Bước tới nội dung

Sách Khổng giáo/Vai trò của gia đình

Tủ sách mở Wikibooks

Vai trò của gia đình

[sửa]

Ngay từ 2.500 năm trước, Khổng Tử đã thấy rõ vai trò của gia đình như một tế bào của xã hội. Xây dựng gia đình êm ấm không chỉ là để cho bản thân và các thành viên khác có hạnh phúc mà còn là việc quan trọng để xây dựng xã hội thịnh trị. Có thể nói Nho giáo đề cao gia đình hơn bất cứ một học thuyết nào khác. Quan hệ gia đình theo Nho giáo là quan hệ đặc biệt gắn bó buộc ràng bởi trách nhiệm nghĩa vụ, và giữ gìn trật tự kỷ cương.

Sách Đại Học đề cao tầm quan trọng của gia đình đối với quốc gia xã hội

Muốn trị quốc tốt trước hết phải chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình. Bởi vì người trong gia đình, gia tộc mình giáo dục không được, mà lại có thể giáo dục được người khác thì đây là điều không thể có. Cho nên người quân tử không cần ra khỏi nhà mà vẫn giáo dục tốt dân một nước.

Gia tộc

[sửa]

Nho giáo coi trọng gia tộc nguồn gốc con người, coi gia đình gắn chặt với họ hàng, coi tuyệt tự quên mất tổ tiên là tội lỗi với tổ tiên. Do đó, việc ghi chép gia phả, cúng tế tổ tiên, họp mặt gia tộc... là việc đặc biệt quan trọng, không được bỏ bê.

Nho giáo đề cao chữ Hiếu, lễ nghĩa, tiết hạnh, bảo vệ gia đình, bảo vệ gia tộc. Con phải hiếu thảo tôn kín nuôi dưởng cha mẹ . Khi cha mẹ mất thì phải chôn cất chu đáo, cư tang để đền đáp ân nghĩa

Nho giáo đề cao tình nghĩa vợ chồng . Người vợ phải biết Tam tòng, tứ đức, ngược lại người chồng cũng không được lạm dụng uy quyền để hành hạ vợ bởi như thế là hành vi "Bất nhân, bất nghĩa". Nho giáo coi trọng trinh tiết người phụ nữ trước khi về nhà chồng , không cho phép ngoại tình sau khi về nhà chồng. Đối với việc quan hệ tình dục trước hôn nhân hoặc sống thử, đạo Nho rất phê phán, xem đó là hành động vô đạo đức, làm nhục gia quy

Xây dựng gia đình êm ấm không chỉ là để cho bản thân và các thành viên khác có hạnh phúc mà còn là việc quan trọng để xây dựng xã hội thịnh trị. Do vậy, các triều đình luôn có những phần thưởng nhằm tuyên dương những gia đình mẫu mực, lấy họ làm gương cho xã hội.

Trưởng tộc

[sửa]

Người đứng đầu gia đình là người có trách nhiệm lớn lao nhất trong sự duy trì, phát triển gia đình . Chính vì vậy người đứng đầu gia đình phải có đạo đức tốt vì tự bản thân mình không tu dưỡng tốt thì không lấy gì chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc được .

Trong gia đình nhiều thế hệ, vị trí người gia trưởng thuộc về người cụ, người ông hay người cha thuộc ngành trưởng. Tôn ti trật tự gia đình này tuân thủ các quy định về trưởng - thứ, nam - nữ, nội - ngoại hết sức chặt chẽ tạo nên chế độ gia trưởng tông tộc bền vững.