Bước tới nội dung

Sách Hỏa Giáo/Quan niệm Hỏa giáo

Tủ sách mở Wikibooks

Thần thánh

[sửa]
  • Ảnh hưởng rõ rệt nhất của Hỏa Giáo Ba Tư đối với các đạo thờ Chúa (Do Thái, Ki Tô, Hồi) là ý niệm về Thiên Thần. Tất cả các tên thiên thần quen thuộc như Mi-ca-e (Michel, Micheal) Gabriel, Raphael và ý niệm về các thiên thần hộ mạng (guardian angels) đều là những sản phẩm của Hỏa Giáo Ba Tư. Những ý niệm về thiên thần xuất hiện lần đầu tiên tại Ba Tư (nay là Iran) vào khoảng năm 1000 TCN, khi nước này phát triển một tôn giáo gọi là Zoroastrianism. Tôn giáo này mang tên của vị sáng lập là Zarathrusta, phiên âm sang tiếng Hy Lạp là Zoroaster. Các học giả tôn giáo hiện nay tin rằng Zoroaster là một người có thật, sinh khoảng năm 1000 TCN hoặc sớm hơn và có thể cùng thời với Moses tức khoảng 1250 TCN.

Thiện Ác

[sửa]
  • Hỏa giáo cho rằng thế giới gồm hai bản nguyên đối lập đấu tranh với nhau đó là:Thiện nguyên là hóa thân của thần quang minh (Ánh Sáng) Ahura Mazda (Ahura Mazdā) hoặc Oocmut (Ormuzd) . Ác nguyên là hóa thân của thần hắc ám (Bóng Tối) Angra Mainyu (Angra Mainyu). Trong cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, con người có thể có ý chí lựa chọn tự do, cũng có quyền quyết định vận mệnh của mình.

Phán xét sau cùng

[sửa]
  • Tôn giáo này tin rằng, con người sau khi chết, linh hồn phải chịu sự phán xét cuối cùng của Ahura Mazđa. Thần quang minh căn cứ vào lời nói và việc làm trên trần gian của con người và cho họ lên thiên đường hay vào địa ngục. Do đó, trong lúc còn sống, mọi người phải làm điều thiện, tránh điều ác, bỏ đen tối đi vào chỗ sáng. Tôn chỉ đạo đức của Hỏa giáo là: "Nghĩ điều thiện, nói điều thiện, làm điều thiện".

Thánh hỏa

[sửa]
  • Hỏa giáo cho lửa là đại biểu của quang minh và điều thiện, là tượng trưng cho Ahura Mazđa, do đó có nghi lễ thờ lửa. Trong đền thờ của Hỏa giáo thường xuyên có một ngọn lửa để thờ, gọi là ngọn lửa vĩnh cửu vì được giữ không bao giờ tắt. Ngọn lửa trong ngôi đền Ateshkadeh, ngôi đền chính của Hỏa giáo có từ năm 470 sau Công Nguyên, truyền qua nhiều nơi trước khi được lấy về đền này vào đầu thế kỷ 20. Ngọn lửa hiện đang cháy trong một cái lò bằng đồng, đặt trong căn phòng có những lớp tường kính bao quanh. Mọi người chụp ảnh ngọn lửa qua bức tường kính ấy.

Chôn cất

[sửa]
  • Tục cấm chôn cất người chết mà để xác cho loài chim thú ăn thịt gọi là Thiên táng. Hỏa giáo tôn thờ sự sạch sẽ của đất, nước, lửa và không khí... vì vậy người ta không hỏa táng để làm ô uế lửa và không khí, không thủy táng để làm ô uế nước, không địa táng để làm ô uế đất. Nhưng tục thiên táng không phù hợp với quan niệm của thời đại mới, nên từ những năm 1960 tín đồ Hỏa giáo đã phải bỏ tháp thiên táng và chấp nhận tục mai táng trong nghĩa trang ở dưới chân núi. Người ta mai táng tử thi trong những ngôi mộ bêtông, hạn chế việc làm "tổn hại" cho đất.