Sách danh ngôn danh nhân

Tủ sách mở Wikibooks


Danh ngôn Đức phật[sửa]

  • Người không biết yêu mình thì không thể yêu được người khác.
Khi bạn thành thật với chính mình, thế giới sẽ không ai lừa dối bạn.
Bởi chúng ta không thể thay đổi được thế giới xung quanh, nên chúng ta đành phải sửa đổi chính mình
Khi nào bạn thật sự buông xuôi thì lúc ấy bạn sẽ hết phiền não.
Khi bạn vui, phải nghĩ rằng niềm vui này không phải là vĩnh hằng.
Khi bạn đau khổ, bạn hãy nghĩ rằng nỗi đau này cũng không trường tồn.
Đa số người đời chỉ làm được ba việc: Dối mình, dối người, và bị người dối.
Muốn biết nhân quả kiếp trước của ai, cứ xem cái địa vị sang hèn của người ấy ở kiếp đương thời.
Muốn biết nhân quả đời sau của họ thế nào, cứ xem tâm tánh và hành động của họ ở ngay kiếp này
Nói năng đừng châm choc gây tổn thương, đừng khoe tài cán , đừng phô điều xấu của người, tự nhiên sẽ hóa địch thành bạn.
  • Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu. Bạn càng nguyền rủa họ, tâm bạn càng bị nhiễm ô, bạn hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của bạn.
  • Bởi chúng ta không thể thay đổi được thế giới xung quanh, nên chúng ta đành phải sửa đổi chính mình, đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí huệ.
  • Bạn hy vọng nắm được sự vĩnh hằng thì bạn cần phải khống chế hiện tại.
  • Bạn có nhân sinh quan của bạn, tôi có nhân sinh quan của tôi, tôi không dính dáng gì tới bạn. Chỉ cần tôi có thể, tôi sẽ cảm hóa được bạn. Nếu không thể thì tôi đành cam chịu.
  • Bạn cứ xem những chuyện đơn thuần thành nghiêm trọng, như thế bạn sẽ rất đau khổ.
  • Bạn đừng có thái độ bất mãn người ta hoài, bạn phải quay về kiểm điểm chính mình mới đúng. Bất mãn người khác là chuốc khổ cho chính bạn.
  • Bạn có thể có tình yêu nhưng đừng nên dính mắc, vì chia ly là lẽ tất nhiên.
  • Bạn hãy luôn cảm ơn những ai đem đến nghịch cảnh cho mình.
  • Bạn phải luôn mở lòng khoan dung lượng thứ cho chúng sanh, cho dù họ xấu bao nhiêu, thậm chí họ đã làm tổn thương bạn, bạn phải buông bỏ, mới có được niềm vui đích thực.
  • Cung kính đối với người là sự trang nghiêm cho chính mình.
  • Có lòng thương yêu vô tư thì sẽ có tất cả.
  • Chỉ cần tự giác tâm an, thì đông tây nam bắc đều tốt. Nếu còn một người chưa độ thì đừng nên thoát một mình.
  • Cảm ơn đời với những gì tôi đã có, cảm ơn đời những gì tôi không có.
  • Có lúc chúng ta muốn thầm hỏi mình, chúng ta đang đeo đuổi cái gì? Chúng ta sống vì cái gì?
  • Chỉ cần đối diện với hiện thực, bạn mới vượt qua hiện thực.
  • Chân lý của nhân sinh chỉ là giấu trong cái bình thường đơn điệu.
  • Cùng là một chiếc bình như vậy, tại sao bạn lại chứa độc dược? Cùng một mảnh tâm tại sao bạn phải chứa đầy những não phiền như vậy?
  • Đa số người cả đời chỉ làm được ba việc: Dối mình, dối người, và bị người dối.
  • Đừng vì một chút tranh chấp mà xa lìa tình bạn chí thân của bạn, cũng đừng vì một chút oán giận mà quên đi thâm ân của người khác
  • Đến là ngẫu nhiên, đi là tất nhiên. Cho nên bạn cần phải “Tùy duyên mà hằng bất biến, bất biến mà hằng tùy duyên”.
  • Đừng gắng sức suy đoán cách nghĩ của người khác, nếu bạn không phán đoán chính xác bằng trí huệ và kinh nghiệm thì mắc phải nhầm lẫn là lẽ thường tình.
  • Đừng khẳng định về cách nghĩ của mình quá, như vậy sẽ đỡ phải hối hận hơn.
  • Đừng lãng phí sinh mạng của mình trong những chốn mà nhất định bạn sẽ ân hận.
  • Đừng bao giờ lãng phí một giây phút nào để nghĩ nhớ đến người bạn không hề yêu thích.
  • Hận thù người khác là một mất mát lớn nhất đối với mình.
  • Hủy diệt người chỉ cần một câu, xây dựng người lại mất ngàn lời, xin bạn “Đa khẩu hạ lưu tình”.
  • Im lặng là một câu trả lời hay nhất cho sự phỉ báng.
  • Khi bạn thành thật với chính mình, thế giới sẽ không ai lừa dối bạn.
  • Khi nào bạn thật sự buông xuống thì lúc ấy bạn sẽ hết phiền não.
  • Khi bạn vui, phải nghĩ rằng niềm vui này không phải là vĩnh hằng. Khi bạn đau khổ, bạn hãy nghĩ rằng nỗi đau này cũng không trường tồn.
  • Khi trong tay bạn nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì bạn chỉ có mỗi thứ này, nếu bạn chịu buông xuống, thì bạn mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác. Nếu một người luôn khư khư với quan niệm của mình, không chịu buông xuống thì trí huệ chỉ có thể đạt đến ở một mức độ nào đó mà thôi.
  • Lương tâm là tòa án công bằng nhất của mỗi người, bạn dối người khác được nhưng không bao giờ dối nổi lương tâm mình.
  • Muốn hiểu một người, chỉ cần xem mục đích đến và xuất phát điểm của họ có giống nhau không, thì có thể biết được họ có thật lòng không.
  • Mỗi người ai cũng có mạng sống, nhưng không phải ai cũng hiểu được điều đó, thậm chí trân quý mạng sống của mình hơn. Người không hiểu được mạng sống thì mạng sống đối với họ mà nói chính là một sự trừng phạt.
  • Một người nếu tự đáy lòng không thể tha thứ cho kẻ khác, thì lòng họ sẽ không bao giờ được thanh thản.
  • Mỗi một vết thương đều là một sự trưởng thành.
  • Mong bạn đem lòng từ bi và thái độ ôn hòa để bày tỏ những nỗi oan ức và bất mãn của mình, có như vậy người khác mới khả dĩ tiếp nhận.
  • Nếu một người chưa từng cảm nhận sự đau khổ khó khăn thì rất khó cảm thông cho người khác. Bạn muốn học tinh thần cứu khổ cứu nạn, thì trước hết phải chịu đựng được khổ nạn.
  • Người khác có thể làm trái nhân quả, người khác có thể tổn hại chúng ta, đánh chúng ta, hủy báng chúng ta. Nhưng chúng ta đừng vì thế mà oán hận họ, vì sao? Vì chúng ta nhất định phải giữ một bản tánh hoàn chỉnh và một tâm hồn thanh tịnh.
  • Nếu bạn có thể sống qua những ngày bình an, thì đó chính là một phúc phần rồi. Biết bao nhiêu người hôm nay đã không thấy được vầng thái dương của ngày mai, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành tàn phế, biết bao nhiêu người hôm nay đã đánh mất tự do, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành nước mất nhà tan.
  • Nhân quả không nợ chúng ta thứ gì, cho nên xin đừng oán trách nó.
  • Nói năng đừng có tánh châm chọc, đừng gây thương tổn, đừng khoe tài cán của mình, đừng phô điều xấu của người, tự nhiên sẽ hóa địch thành bạn.
  • Nếu có thể đứng ở góc độ của người khác để nghĩ cho họ thì đó mới là từ bi.
  • Người không biết yêu mình thì không thể yêu được người khác.
  • Nói một lời dối gian thì phải bịa thêm mười câu không thật nữa để đắp vào, cần gì khổ như vậy?
  • Người luôn e dè với thiện ý của người khác thì hết thuốc cứu chữa.
  • Người không tắm rửa thì càng xức nước hoa càng thấy thối. Danh tiếng và tôn quý đến từ sự chân tài thực học. Có đức tự nhiên thơm.
  • Người âm thầm quan tâm chúc phúc người khác, đó là một sự bố thí vô hình.
  • Người che đậy khuyết điểm của mình bằng thủ đoạn tổn thương người khác là kẻ đê tiện.
  • Những thứ không đạt được, chúng ta sẽ luôn cho rằng nó đẹp đẽ, chính vì bạn hiểu nó quá ít, bạn không có thời gian ở chung với nó. Nhưng rồi một ngày nào đó khi bạn hiểu sâu sắc, bạn sẽ phát hiện nó vốn không đẹp như trong tưởng tượng của bạn.
  • Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác.
  • Người cuồng vọng còn cứu được, người tự ti thì vô phương, chỉ khi nhận thức được mình, hàng phục chính mình, sửa đổi mình, mới có thể thay đổi người khác.
  • Nếu anh không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không cách nào gây phiền não cho bạn. Vì chính tâm bạn không buông xuống nổi.
  • Quảng kết chúng duyên, chính là không làm tổn thương bất cứ người nào.
  • Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.
  • Sống một ngày vô ích, không làm được chuyện gì, thì chẳng khác gì kẻ phạm tội ăn trộm.
  • Sự chấp trước của ngày hôm nay sẽ là niềm hối hận cho ngày mai.
  • Sống một ngày là có diễm phúc của một ngày, nên phải trân quý. Khi tôi khóc, tôi không có dép để mang thì tôi lại phát hiện có người không có chân.
  • Thời gian trôi qua, thời gian xóa sạch phiền não của bạn
  • Thành thật đối diện với mâu thuẫn và khuyết điểm trong tâm mình, đừng lừa dối chính mình.*Từ bi là vũ khí tốt nhất của chính bạn.
  • Thế giới vốn không thuộc về bạn, vì thế bạn không cần vứt bỏ, cái cần vứt bỏ chính là những tánh cố chấp. Vạn vật đều cung ứng cho ta, nhưng không thuộc về ta.
  • Tâm là tên lừa đảo lớn nhất, người khác có thể dối bạn nhất thời, nhưng nó lại gạt bạn suốt đời.
  • Tình chấp là nguyên nhân của khổ não, buông tình chấp bạn mới được tự tại.
  • Tốn thêm một chút tâm lực để chú ý người khác chi bằng bớt một chút tâm lực phản tỉnh chính mình, bạn hiểu chứ?
  • Vốn dĩ không cần quay đầu lại xem người nguyền rủa bạn là ai? Giả sử bạn bị chó điên cắn bạn một phát, chẳng lẽ bạn cũng phải chạy đến cắn lại một phát?
  • Thái cực sinh lưỡng nghi (Âm dương - Trời đất), lưỡng nghi sinh tứ tượng (Tứ Khí vận - 4 Khí hậu) , tứ tượng sinh bát quái (Bát tiết - 8 Thời tiết), bát quái sinh vạn vật...
  • Trong hạnh phúc ẩn tiềm đau khổ
  • Hạnh phúc sinh ra trong đau khổ
Đau khổ giấu mình trong hạnh phúc.
  • Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.
  • Thời gian sẽ trôi qua, để thời gian xóa sạch phiền não của bạn đi.
  • Duyên khởi thì sinh, duyên tận thì diệt
  • Đến là ngẫu nhiên, đi là tất nhiên. Cho nên bạn cần phải “Tùy duyên mà hằng bất biến, bất biến mà hằng tùy duyên”.
  • Đừng vì một chút tranh chấp mà xa lìa tình bạn , cũng đừng vì một chút oán giận mà quên đi thâm ân
  • 5 đức tín của người nhân đức  : Nhân (Thương người) , Lễ (Tôn kín người) , Nghĩa (Tôn trọng người) , Tín (Tín cẩn với người) , Trí (Sáng suốt)
  • Với hận diệt hận thù, đời này không có . Không hận diệt hận thù, là định luật ngàn thu
  • Oán không giải được oán , Thù chẳng chả được thù . Oán thù nên giải hơn nên kết


Danh ngôn Khổng Tử[sửa]

  • Người bề trên coi trọng lễ thì lãnh đạo dân chúng dễ dàng
  • Trong việc trị quốc phải - ưu đãi người hiền , được lòng dân , không hứa ẩu,.
  • Trị dân dùng pháp chế hình phạt là chính, dân không dám làm điều phạm pháp
Trị dân dùng đạo đức dùng phép tắc, sẽ cảm hoá được dân .
(Đạo thiên thừa chi quốc, kính sự nhi tín, tiết dụng nhi ái nhân, sử dân dĩ thời)
  • Đừng lo mình không có chức vị, chỉ lo mình không đủ tài để nhận lấy chức vị.
  • Dùng mệnh lệnh pháp luật để hướng dẫn chỉ đạo dân, dùng hình phạt để quản lý dân thì như vậy có thể giảm được phạm pháp, nhưng người phạm pháp không biết xấu hổ, sỉ nhục.
Dùng đạo đức để hướng dẫn, dùng lễ nghĩa để giáo hóa thì dân sẽ hiểu được thế nào là nhục nhã khi phạm tội, sẽ cam tâm tình nguyện sửa chữa sai lầm của mình tận gốc từ tư tưởng.
  • Thiên hạ sẽ thái bình khi thế giới đại đồng.
  • Đạo đức lớn được thực hành thì thiên hạ là của chung .
  • Thuyết đại đồng
Thiên hạ vi công . Thiên hạ là của chung
Tuyển hiền nhiệm năng . Lựa chọn người hiền, sử dụng người tài
Các tận kỳ năng . Ai nấy dốc hết năng lực của mình
Giảng tín tu mục . Trọng điều tín, lo dung hòa
Các tận kỳ sở . Ai nấy đều được nhận tương xứng với công sức của mình
  • Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
Nguyên khí mạnh thì quốc gia thịnh
Nguyên khí yếu thì quốc gia suy
  • Tuổi trẻ muốn nên người, ở nhà cần phải hiếu thuận với cha mẹ, ra ngoài phải tôn kính người hơn tuổi mình, hành vi phải cẩn thận, lời nói phải giữ điều tín, yêu thương rộng rãi mọi người, biết gần gũi người có đức nhân. Làm được vậy rồi, nếu còn dư năng lực, thời gian thì học tập tri thức.
  • Ngẫm nghĩ việc xưa để hiểu việc nay, đáng làm thầy người khác.
  • Biết thì nói là biết, không biết thì nói không biết, mới thật là biết.
  • Không nhìn điều sai, không nghe điều bậy, không nói điều trái, không làm điều quấy.
  • Bản thân làm điều phải, không ra lệnh người cũng nghe;
Bản thân làm điều trái có ra lệnh người cũng không nghe.
  • Tụ họp nhau cả ngày, nói năng tào lao, làm những điều nhỏ mọn, nguy thay!
  • Ngồi bàn tiệc đừng ra vẻ anh hùng, rượu sẽ làm cho lắm người gục ngã.
  • Bạn bè giúp ích cho ta có ba hạng, bạn bè làm hại ta cũng có ba hạng.
Bạn ngay thẳng, bạn rộng lượng, bạn nghe biết nhiều, là những người bạn giúp ích cho ta.
Bạn vờ vĩnh, bạn khéo chiều chuộng, bạn khéo nói, là những kẻ làm hại ta.
  • Có ba điều ưa thích có ích, có ba điều ưa thích có hại.
Ưa thích lễ nhạc đúng nghi tiết, ưa thích điều thiện của người đạo đức, ưa thích được nhiều bạn hiền, ba điều đó là có ích.
Ưa thích thú vui quá đáng, ưa thích chơi bời phóng đảng, ưa thích yến tiệc, ba điều đó là có hại vậy.
  • Không sợ buồn vì không có chức vụ địa vị, chỉ buồn vì không có tài đức để làm tròn chức vụ địa vị ấy. Không sợ người khác không biết mình, mà phải cầu mong sao có năng lực làm cho người khác hiểu mình.
  • Người có thể cùng nói chuyện được mà không nói, như vậy là bỏ mất người.
Người không có thể cùng nói chuyện được mà lại nói, như vậy là uổng mất lời.
Người trí không bỏ mất người cũng không uổng phí lời
  • Nhìn kỹ cách người ta làm, xét người ta làm vì cái gì, rồi xét kỹ người ta có vui lòng mà làm hay không. Như vậy người ta không có cái gì để giấu diếm?
  • Dám mạnh dạn đấu tranh, phê bình, chỉ trích tệ hại, thói hư tật xấu thì tự nhiên tai họa sẽ tiêu tan.
  • Phát hiện người có tài đức mà không đề bạt cất nhắc hoặc không trọng dụng, đây là khinh rẻ người có tài đức vậy.
Phát hiện kẻ bất lương làm sai trái mà không bãi chức, bãi chức rồi mà không đuổi ra nơi xa xôi hẻo lánh, đây gọi là dung túng cho kẻ bất lương vậy.
Ưa thích cái mà mọi người ghét bỏ, ghét bỏ cái mà mọi người ưa thích, thế gọi là làm trái bản tính con người, tai họa nhất định giáng xuống kẻ ấy
  • Không oán trời, không trách người là quân tử.
  • Học đi với hành, không chỉ nói cho qua
  • Học và hành phải đi đôi với nhau
  • Học cho rộng, hỏi cho kỹ,
Nghĩ cho cẩn than
Phân biệt cho sang suốt
Làm việc cho hết lòng.
  • Biết mà học không bằng thích mà học
Thích mà học không bằng vui say mà học.
  • Sinh ra mà đã biết, là bậc tiên;
Học rồi mới biết, là bậc thứ
Gặp cảnh khốn nạn rồi mới chịu học, lại còn thấp hơn nữa.
Thấp nhất là gặp cảnh khốn nạn rồi mà vẫn không chịu học.
  • Học như con thuyền ngược nước , không tiến tức thì lùi
  • Hiếu thảo là nguồn gốc của đạo đức.
  • Người không có chữ tín, chẳng làm chi nên việc.
  • Cung kính mà thiếu lễ thì làm thân mình lao nhọc.
Cẩn thận mà thiếu lễ thì trở thành nhút nhát.
Dũng cảm mà thiếu lễ sẽ trở thành loạn nghịch.
Ngay thẳng mà thiếu lễ sẽ trở nên thô lỗ.
  • Dụng nhân như dụng mộc.
  • Dùng đừng nghi, nghi đừng dùng.
  • Muốn biết người phải nghe người nói.
  • Thánh nhân yên bằng đạo, trị bằng nghĩa, động bằng lễ, nuôi bằng nhân
  • Người quân tử hòa hợp nhưng không cùng quan điểm.
Kẻ tiểu nhân cùng quan điểm nhưng không hòa hợp.
(Quân tử hòa nhi bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất hòa).
  • Lời nói và việc làm của người quân tử thì phù hợp với chuẩn tắc trung dung, còn kẻ tiểu nhân thì phản lại trung dung.
Người quân tử luôn giữ trạng thái trung hòa, không thái quá hay bất cập.
  • Người quân tử nên dựa vào địa vị hiện tại của mình mà làm việc, không nên ham những cái ngoài bổn phận của mình...
  • Người quân tử đoàn kết rộng rãi với mọi người, chứ không phải chỉ câu kết phe cánh.
Kẻ tiểu nhân chỉ biết câu kết phe cánh, chứ không biết đoàn kết rộng rãi với mọi người.
  • Người quân tử dùng tri thức văn chương để tập hợp bạn bè, dùng sự giúp đỡ của bạn bè để bồi dưỡng nhân đức
  • Người quân tử cầu ở mình, kẻ tiểu nhân cầu ở người.

Danh ngôn Khổng minh[sửa]


  • Càng lên cao, chân trời càng xa, tầm mắt càng rộng.
  • Việc chính sự lấy yên dân làm gốc, không lấy trang sức làm đầu
  • Người dày dạn trận mạc không nổi giận
Người biết cách chiến thắng không sợ hãi
Người thông thái thắng trước khi chiến đấu
Còn kẻ ngu muội chiến đấu để thắng.
  • Hư mà thực, thực mà hư.

Danh ngôn Lão tử[sửa]


  • Hỗn độn thiên địa sơ khai chữ Đạo đứng đầu tất cả . Một sinh hai , hai sinh ba , ba sinh vạn vật (Trời, đất và người sinh ra vạn vật).
  • Đạo Trời không thân ai, không sợ ai. Trời Đất sinh ra muôn vật, cây cỏ, chim muông, nhân loại, không phải để chúng ăn thịt nhau , khắc chế nhau mà là để chúng nuôi dưỡng , hổ trợ nhau để cùng tồn tại
  • Thiên chi Đạo, lợi nhi bất hại. Thánh nhân chi Đạo, vi nhi bất tranh.
Đạo của Trời, lợi mà không hại. Đạo của Thánh nhân, làm mà không tranh.
  • Thiên hạ giai vị ngã Đạo đại tự bất tiếu. Phù duy đại, Cố Tự bất tiếu. Nhược tiểu cửu hĩ, Kì tế dã phù! Ngã hữu tam bửu Trì nhi bảo chi: Nhất viết từ; Nhị viết kiệm; Tam viết bất cảm vi thiên hạ tiên: Từ cố năng dũng, Kiêm cố năng quảng. Bất cảm vi thiên hạ tiên, Cố năng thành khí trưởng. Kim xá từ thả dũng, Xá kiệm thả quảng. Xá hậu thả tiên Tử hĩ. Phù từ dĩ chiến tắc thắng Dĩ thủ tắc cố. Thiên tướng cứu chi, Dĩ từ vệ chi.
Thiên hạ đều gọi Đạo ta là lớn mà dường như không giống chi cả. Bởi nó Lớn nên Nó không giống chi cả Nhược bằng Nó giống vật chi thì nó đã nhỏ từ lâu . Ta có ba vật báu, hằng nắm giữ và ôm ấp: Một là “Từ”; Hai là “Kiệm”; Ba là ”Đứng sau thiên hạ” . Từ mới có Dũng, Kiệm mới có rộng, Đứng sau thiên hạ mới có đến trước thiên hạ . Nếu bỏ Từ để được Dũng, bỏ Kiệm để được Rộng, bỏ Sau để đứng trước là chết . Vậy, lấy Từ mà tranh đấu thì thắng . Lấy Từ mà cố thủ thì vững. Trời mà muốn cứu ai, Lấy Từ mà giúp đó.
  • Báo oán dĩ đức
Lấy đức báo oán
  • Vô vi nhi vô bất vi
Động mà làm như không động
  • Vô cầu, Vô tranh, Vô đoạt, Vô chấp
Vì Vô cầu nên vô vọng (Không vọng tưởng nên không thất vọng)
Vì Vô tranh nên vô đoạt (Không tranh chap nên không chiếm đoạt)
Vì Vô đoạt nên Vô hửu. (Không chiếm đoạt nên không cầm giử)
Vì Vô chap nên Vô thù (Không cố chấp nên không hận thù)
  • Dĩ chính trị quốc, Dĩ kì dụng binh
Lấy ngay thẳng mà trị nước. Lấy trá nguỵ mà dụng binh
  • Vi chi ư vị hữu. Trị chi ư vị loạn.
Ngăn ngừa khi chưa hiện, Sửa trị khi chưa loan
  • Tri nhân giả trí; Tự tri giả minh. Thánh nhân giả hữu lực. Tự thắng giả cường. Tri túc giả phú. Cưỡng hành giả hữu chí. Bất thất kì sở giả cửu. Tử nhi bất vong giả tho.
Biết người là Trí; Biết mình là sáng suốt. Thắng người là có sức; Thắng mình là mạnh. Biết đủ là giầu; Gượng làm là có chí. Không mất bản tính là lâu dài. Chết mà không mất là sống lâu.
  • Tri nhân giả trí, tự tri giả minh
Biết người là người có hiểu biết, biết mình là người sáng suốt
  • Tự biết mình là người sáng suốt
Thắng được người là có sức mạnh
Thắng được mình là kiên cường.
  • Tri túc bất nhục
Biết đủ, không nhục .
  • Lo thắng mình thì yên . Lo thắng người thì loan


  • Đại trí nhược ngu , Dĩ tỉnh chế động , Dĩ nhu chế cượng
Người khôn giả ngu , lấy tỉnh thắng động , lấy mềm thắng cứng


  • Tri giả bất ngôn, Ngôn giả bất tri
Biết thì không nói. Nói thì không biết.


  • Tín ngôn bất mĩ, Mĩ ngôn bất tín.
Lời thành thực không đẹp, Lời đẹp không thành thực


  • Vi chi ư vị hữu. Trị chi ư vị loạn.
Ngăn ngừa khi chưa hiện, Sửa trị khi chưa loan

Danh ngôn Mạnh tử[sửa]

  • Hạo nhiên chính khí
Lấy Đức thu phục người khác
  • Người nhân từ khắp thiên hạ không có kẻ thù
  • Nghiã nhân là ngọn đuốc soi đường cho thiên hạ.
  • Lòng trắc ẩn, thuộc về lòng nhân từ
Sự hổ thẹn, thuộc về nghĩa khí
Tâm khiêm nhường, thuộc về lễ nghi
Tâm thị phi, thuộc về trí tuệ

Danh ngôn Nguyễn thái học[sửa]

  • Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên


  • Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc
Chí tang bồng vay trả trả vay
Chí làm trai nam bắc đông tây
Cho phỉ sức vẩy vùng trong bốn bể

Danh ngôn Trang tử[sửa]

  • Có lời vì ý, được ý quên lời.
  • Thoắt lặng không hình, biến hóa không thường
  • Người ta bắt chước Đất, Đất bắt chước Trời, Trời bắt chước Đạo, Đạo bắt chước Tự nhiên

Danh ngôn Tôn tử[sửa]

  • Bất chiến tự nhiên thành
Không đánh mà thắng
  • Tự dưỏng mình để giành thắng lợi
  • Tri kỷ tri bỉ , bách chiến bách thắng
Biết hình biết ta, trăm trận trăm thắng
  • Biết người biết ta, trăm trận không nguy
Không biết người mà chỉ biết ta, một trận thắng một trận thua
Không biết người, không biết ta, mọi trận đều bại.
  • Người dày dạn trận mạc không nổi giận,
Người biết cách chiến thắng không sợ hãi
Người thông thái thắng trước khi chiến đấu
Còn kẻ ngu muội chiến đấu để thắng.
  • Ra lệnh thì dùng văn, trị an thì dùng võ
  • Tiên phát chế nhân
Ra tay trước thắng địch
  • Tác chiến bất ngờ
Tấn công khi địch không đề phòng
  • Lộng giả thành chân . hư hư , thực thực
Biển giả thành thật . Biến that thành giả
  • Lúc nhanh thì như gió cuốn . Lúc chậm rãi như rừng sâu . Lúc tấn công như lửa cháy . Lúc phòng ngự như núi đá . Tránh chỗ mạnh đánh vào chỗ yếu . Tránh chỗ thực đánh vào chỗ hư

Xem thêm[sửa]