Sách Hàn Phi Tử/Ngoảnh mặt về hướng nam (Nam diện)
- 1.
Điều sai lầm của bậc vua chúa là ở chỗ đã giao trách nhiệm cho bầy tôi, rồi lại dùng những kẻ không được giao trách nhiệm để đề phòng những người trên. Ý nhà vua cho rằng những người không được giao trách nhiệm thế nào cũng thù những người được giao trách nhiệm: nhưng trái lại, nhà vua lại bị những người không được giao trách nhiệm chi phối. Những người hôm nay nhà vua dùng để đề phòng lại là những người hôm qua nhà vua đề phòng.
Ông vua nếu không thể làm sáng tỏ pháp luật để khống chế cái uy của các đại thần thì không có cách nào làm cho những người cấp dưới tin mình. Ông vua bỏ pháp luật mà lấy bầy tôi đề phòng bị bầy tôi, thì những kẻ yêu nhau sẽ kết thành bè đảng để tự khen nhau; những kẻ ghét nhau cũng sẽ kết thành bè đảng để chê bai nhau. Việc khen và chê đã chống đối lẫn nhau thì nhà vua sẽ bị mê hoặc và rối loạn. Kẻ làm tôi nếu không xin xỏ tiếng khen, không chuyên quyền thì không có cách gì để ra uy; nếu không giả vờ trung tín thì không có cách gì để tránh sự cấm đoán. Ba điều này là cơ sở của việc lừa dối nhà vua và làm hỏng pháp luật.
Nhà vua khiến cho bầy tôi tuy có khôn ngoan tài giỏi nhưng không được làm trái pháp luật mà chuyên quyền. Tuy họ có đức hạnh cũng không được thường vượt quá chức vụ và công lao của họ. Tuy họ có trung tín cũng không được phép bỏ pháp luật mà không ngăn cấm. Như thế gọi là soi sáng pháp luật.
- 2.
Bậc vua chúa bị lôi cuốn vì công việc, bị che đậy vì lời nói, hai điều đó không thể không xét.
1) Những bầy tôi nói đến công việc thì coi là dễ, cho là chẳng tốn kém gì, lấy công việc để lừa dối nhà vua, nhà vua bị lôi cuốn mà không xét, nên lại khen họ. Như vậy là bầy tôi lấy công việc để khống chế nhà vua. Kết quả là vua bị lôi cuốn, kẻ bị lôi cuốn bật sự việc thì sẽ bị khổ sở vì những mối lo. Khi trình bày thì nói tổn phí ít, khi làm thì tổn phí nhiều, như vậy thì tuy có công, nhưng lời nói vẫn không đúng sự thực. Người nói không đúng sự thực thì bị tội. Người có công thì nhất định thưởng. Như vậy thì bầy tôi không ai dám tô vẽ lời nói để lừa dối nhà vua. Đạo của nhà vua là khiến cho lời nói trước của bầy tôi không trái với lời nói sau. Lời nói sau nếu trái ngược lại lời nói trước thì tuy có công cũng vẫn cứ bị tội. Đó là cách dùng những người dưới.
2) Bầy tôi làm việc cho nhà vua nhưng sợ người ta chê bai mình thì trước tiên phải nói trước rằng “Họ phê phán công việc này là do ghen ghét”. Nhà vua tin theo lời nói này mà không nghe các quan nữa, quần thần sợ lời nói này nên không dám bàn việc nẩy nữa. Nếu hai hoàn cảnh này được thi hành thì nhà vua không nghe những người trung thần nói mà chỉ bọn bầy tôi được khen một mình được dùng. Như vậy gọi là bị che đậy về lời nói. Nhà vua bị che đậy về lời nói thì bị bầy tôi khống chế.
- 3.
Đạo làm vua là khiến cho bầy tôi phải có trách nhiệm nói, lại phải chịu trách nhiệm về chỗ không nói. Lời nói không có đầu đuôi, lời bàn không được xác minh, như thế thì chịu trách nhiệm về lời nói. Lấy chuyện không nói để tránh trách nhiệm để giữ lấy địa vị lớn, như thế là chịu trách nhiệm về chỗ không nói. Bậc vua chúa khiến kẻ làm tôi đã nói thì phải biết đầu mối của nó và đòi hỏi nó phải phù hợp với sự thực. Còn những người không nói thì nhà vua xét những điều họ cho là đúng và những điều họ không cho là đúng để bắt họ chịu trách nhiệm. Như vậy thì bọn bầy tôi không ai dám nói bừa, mà cũng không ai dám im lặng, vì nói hay im lặng cũng đều phải chịu trách nhiệm cả.
Nhà vua muốn làm một công việc mà không hiểu rõ đầu đuôi, nếu nói rõ ý muốn của mình thì khi làm công việc này đã chẳng được lợi, trái lại bị hại. Người biết được điều đó thì theo lý mà bỏ ham muốn của mình[15].
Làm việc phải có đạo. Khi tính thấy cái thu vào được nhiều nhà cái đưa ra ít thì có thể làm. Ông vua bị mê hoặc thì không thế. Chỉ tính đến cái thu vào mà không tính đến cái đưa ra. Cái đưa ra gấp đôi cái thu vào, mà không biết cái hại của nó thì được cái danh nhưng bỏ mất cái thực. Như vậy thì công ít mà cái hại lớn.
Công tức là cái thu vào nhiều mà cái đưa ra ít, thì mới có thể gọi là công được. Nay xài phí nhiều vô ích mà được ít lại cho là công thì bầy tôi sẽ xài phí nhiều để làm nên cái công nhỏ. Cái công nhỏ tuy thành nhưng nhà vua vẫn bị thiệt.
- 4.
Những kẻ không biết cai trị thế nào cũng nói: “Không thay đổi cái xưa, chớ thay đổi cái đã cố định”. Bậc thánh nhân không quan tâm đến chuyện thay đổi hay không thay đổi, chí cốt sao cho chính trị ngay thẳng mà thôi. Như thế thì vấn đề ngày xưa không thay đổi phép tắc cố định là tuy theo chỗ ngày xưa nên làm hay không nên làm.
Y Doãn nếu không thay đổi nhà Ân, Thái Công nếu không làm thay đổi nhà Chu thì vua Thang vua Vũ không thể làm vương được. Quản Trọng không thay đổi nước Tề. Quách Yến không thay đổi nước Tấn thì Tề Hoàn Công. Tấn Văn Công không thể làm bá được.
Nói chung, sở dĩ người ta ngại thay đổi phép xưa là ngại dân chúng đã quen với nó. Những kẻ không thay đổi phép xưa, noi theo dấu vết của loạn, làm vừa lòng dân là giúp cho bọn gian hoành hành. Dân ngu không biết là loạn mà bổ trùn nhu nhược không thể thay đổi, đó là cái sai của việc cai trị. Bộc làm vua có sự sáng suốt về cách làm cho nước trị an, có sự nghiêm chình quyết thi hành cho được, cho nên tuy trái với lòng dân nhưng lại xác lập được việc trị an. Thuyết này thấy ở thiên “Nội ngoại” của Thương Quân là người phải dùng giáo sắt, khiên nặng để tự đề phòng. Cho tới khi Quách Yển bắt đầu trị nước, Tấn Vân Công có đạo quân bảo vô mình, khi Quản Trọng bắt đầu trị nước, Tề Hoàn Công có xe cộ vũ trang để phòng bị dân chúng. Như vậy để đối phó với dân ngu dốt bướng bỉnh chỉ thấy khổ vì cái phí tổn nhỏ mà quên mất cái lợi lớn. Cho nên Dần Hổ sợ bị gièm pha tham cái lợi nhỏ mà bỏ mất cái tiện lâu dài. Cho nên người thương nhân đất Trâu chê việc chở khách vì quen với đời loạn mà tiếc đời trị. Cho nên người nước Trịnh không thể về[16].
Chú thích
[sửa][15] Đây là theo pháp luật, không nói mình thích gì để khỏi bị bầy tôi lợi dụng. [16] Mấy câu cuối này bỏ mất nhiều chữ cho nên các nhà chú giải đều không hiểu.