Sách danh nhân/Quỷ cốc tử/6 điều để lộ tâm tánh
1 . Vui mừng
[sửa]- Thứ nhất, dùng "Vui mừng" nghiệm bản tính
- Con người khi đắc ý vui vẻ thường dễ để lộ bản tính thật và cái nhìn sâu trong nội tâm bên trong. Đặc biệt là những kẻ tiểu nhân đắc chí càng dễ bộc lộ phẩm chất đức hạnh không ra gì và tố chất tâm lý yếu kém trước các tình huống bất ngờ. Do tài đức tầm thường, phải nhờ mưu mô khéo léo mới đạt được thành công trên đường danh lợi nên họ luôn tỏ ra tự đắc khoe khoang, thái độ khinh người.
Giống như nhân vật Cao Cầu thời xưa trong truyện Thủy Hử, chỉ vì tài đá cầu giỏi mà leo lên chức Thái sư, gây loạn lạc cả thời đại. Một kẻ vô tài vô đức mà được cầm quyền to thì sớm muộn cũng gây nguy hại. Nếu nhìn thấu được bản chất thật của họ, tốt nhất không nên tiếp xúc nhiều.
2. Ham mê
[sửa]- Thứ hai, dùng "Ham mê" để nhìn thấu nhân phẩm
- Muốn gần gũi với một người, trước tiên chúng ta phải hiểu sở thích và ham mê riêng của họ, từ đó nhìn ra nhân phẩm của đối phương có dễ lung lạc trước nhu cầu vui vẻ hưởng lạc hay không. Rất nhiều người chịu cảnh "trật bánh" do không đủ lực chống cự những cám dỗ trên đường đời. Do vậy, thông qua ham mê của một người, bạn có thể nghiệm ra điểm mấu chốt của người này ở đâu.
Công Tôn Khang, một Tể tướng đứng đầu thế lực quân phiệt lớn trong thời Chiến Quốc, có sở thích ăn cá. Những người muốn xu nịnh và lấy lòng ông luôn cố gắng để tìm dâng lên những món cá tươi và ngon nhất, nhưng Công Tôn Khang chưa một lần nhận lấy. Cho dù thèm đến mấy, ông cũng luôn luôn từ chối thẳng thừng. Thấy vậy, các đệ tử của vị Tướng quốc này vô cùng khó hiểu, bèn cùng nhau lên tiếng hỏi.
Công Tôn Khang trả lời rằng: "Nếu chỉ là ăn cá thì không sao, nhưng nếu ta ăn cá của người khác thì nhất định phải làm việc và gánh tai vạ thay cho người ta. Đến lúc đó mới thật sự không có cá mà ăn."
3.Giận dữ
[sửa]- Thứ ba, dùng "Giận dữ" để xác minh sự thật
- Khi tức giận và gặp chuyện không theo đúng ý mình, chúng ta rất dễ dàng thể hiện tính cách thật, đánh mất mặt nạ giả vờ vẫn đeo bấy lâu nay. Nếu một người dễ dàng nổi nóng, thậm chí có ý định động tay động chân với mọi người xung quanh thì cách tốt nhất là tránh xa, hạn chế tiếp xúc với kẻ như vậy. Ngược lại, dù đang tức giận đến mấy mà vẫn giữ được bình tĩnh, nghiêm túc nhìn nhận vấn đề mới là hành vi của người quân tử đáng để kết giao sâu đậm.
Thiền sư Nam Hoài Cẩn đã nói: Người trên đỉnh kim tự tháp, có bản lĩnh, không có tì khí; người ở giữa, nửa có bản lĩnh, nửa có tì khí; còn người ở dưới đáy sâu kim tự tháp, bản lĩnh không có nhưng tì khí nóng giận thì lớn vô cùng.
4. Sợ hãi
[sửa]- Thứ tư, dùng "Sợ hãi" để nhìn thấu sự kiên trì
- Người ta có câu "Hoạn nạn gặp chân tình", khi gặp chuyện khó khăn, chỉ có những ai vẫn đối xử chân thành, không xa lánh và ghét bỏ chúng ta mới là người bạn thật sự. Trái lại, những người ngày thường thì nói miệng rất nhiệt tình, đến khi gặp vấn đề lập tức biến mất, chỉ nên đặt ở một mối quan hệ xã giao.
5. Buồn đau
[sửa]- Thứ năm, qua "Buồn đau" để nghiệm tình cảm
- Trong lúc chìm trong cảm xúc đau buồn, sự cảnh giác và lý trí của một người có thể suy sụp, gây ảnh hưởng tới những quyết định lý tính. Một người sống thật với cảm xúc của mình không có gì sai, nhưng chỉ đắm mình trong đó, không đủ dũng cảm để đứng dậy vực lại lý trí, chứng tỏ họ khuyết thiếu sự quyết đoán. Quá mềm yếu đôi khi có thể dẫn tới hỏng việc.
6. Cay đắng
[sửa]- Thứ sáu, lấy "Cay đắng" nghiệm lý trí
- Khó khăn tựa như con dao hai lưỡi, với những người mạnh mẽ, chúng sẽ giúp bạn trưởng thành và kiên cường hơn, hóa bi phẫn thành động lực. Chỉ cần vượt qua được khổ nạn, chúng ta sẽ trở thành phượng hoàng trùng sinh ngày càng bản lĩnh hơn. Ngược lại, với kẻ yếu ớt, đứng trước trắc trở, họ chỉ biết hoảng sợ bỏ trốn, không dám đối mặt, không dám đương đầu.