Bước tới nội dung

Sách danh nhân thế giới/Khổng tử

Tủ sách mở Wikibooks

Khổng Phu Tử hay Khổng Tử (28 tháng 9 năm 551 TCN – 11 tháng 4 năm 479 TCN) là một triết gia và chính trị gia người Trung Quốc, sinh sống vào thời Xuân Thu. Theo truyền thống, ông được xem là nhà hiền triết Trung Quốc mẫu mực nhất. Những lời dạy và triết lý của Khổng Tử đã hình thành nền tảng văn hóa Á Đông, và ngày nay vẫn tiếp tục duy trì ảnh hướng khắp Trung Quốc cũng như các quốc gia Đông Á khác.[3]Ông là một trong Mười vị thánh trong lịch sử Trung Quốc.

Gia thế

[sửa]

Theo ghi chép trong gia phả họ Khổng, Khổng Tử thuộc dòng dõi quý tộc nước Tống, là hậu duệ của các quân chủ nhà Thương.[8][9][10][11] Đầu thời nhà Chu, Chu công theo lệnh Chu Thành vương đã ban cho con trai cả của Đế Ất là Vi Tử Khải vùng đất Thương Khâu, lập ra nước Tống.[12] Sau khi Vi Tử Khải qua đời, em trai là Vi Trọng lên nối ngôi. Vi Trọng chính là tổ tiên 14 đời của Khổng Tử.[13]

Tổ tiên 6 đời của Khổng Tử vốn tên Tử Gia (姓嘉), tự Khổng Phụ (孔父), sử sách thường gọi là Khổng Phụ Gia (孔父嘉), là hậu duệ đời thứ 6 của Tử Cung, vị quân chủ thứ 5 của nước Tống.[14] Khổng Phụ vốn là đại phu nước Tống thời Xuân Thu, từng làm đến chức Đại tư mã dưới triều Tống Thương công, được ban thái ấp ở Lật ấp.[15] Cung đình xảy ra nội loạn, Khổng Phụ bị Thái tể Hoa Đốc giết chết,[a] con trai lánh đến nước Lỗ.[17] Về sau, cha Khổng Tử là Thúc Lương Hột (hay Khổng Hột (zh; en)) định cư tại Tưu ấp (nay là thành phố Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông), nhậm chức Đại phu Tưu ấp.[18]

Người vợ cả đầu tiên của Thúc Lương Hột là Thi thị (施氏), sinh cho Hột 9 người con gái. Vì quá mong con trai mà Thúc Lương Hột đã nạp một người thiếp và sinh được người con trai tên Mạnh Bì (孟皮), nhưng người con trai này lại có tật ở chân.[19] Đến năm Thúc Lương Hột đã qua tuổi 70 thì cưới vợ lần thứ 3, Nhan thị lúc này mới 18 tuổi. Vì cuộc hôn nhân này không hợp với lẽ thường mà bị người đời xưng là "dã hợp".[20] Về sau, Nhan thị sinh ra Khổng Tử. Theo Sử ký, Thúc Lương Hột và Nhan thị nhờ đến Ni Khâu mà sinh được Khổng Tử, vì vậy đã đặt tên con trai là Khâu, lấy tự là Ni.[b][21]

Tiểu sử

[sửa]

Khổng Khâu sinh trưởng tại ấp Trâu, thôn Xương Bình, nước Lỗ nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Hoa[22]. Lên 2 tuổi ông mồ côi cha[23]. Vì nhà nghèo nên khi còn trẻ ông phải làm nhiều nghề để mưu sinh[24]. Ông từng làm công cho họ Quí, một dòng họ quý tộc lớn ở nước Lỗ, những việc như gạt thóc, chăn gia súc. Ông là người ham học. Năm 15 tuổi ông bắt đầu tập trung học về đạo, nghiên cứu lễ giáo và các môn học khác. Ông lấy vợ năm 19 tuổi, năm sau sinh con đầu lòng đặt tên là Lí, tự là Bá Ngư.[25] Năm 22 tuổi ông bắt đầu dạy học.

Năm 30 tuổi, Khổng Tử được Lỗ Chiêu Công ban cho ông một cỗ xe song mã và một người hầu để đưa Khổng Tử và Nam Cung Quát đi Lạc Dương tham quan và khảo cứu luật lệ, thư tịch cổ. Sau đó ông về nước Lỗ. Từ đó, học trò xin theo học càng lúc càng đông. Nhưng vua Lỗ vẫn chưa dùng ông vào việc nước. Năm ông 35 tuổi, trong nước Lỗ, Quý Bình Tử khởi loạn. Ông theo Lỗ Chiêu Công tạm lánh sang nước Tề. Tề Cảnh Công mời ông tới để hỏi việc chính trị và rất khâm phục, muốn đem đất Ni Khê phong cho ông, nhưng quan Tướng quốc nước Tề là Án Anh ngăn cản không cho. Sáu năm sau, ông về Lỗ tiếp tục nghiên cứu và dạy học. Tổng số môn đệ của Khổng Tử có lúc lên tới 3.000 người, trong đó có 72 người được liệt vào hạng tài giỏi, nên gọi là Thất thập nhị hiền. [26]

Năm 50 tuổi ông được vua Lỗ Định công mời làm Trung đô tế, năm sau được thăng chức Tư không rồi chức Đại tư khấu. Ông khuyên Lỗ Định công thu hồi binh quyền của ba dòng họ quý tộc nước Lỗ.[27] Nước Tề thấy nước Lỗ mạnh lên, có ý lo ngại. Vua Tề theo kế, dâng vua Lỗ 80 thiếu nữ đẹp và 125 con ngựa tốt. Vua Lỗ sau khi nhận gái đẹp bỏ bê việc triều chính, có khi luôn 3 ngày không ra thiết triều, mọi việc đều giao cả cho quyền thần.

Năm 55 tuổi, Khổng Tử xin từ chức, bỏ nước Lỗ đi chu du các nước chư hầu. Ông đi khắp thiên hạ để truyền bá tư tưởng của mình nhưng giới cầm quyền các nước chư hầu thời bấy giờ chẳng ai muốn áp dụng đạo trị quốc của ông. Đương thời mọi người đều biết ông là người kiên định với lý tưởng của mình, là người biết chủ trương của mình không thực hiện nổi mà cứ cố làm.[28] Năm 69 tuổi ông về Lỗ chuyên tâm viết sách[29]. Ông mất năm 71 tuổi khi tâm nguyện chưa thành[30].

Sáng lập Khổng giáo

[sửa]

Soan sách

[sửa]