất cả 10 can nên được gọi là Thập thiên can với tên gọi như sau Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý . Trong âm lịch Trung quốc , Can được dùng để biểu thị Năm Âm lịch . Năm kết thúc bằng số nào thì có Can số đó.

Ý nghĩa 10 Thiên Can

[sửa]

- Giáp: Có nghĩa là mở, ý chỉ dấu hiệu vạn vật được tách ra, bắt nguồn sự sống.

- Ất: Có nghĩa là kéo, ý chỉ quá trình vạn vật bắt đầu quá trình nhú mầm, sinh trưởng

- Bính: Có nghĩa là sự đột ngột, khi vạn vật bắt đầu lộ ra trên mặt đất

- Đinh: Có nghĩa là mạnh mẽ, khi vạn vật bước vào quá trình phát triển mạnh mẽ

- Mậu: Có nghĩa là rậm rạp, tức chỉ giai đoạn vạn vật bắt đầu xanh tốt

- Kỷ: Có nghĩa là ghi nhớ, chỉ giai đoạn vạn vật bắt đầu thành hình để phân biệt được.

- Canh: Có nghĩa là chắc lại, khi vạn vật bắt đầu kết quả.

- Tân: Có nghĩa là mới, vạn vật bước vào thời kỳ thu hoạch.

- Nhâm: Có nghĩa là gánh vác, ý chỉ dương khí có tác dụng nuôi dưỡng vạn vật.

- Quý: Có nghĩa là đo, chỉ sự vật khi đã có thể đo lường được.

Quan hệ Thiên Can

[sửa]

- Giáp hợp Kỷ, khắc Canh

- Ất hợp Canh, khắc Tân

- Bính hợp Tân, khắc Nhâm

- Đinh hợp Nhâm, khắc Quý

- Mậu hợp Quý, khắc Giáp

- Kỷ hợp Giáp, khắc Ất

- Canh hợp Ất, khắc Bính

- Tân hợp Bính, khắc Đinh

- Nhâm hợp Đinh, khắc Mậu

- Quý hợp Mậu, khắc Kỷ

Thiên Can Âm-Dương và Ngũ hành

[sửa]
Số Can Việt Âm - Dương Ngũ hành
0 canh Dương Kim
1 tân Âm Kim
2 nhâm Dương Thủy
3 quý Âm Thủy
4 giáp Dương Mộc
5 ất Âm Mộc
6 bính Dương Hỏa
7 đinh Âm Hỏa
8 mậu Dương Thổ
9 kỷ Âm Thổ

Địa Chi

[sửa]

Địa chi có tất cả 12 chi nên được gọi là Thập nhị địa chi hay 12 con giáp . Mổi con giáp đều có tên gọi và biểu tượng riêng như sau

Tên gọi Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Biểu tượng


Ý nghĩa 12 Địa chi

[sửa]

- Tý: Là nuôi dưỡng, tu bổ, tức vạn vật bắt đầu nảy nở nhờ có dương khí.

- Sửu: Là kết lại, khi các mầm non tiếp tục quá trình lớn lên.

- Dần: Là sự thay đổi, dẫn dắt, khi các mầm non bắt đầu vươn lên khỏi mặt đất.

- Mão: Là đội, khi tất cả vạn vật đã nứt khỏi mặt đất để vươn lên.

- Thìn: Là chấn động, cho quá trình phát triển của vạn vật sau khi trải qua biến động.

- Tị: Là bắt đầu, khi vạn vật đã có sự khởi đầu.

- Ngọ: Là tỏa ra, khi vạn vậy đã bắt đầu mọc cành lá.

- Mùi: Là ám muội, khi khí âm bắt đầu xuất hiện, khiến vạn vật có chiều hướng phát triển yếu đi.

- Thân: Là thân thể, khi vạn vật đều đã trưởng thành.

- Dậu: Là sự già cỗi, khi vạn vật đã già đi.

- Tuất : Là diệt, tức chỉ đến một thời điểm nào đó, vạt vật sẽ đều suy yếu và diệt vong.

- Hợi: Là hạt, khi vạn vật lại quay trở về hình hài hạt cứng.

Quan hệ 12 Địa chi

[sửa]

- Quan hệ Tam Hợp (Tốt): Thân - Tý - Thìn, Dần - Ngọ - Tuất, Tị - Sửu - Dậu, Hợi - Mão - Mùi

- Quan hệ Lục Hợp (Nhị hợp - Tốt): Tý Sửu, Dần Hợi, Mão Tuất, Thìn Dậu, Tị Thân, Ngọ Mùi.

- Quan hệ Tứ hành xung (Xấu): Tý - Ngọ - Mão - Dậu, Dần - Thân - Tị - Hợi, Thìn - Tuất - Sửu - Mùi.

Trong đó có các cặp Tương xung (còn gọi là Lục Xung, rất xung, Xấu): Tý xung Ngọ, Sửu xung Mùi, Dần xung Thân, Mão xung Dậu, Thìn xung Tuất, Tị xung Hợi.

- Quan hệ Tương Hại (Xấu): Tý - Mùi, Sửu - Ngọ, Dần - Tị, Mão - Thìn, Thân - Hợi, Dậu - Tuất.

- Quan hệ Tương Phá (Xấu): Tý - Dậu, Mão - Ngọ, Sửu - Thìn, Thân - Tị, Mùi - Tuất.

- Quan hệ Tương hình (Xấu): Dần, Tị, Thân - Hình hại vô ơn; Sửu, Mùi, Tuất - Hình hại đặc quyền; Tý, Mão - Hình hại vô lễ.

- Quan hệ Tự hình (Xấu): Thìn - Thìn, Dậu - Dậu, Ngọ - Ngọ, Hợi - Hợi

Khi đã xây dựng được 10 Thiên Can và 12 Địa Chi thì người ta phối hợp 2 yếu tố này lại để tính năm, tháng, ngày, giờ cũng như hình thành Lục thập hoa giáp dự đoán vận mệnh con người.

Đặc tính Âm dương

[sửa]
Âm 1,3,5,7,9,11 Sửu , Mảo , Tị , Mùi , Dậu , Hợi
Dương 2,4,6,8,10,12 Tí , Dần , Thìn , Ngọ , Thân , Tuất

Tính cách 12 con giáp

[sửa]

Tý - Dương Thủy:

- Năng động và sôi nổi 
- Quan tâm tới hình thức bản thân 
- Tính khí có thể thất thường 
- Khao khát sự an toàn
- Tiến bộ nhanh nếu được khen ngợi
- Muốn được yêu mến/chấp nhận
- Đánh giá cao vị thế xã hội 

Hợi - Âm Thủy

- Thương người, tình cảm
- Thường nổi tiếng giữa bạn bè 
- Lãng mạn
- Một số có thể nhỏ nhặt, ganh đua
- Không thích cãi cọ, đối đầu
- Không hung hãn

Dần - Dương Mộc

- Bốc đồng
- Thích cảm xúc mạnh
- Nồng nàn trong tình yêu
- Mạnh mẽ, dũng cảm
- Có thể thiếu thận trọng
- Tự tin
- Giàu cảm xúc, có thể có thái độ cực đoan 

Mão - Âm Mộc

- Khôn khéo, ngoại giao tốt
- Luôn lạc quan 
- Nhạy cảm 
- Thích làm người khác hài lòng
- Rất ghét sự phản bội 
- Có xu hướng leo cao trong xã hội. 
- Hiếm khi tỏ ra thái quá

Ngọ - Dương Hỏa

- Mạnh mẽ, đôi khi bất yên
- Thích di chuyển 
- Độc lập
- Sáng tạo
- Tính kỷ luật cao 
- Có thể hách dịch, tự cao
- Trung thực

Tỵ - Âm Hỏa

- Đường hoàng, lịch sự 
- Bí ẩn, kín đáo
- Nhiều kẻ ngưỡng mộ 
- Hòa hợp tốt với người khác giới
- Tài trí sâu rộng
- Bề ngoài có vẻ lơ đãng
- Không bao giờ đối đầu

Thân - Dương Kim

- Hóm hỉnh, mau miệng
- Giữ vững quan điểm 
- Sinh động, ham vui
- Có thể phá vỡ thông lệ
- Hào phóng
- Thích mạo hiểm
- Thích là trung tâm của sự chú ý

Xem thêm : Xem bói ngày sinh

Dậu - Âm Kim

- Tháo vát và thực tế
- Hết sức tự tin
- Hết lòng vì bạn bè, gia đình
- Rất trung thành 
- Thiếu kiên nhẫn
- Tính khí có thể thất thường
- Trung thực, thẳng thắn
- Tính kỷ luật cao

Tuất - Dương Thổ

- Khôi hài 
- Yêu thể thao, mạnh mẽ
- Có thể tỏ ra quá thái
- Làm việc chăm chỉ
- Không ưa mạo hiểm 
- Có thể bi quan 
- Là bạn tốt
- Sợ bị từ chối

Mùi - Âm Thổ

- Tính mơ mộng 
- Có thể hay do dự
- Tế nhị và nhẫn nại
- Bản tính ngọt ngào nhưng giỏi lôi kéo
- Thích được tán tỉnh 
- Tham vọng một cách kín đáo
- Khát khao cuộc sống gia đình bình yên

Thìn - Dương Thổ

- Quyến rũ và sôi động
- Giỏi kinh doanh 
- Hiếm khi bị đánh giá thấp hơn khả năng
- Thích được chú ý
- Có thể ích kỷ 
- Được cho là mang lại may mắn cho gia đình
- Sinh ra làm người chiến thắng

Sửu - Âm Thổ

- Điềm tĩnh, bảo thủ và mạnh mẽ
- Giỏi lãnh đạo 
- Niềm tin vững chắc
- Không dễ dao động
- Tự kỷ luật 
- Có chức sắc
- Có thể tàn nhẫn và hay hiềm thù

Cách tính cung mệnh ngũ hành theo can chi

[sửa]

Ngũ hành bao gồm 5 mệnh là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Mỗi năm sinh sẽ mang một hành riêng. Bạn có thể dựa vào Can Chi để tính ra mệnh ngũ hành này.

Cách tính là lấy

Can + Chi = Mệnh. 

Rồi đối chiếu với bảng quy ước bên dưới. Nếu kết quả lớn hơn 5 thì bạn chỉ cần trừ đi 5 một lần nữa là ra.

Các số quy ước như sau:

Thiên can
Giáp, Ất là 1
Bính, Đinh là 2
Mậu, Kỷ là 3
Canh, Tân là 4
Nhâm, Quý là 5.
Địa chi
Tý, Sửu, Ngọ, Mùi là 0
Dần, Mão, Thân, Dậu là 1
Thìn, Tỵ, Tuất, Hợi là 2.
Ngũ hành
Kim là 1
Thủy là 2
Hỏa là 3
Thổ là 4
Mộc là 5.


Tiếp tục ví dụ ở trên, năm 1994 có can chi là Giáp Tuất, vậy:

Thiên Can
Giáp = 1.
Địa chi
Tuất = 2.
Mệnh ngũ hành
1 + 2 = 3, vậy là mệnh Hỏa.


Vậy là qua các bước tính, chúng ra biết người sinh năm 1994 sẽ có can chi là Giáp Tuất và có mệnh là Hỏa. Rất dễ dàng.