Sinh lý học Người/Giới thiệu Sinh lý học
Sinh lý học có tên tiếng Anh là physiology xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ: φυσιολογία (phusiología , "triết học tự nhiên"). Đây là ngành nghiên cứu về cách thức vật sống thực hiện chức năng sống của mình. Ví dụ: nghiên cứu nguyên lý co của cơ hay lực co cơ tác động lên xương. Cha đẻ của Sinh lý học là bác sĩ người Pháp Jean Fernery (1552). Sinh lý học được xây dựng dựa trên ba trụ cột ngành khoa học: vật lý, hóa học và giải phẫu học.
Sinh lý người
[sửa]Sinh lý người là nghiên cứu các chức năng của cơ thể con người, có thể được chia thành các loại sau:
Sinh lý học tế bào
Đây là nền tảng của sinh lý học người, là ngành nghiên cứu chức năng tế bào
Sinh lý học cơ quan
Ngành nghiên cứu chức năng của cơ quan cụ thể. Ví dụ, sinh lý học thận nghiên cứu về các chức năng của thận.
Sinh lý học hệ cơ quan
Bao gồm các chức năng của hệ cơ quan trong cơ thể: sinh lý hô hấp, sinh lý tuần hoàn,...
Sinh lý bệnh
Tác dụng của nguồn bệnh (bệnh sinh) lên cơ thể.
Tổ chức thể giới sống
[sửa]Nguyên tử: Nguyên tử là hạt nhỏ nhất của nguyên tố hay phân tử. [Carbon (C), Hydro (H), Oxy (O), v.v.].
Phân tử: Phân tử là hạt được cấu tạo bởi hai hoặc nhiều nguyên tử liên kết với nhau (khí carbon dioxide CO2, nước H2O).
Đại phân tử: Đại phân tử là các phân tử lớn (carbohydrat, lipid, protein, acid nucleic).
Các bào quan: Bào quan là một cơ quan nhỏ của tế bào, thực hiện một chức năng cụ thể (màng tế bào, tế bào chất và nhân)
Tế bào: Tế bào là đơn vị cấu tạo và chức năng cơ bản của vật sống.
Mô: Mô là một nhóm các tế bào giống nhau thực hiện một chức năng chuyên biệt (biểu mô, liên kết, cơ và thần kinh).
Cơ quan: Cơ quan là cấu trúc gồm một nhóm các mô thực hiện một chức năng chuyên biệt (da, tim, não, v.v.).
Hệ cơ quan: Hệ cơ quan là một nhóm các cơ quan hoạt động cùng nhau để thực hiện một chức năng chuyên biệt. 1. hệ tim mạch 2. hệ hô hấp 3. hệ tiết niệu 4. hệ tiêu hóa 5. hệ thần kinh 6. hệ sinh sản 7. hệ nội tiết 8. hệ cơ xương 9. hệ bì.
Cơ thể người: Cơ thể sống là cấp tổ chức phức tạp nhất, gồm tất cả các hệ cơ quan hoạt động đồng bộ và thực hiện chức năng sống.
7 đặc tính của sự sống:
1. Tế bào: Mọi vật sống đều có cấu tạo tế bào. Tế bào là "viên gạch" của sự sống.
2. Trao đổi chất: Mọi vật sống đều phải ăn, uống, thở và bài tiết.
3. Phát triển: Mọi vật sống đều lấy vật chất từ môi trường để lớn lên và duy trì.
4. Sinh sản: Mọi vật sống đều có thể tạo ra bản sao của chính mình.
5. Tính cảm ứng: Mọi vật sống đều phản ứng với sự thay đổi của môi trường.
6. Thích nghi: Mọi vật sống đều có khả năng cạnh tranh với nhau về thức ăn và không gian để tồn tại.
7. Di chuyển: Mọi vật sống đều có thể di chuyển.
Sinh lý học tế bào
[sửa]Tế bào là đơn vị cơ bản của mọi cơ thể sống.
Tế bào là đơn vị chức năng của sinh vật.
Không phải các tế bào đều giống hệt nhau nhưng các tế bào đều có chung cấu trúc!
Tế bào được tổ chức thành 3 vùng chính: Nhân, tế bào chất và màng tế bào.
1) Nhân : Ở trung tâm tế bào vì nhân chứa vật chất di truyền (DNA). Gồm ba vùng: màng nhân, nhân con và chất nhiễm sắc.
- Màng nhân : Màng nhân giống như hàng rào giữ hình dạng của nhân, cấu tạo gồm 1 màng phospholipid kép, chứa các lỗ nhân cho phép trao đổi vật chất với phần còn lại của tế bào.
- Nhân con : Nhân chứa một hoặc nhiều nhân con. Đây là nơi sản xuất ribosome. Ribosome sau đó đi qua các lỗ nhân di chuyển đến tế bào chất .
- Chromatin (chất nhiễm sắc) : Cấu tạo bởi DNA và protein nằm rải rác khắp nhân. Chất nhiễm sắc co xoắn tạo thành nhiễm sắc thể khi tế bào phân chia.
2) Màng tế bào : Giữ hình dạng tế bào, cấu tạo bởi lớp phospholipid kép và lớp protein đơn nằm rải rác xung quanh lớp phospholipid. Các phân tử Cholesterol và glycoprotein nằm đan xen với lớp phospholipid kép
3) Tế bào chất: Là một lớp thạch đặc ở bên ngoài nhân và bên trong màng sinh chất. Nó bao gồm Cytosol.
- Dịch bào tương (Cytosol): chất lỏng xung quanh các bào quan.
- Bào quan: thực hiện hoạt động trao đổi chất của tế bào.
Gồm:
- Ribosomes : Chúng đại diện cho các vị trí tổng hợp protein trong tế bào. Chúng được tìm thấy ở hai vị trí: Tự do trong tế bào chất và gắn vào lưới nội sinh chất.
- Lưới nội sinh chất (ER) : ống chứa đầy chất lỏng, mang vật chất. Có hai loại ER:
+ Lưới nội sinh chất hạt (RER) : mang các ribosome, là vị trí tổng hợp protein.
+ Lưới nội sinh chất nhẵn (SER) : tổng hợp và phân hủy cholesterol, chuyển hóa chất béo và thải thuốc.
- Phức Golgi : biến đổi, đóng gói các protein, tạo túi tiết, các thành phần màng sinh chất và lysosome.
- Lysosomes (tiêu thể) : chứa các enzyme tiêu hóa các vật chất không thể sử dụng được trong tế bào.
- Peroxisomes : Đây là những túi chứa các enzyme oxydase, loại bỏ chất độc hại và phá vỡ gốc tự do.
- Ti thể : Là nhà máy năng lượng của tế bào, có thể thay đổi hình dạng liên tục. Ti thể thực hiện các phản ứng trong đó oxy được sử dụng để phân hủy thức ăn tạo ATP, đồng tiền năng lượng của cơ thể sống
- Centrosome: Centrosome gồm hai trung tâm được bao quanh bởi protein vô định hình. Centrosome liên kết với nhân màng nhân trong quá trình đẩy nhanh chu kỳ tế bào. Trong nguyên phân, màng nhân bị phá vỡ và tâm thể có thể tương tác với nhiễm sắc thể để cấu tạo thoi phân bào.
- Trung thể: Là những bào quan tự nhân đôi, được tạo thành từ 9 bó vi ống. Trung thể giúp phân chia tế bào, nhưng không cần thiết cho quá trình này.
- Bộ xương tế bào: Mạng lưới cấu trúc protein khắp tế bào chất. Ví dụ, vi sợi và vi ống.
- Vi sợi a: Là cấu trúc làm bằng protein gọi là actin. Những sợi này rất quan trọng tạo nên bộ xương tế bào.
- Vi sợi b: Những cấu trúc hình trụ thẳng, rỗng, được tìm thấy khắp tế bào chất của tất cả các tế bào người, thực hiện nhiều chức năng khác nhau (từ vận chuyển đến nâng đỡ cấu trúc).