Sách Hàn Phi Tử/Đo lòng người (Tâm đo)

Tủ sách mở Wikibooks
1.

Bậc thánh nhân trị dân thì xét ở cái gốc chứ không phải theo lòng mong muốn của dân, chỉ cốt làm lợi cho dân mà thôi. Cho nên thi hành hình phạt không phải là vì ghét dân mà là vì yêu cái gốc. Hình phạt mà thắng thì dân yên tĩnh; thương rườm rà thì cái gian sinh ra. Cho nên kẻ trị dân làm cho hình phạt thắng, đó là cái đầu tiên của việc trị an. Thưởng rườm rà đó là cái gốc của loạn. Bản tính của dân thích sự rối loạn mà không yêu quý pháp luật. Cho nên bậc vua sáng trị nước, soi sáng việc thưởng thì dân hăng hái làm công việc; dùng hình phạt thì dân yêu quý pháp luật.

Khuyến khích công lao thì việc công sẽ không bị vi phạm; yêu quý pháp luật thì điều gian sẽ không có chỗ để nảy mầm, cho nên kẻ cai trị dân thì cấm cái gian khi nó chưa nảy mầm, còn dùng binh thì làm cho lòng dân quen với chiến đấu. Người nào cấm trước ở gốc thì nước trị, gây được tinh thần chiến đấu trong lòng binh sĩ thì thắng. Bậc thánh nhân trị dân, người nào có được cái trị trước người ấy mạnh, người nào nắm được tinh thần chiến đấu từ trước người ấy thắng.

Phẩm việc nước, điều phải lo trước tiên là thống nhất lòng dân. Chuyên làm việc chung thì việc riêng không nẩy sinh; thưởng người tố giác thì 4111 điều gian không xuất hiện. Nêu rõ pháp luật thì việc cai trị không phiền phức. Ai có thể dùng được bốn cái này thì mạnh; ai không dùng được bốn cái này thì yếu. Nước sở dĩ mạnh là nhờ chính trị; nhà vua sở dĩ được tôn trọng là vì quyền lực. Cho nên vị vua sáng có quyền, có chính trị; ông vua loạn cũng có quyền, có chính trị. Nhưng kết quả khác nhau, bởi vì chỗ đứng của hai người khác nhau.

Cho nên vị vua sáng nắm chặt lấy quyền nên người trên được trọng, thống nhất chính trị nên nước được trị an, đó là cái gốc của nghiệp vương. Hình phạt là gốc của lòng thương.

2.

Nói chung, bản tính của dân ghét sự vất vả mà thích chuyện vui chơi. Vui chơi thì đất khai hoang phế, hoang phế thì nước không trị an. Nước không trị an thì loạn, và việc thưởng và phạt không thi hành được trong thiên hạ. Cho nên thế nào cũng bị bế tắc. Vì vậy kẻ nào muốn làm nên công to mà không dốc sức mình thì khó lòng lập được. Muốn trị cái loạn của dân mà ngại thay đổi thói cũ của họ thì không thể hy vọng trị được. Cho nên việc trị dân không có cái nguyên tắc bất biến; chỉ có pháp luật làm cho dân trị an. Pháp luật thay đổi theo thời thì trị; việc cai trị thích hợp theo thời thì có công lao. Cho nên nếu dân chất phác mà lấy cái danh để ngăn cấm thì trị an, còn đời khôn ngoan thì chỉ có dùng hình phạt dân mới theo. Thời thế thay đổi mà cách cai trị không thay đổi thì sinh loạn. Biết cai trị dân chúng nhưng lệnh ngăn cấm không thay đổi thì nước bị cắt. Cho nên bậc thánh nhân trị dân thì pháp luật theo thời mà thay đổi, và sự ngăn cấm theo khả năng mà thay đổi.

3. Nước nào có thể dồn sức vào đất đai thì giàu, có thể dốc sức vào việc đánh địch thì mạnh. Mạnh mà không bị ngăn chặn thì làm vương. Cho nên cái đạo của bậc làm vương là ở chỗ nghe, chặn điều gian. Kẻ chặn được điều gian nhất định làm vương.

Cho nên cái thuật làm vương không cậy vào chỗ ở bên ngoài không gây loạn, mà dựa vào chỗ họ không thể nào làm cho nước mình loạn được. Cậy ở chỗ nước ngoài không gây loạn rồi mới cai trị được thì nước bị chia. Cậy ở chỗ nước ngoài không thể gây loạn được và thi hành pháp luật thì hưng thịnh. Cho nên vị vua hiền trị nước dùng cái thuật không thể có loạn nẩy sinh. Làm cho tước được quý thì người trên được trọng. Vì vậy thưởng kẻ có công, ban tước cho kẻ làm nhiệm vụ thì bọn gian tà không có cách nào tỏ cái gian của mình. Kẻ chuộng sức mạnh thì tước được quý; tước được quý thì người trên được đề cao, người trên được để cao thì nhất định làm vương. Nước không chuộng sức mạnh mà cậy vào cái học riêng, thì tước của nó thấp, tước thấp thì người trên hèn, người trên hèn thì thế nào cũng bị chia cắt. Cho nên kẻ lập quốc dùng dân, có thể ngăn chăn ảnh hưởng của nước ngoài và chận được cái riêng tư của bề tôi và nhà vua tự nhờ cậy ở mình thì có thể làm vương được.