Sách Hàn Phi Tử/Đạo làm chủ (Chủ đạo)

Tủ sách mở Wikibooks
1.

Đạo là cái khởi đầu của muốn vật, là tiêu chuẩn phân biệt điều phải điều trái. Chính vì vậy vị vua sáng nắm lấy cái khởi đầu để biết nguồn gốc của muốn vật, giữ lấy cái tiêu chuẩn để biết then chốt của việc đúng hay sai. Cho nên nhà vua dùng sự trống rỗng và yên tĩnh để chờ đợi, khiến cho cái danh tự nó được lập, sự việc tự nó được xác định. Nếu trống rỗng thì biết được tình thế của sự thực. Nếu yên tĩnh thì biết được cách sửa đổi cái động cho đúng.

Người nào nói thì tự anh ta đưa ra cái tôn gọi (danh), người nào làm thì tự anh ta đưa ra cái hình thức (hình), ông vua so sánh hình thức và lên gọi xem có phù hợp với nhau không. Cho nên ông vua không phải làm việc gì mà mọi việc đều quay trở về với bản chất của nó.

2.

Cho nên nói: Nhà vua chớ để lộ cho người ta biết mình muốn gì. Nếu nhà vua để lộ cho người ta biết mình muốn gì thì bọn bầy tôi thế nào cũng sẽ lô vẽ. Ông vua chớ để lộ ý của mình. Nhà vua để lộ ý của mình thì bọn bầy tôi thế nào cũng biểu lộ cái khác với bản tính của họ. Cho nên nói: Bỏ điều mình ham, bỏ điều mình ghét mới thấy rõ được bụng dạ bầy tôi. Bỏ kinh nghiệm, bỏ khôn ngoan của mình thì bầy tôi sẽ tự đề phòng.

Cho nên nhà vua khôn ngoan nhưng lại không dùng cái khôn ngoan ấy để lo lắng, mà để cho muốn vật biết được cái chỗ nó phải đứng. Nhà vua có hạnh nhưng lại không khoe cái hạnh của mình mà quan sát lý do hành động của bầy tối. Nhà vua có cái dũng, nhưng lại không nổi giận, khiến cho bầy tôi trổ hết sức mạnh của họ.

Vì vậy nhà vua bỏ sự khôn ngoan mà lại sáng suốt, bỏ tài giỏi mà lại có được công lao, bỏ dũng mà lại có được sức mạnh. Bầy tôi giữ chức vụ của họ, trăm quan cổ nhiệm vụ không thay đổi, nhà vua dựa theo năng lực của họ mà dùng. Cái đó gọi là nắm lấy cái bất biến.

Cho nên nói: “Đạo vắng lặng ở vào nơi không có chỗ đứng. Nó trống rỗng không ai biết nó ở đâu”. Vua sáng vô vi ở trên, bầy tôi lo lắng ở dưới. Cái đạo của bậc vua sáng là khiến cho kẻ khôn ngoan hết lòng lo lắng và nhà vua nhân đó mà giải quyết được sự việc. Như thế cái khôn ngoan của nhà vua không cạn. Những người hiền trổ hết tài năng của mình, nhà vua nhân đó mà sử dụng họ, cho nên tài năng của nhà vua không cạn. Công việc nên thì nhà vua được tiếng giỏi, có sai lầm thì bầy tôi chịu lấy tội. Kết quả nhà vua không bao giờ hết cái danh.

Vì vậy cho nên nhà vua không giỏi mà làm thầy những người giỏi, không khôn ngoan mà làm chuẩn mực cho sự khôn ngoan. Bầy tôi phải vất vả mà nhà vua hướng sự thành công. Cái đó gọi là nguyên lý chủ yếu của ông vua hiền.

3.

Đạo nhà vua là ở chỗ người ta không thể nhìn thấy nó, cái dụng của nó là ở chỗ người ta không thể biết nó. Nó trống rỗng phẳng lặng, không làm gì, ở nơi bóng tối nhìn thấy sự sai sót. Nó thấy người ta mà người ta không thấy nó, nó nghe người la mà người ta không biết nó. Nó biết người ta mà người ta không biết nó.

Khi nghe người ta nói điều gì thì đừng thay đổi sửa chữa nó, mà so sánh nó với sự thực xem có hợp không. Mỗi ông quan đều có một người quan sát ông ta, nhưng không để cho họ trò chuyện với nhau. Như vậy thì muốn vật đều tròn. Che vết tích, giấu đầu mối, thì người dưới không thể lần được nguyên nhân. Gạt bỏ cái khôn của mình, cắt đứt cái tài của mình thì người dưới sẽ không đoán được cái ý của mình. Giữ lấy quyết định của mình mà xét việc làm của cấp dưới xem có phù hợp với nó không.

Cẩn thận nắm lấy cái cán và giữ chặt lấy nó. Cắt đứt mong muốn của người dưới, phá bỏ cái ý của họ, chớ khiến người ta thèm muốn nó. Nếu không cẩn thận cài then, không giữ cửa cho chắc thì hổ sẽ xuất hiện. Nếu không thận trọng trong công việc, không che đậy tình cảm của mình thì giặc sẽ nẩy sinh. Giết ông vua mình, thay thế địa vị nhà vua, không ai không theo mình, cho nên gọi đó là hổ. Kẻ ở cạnh vua, làm bầy tôi gian, nghe những sai lầm của nhà vua cho nên gọi đó là giặc. Phải giải tán phe đảng của chúng, bắt những kẻ theo chúng, đóng cửa của chúng lại, đoạt lấy mọi cái giúp đỡ cho chúng thì nước mới không có hổ.

Phải lớn đến mức độ không thể lường, phải sâu đến mức độ không thể đo, phải lo sao cho cái tên và sự thực phù hợp với nhau, phải xét kỹ pháp luật và các cách thức, giết những kẻ chuyên quyền thì nước mới không có giặc. Cho nên bậc làm vua bị năm cái che lấp. Bầy tôi cản trở nhà vua gọi là che lấp. Bầy tôi nắm lấy của cải và lợi lộc gọi là che lấp. Bầy tôi tự tiện ra mệnh lệnh gọi là che lấp. Bầy tôi được phép làm việc nghĩa gọi là che lấp. Bầy tôi được phép gây dựng người gọi là che lấp.

Bầy tôi mà che lấp nhà vua thì nhà vua mất địa vị của mình. Bầy tôi mà nắm lấy của cải và lợi lộc thì nhà vua bỏ mất đức. Bầy tôi mà tự tiện thi hành mệnh lệnh thì nhà vua mất quyền. Bầy tôi được phép thi hành việc nghĩa thì nhà vua mất sự sáng suốt. Bầy tôi được phép gây dựng người thì nhà vua bỏ mất người theo mình. Những điều này chỉ có nhà vua một mình thi hành, không phải là việc bầy tôi được phép làm.

Cái đạo của bậc làm vua là lấy sự thanh tĩnh, khiêm nhường làm quý. Không tự mình làm việc mà biết thế nào là vụng, thế nào là khéo. Không tự mình suy tính mà biết thế nào là phúc là hoạ. Vì vậy cho nên không nói mà khéo ứng phó. Không cố gắng mà công việc vẫn có kết quả. Lời nói đã phù hợp thì nắm lấy cái giao ước; sự việc đã hoàn thành thì nắm lấy cái kết quả.

Căn cứ vào chỗ lời nói phù hợp với việc làm mà quyết định thưởng hay phạt. Vì vậy cho nên bầy tôi trình bày lời nói của họ, còn nhà vua thì dựa vào lời nói để giao việc, giao việc thì yêu cầu phải có kết quả. Nếu kết quả phù hợp với việc làm, việc làm phù hợp với lời nói thì thưởng. Nếu kết quả không phù hợp với việc làm, việc làm không phù hợp với lời nói thì trừng phạt. Đạo của bậc vua sáng là ở chỗ bầy tôi không trình bày những lời không phù hợp với công việc. Vì vậy bậc vua sáng thi hành việc khen thưởng thì tốt như trận mưa đúng lúc, trăm họ đều hưởng được ơn huệ. Khi thi hành việc trừng phạt thì oai nghiêm như sấm sét, thánh thần cũng không thể cứu được.

Cho nên bậc vua sáng không khen thưởng bừa không tha việc trừng phạt. Khen thưởng bừa thì những bầy tôi có công lao bỏ bễ công việc của mình. Tha việc trừng phạt thì bọn gian thần để làm bậy. Cho nên nếu như người ta quả thực có công thì dù là người xa và hèn hạ cũng cứ thưởng. Nếu người ta quả thực phạm sai lầm thì dù là người gần và yêu cũng cứ trị. Nếu người gần và yêu cũng cứ trị thì những người xa và hèn hạ sẽ không dám lười biếng, mà những người gần và được yêu cũng không dám kiêu căng.