Sách Hàn Phi Tử/Đạo giữ nước (Thủ đạo)

Tủ sách mở Wikibooks
1.

Bậc thánh vương làm ra pháp luật thì cái thưởng của ông ta đủ để khuyến khích điều thiện, cái uy của ông ta đủ để thắng điều hung bạo, sự chuẩn bị của ông ta đủ để làm cho công việc xong xuôi. Những bầy tôi ở đời trị an, nếu có nhiều công thì địa vị cao, nếu làm hết sức thì được thưởng hậu, người nào làm hết tinh thần thì danh tiếng được xác lập.

Cái thiện sinh ra như cây cỏ mùa xuân, cái ác chết đi như cây cỏ mùa thu. Cho nên dân được khuyến khích dốc hết sức mà vui vẻ trong việc tận tình làm việc. Cái đó gọi là trên dưới hoà hợp với nhau. Cho nên có thể khiến cho những kẻ dùng sức dốc sức để phục vụ quyền hành và muốn làm như Nhiệm Bí. Các chiến sĩ liều chết mà muốn làm như Mạnh Bôn, Hạ Dục. Nhưng người giữ đạo đều ôm lòng vàng đá, giữ tiết tháo như Tử Tư. Những người dốc sức như Nhiệm Bỉ. Những người chiến đấu như Mạnh Bôn. Hạ Dục, lòng như vàng đá thì nhà vua cao gối nằm mà cái đạo giữ nước đã trọn vẹn vậy.

2.

Người giỏi giữ nước ngày xưa lấy cái mình xem là nặng để cấm cái mình cho là nhẹ, lấy cái mình cho là khó để cấm cái mình cho là dễ. Vì vậy cho nên những người quân tử và những kẻ tiểu nhân đều ngay thẳng. Đạo Chích, cùng với Tăng Sâm và Sử Thu đều liêm[28].

Tại sao lại biết thế? Nói chung kẻ trộm tham không đến khe suối để lấy vàng, vì đến khe suối để lấy vàng thì thân mình không được toàn vẹn. Mạnh Bồn, Hạ Dục không lượng sức địch thì không nổi tiếng là dũng mãnh. Đạo Chích nếu không tính toán thì cái lợi không thành. Bậc vua sáng đã cấm thì Mạnh Bôn, Hạ Dục thấy bị cản trở ở chỗ họ không thể thắng được. Đạo Chích thấy bị hại ở cái anh ta không thể lấy được. Như vậy thì kẻ hung bạo sẽ cẩn thận, kẻ gian tà sẽ trở lại ngay thẳng. Khi người rất dũng cảm cẩn thận, khi kẻ ăn trộm lớn ngay thẳng thì thiên hạ công bình, và bản tính dân thường ngay thẳng.

3.

Nhà vua rời khỏi pháp luật và làm mất lòng người thì nguy sẽ bị Bá Di[29] lấy bừa bãi, mà không khỏi cái tai hoạ do Điền Thành, Đạo Chích gây nôn. Nay thiên hạ không có một Bá Di mà những kẻ gian đời nào cũng có, cho nên lập ra pháp luật và cách đo lường. Pháp luật và cách đo lường chắc chắn thì Bá Di không bỏ mất cái phải, mà Đạo Chích không thể làm điều bậy.

Pháp luật rõ ràng thì người hiền không cướp của kẻ kém, người mạnh không thể hiếp kẻ yếu, người đông không thể hung bạo với kẻ ít. Gửi thiên hạ cho cái phép tắc của Nghiêu thì kẻ sĩ thẳng thắn không bỏ mất chức phận của mình, kẻ gian không dám cầu may. Gửi ngàn vàng ở mũi tên của Hậu Nghệ thì Bá Di không thể mất mà Đạo Chích không dám lấy. Vua Nghiêu sáng suốt ở chỗ không để sót kẻ gian, cho nên thiên hạ không có người gian tà. Hậu Nghệ khéo ở chỗ không bắn mũi tên sai, cho nên ngàn vàng không mất. Người gian tà không thọ nên Đạo Chích dừng lại. Như thế thì người ta không kể chuyện Tề Dư, không nhắc đến sáu quan khanh, sách không chép Tử Tư, không nói chuyện Phù Sai, mưu lược của Tô Vũ Tử, Ngô Khởi bị bỏ, lòng của Đạo Chích chịu yên. Vua chúa yên nghỉ trong nhà ngọc không có cái lo trợn mắt, nghiến răng, nghiêng tai nghe ngóng. Bầy tôi cứ buông tay ngồi trong thành vàng mà không có cái hoạ tay bị trói, mím môi buông lời ta thán. Trị hổ mà không dùng chuồng, cấm gian mà không dùng pháp luật, ngăn chặn điều dối trá mà không dùng phù, đó là cái mà Mạnh Bôn, Hạ Dục lo, Nghiêu, Thuấn cho là khó.

Cho nên đặt chuồng ra không phải là để đề phòng chuột mà để cho những kẻ nhát gan có thể khắc phục được hổ. Lập pháp luật ra không phải để phòng bị Tăng Sâm, Sử Thu, mà để cho những ông vua tầm thường có thể ngăn chặn Đạo Chích. Làm phù không phải để đề phòng Vĩ Sinh[30] mà để cho những người thường không thể lừa dối nhau được.

Không nên riêng dựa vào chỗ Ty Can tử tiết, mà cầu may ở chỗ những bầy tôi làm loạn không dối trá. Trái lại, phải dựa vào cái khiến cho những người nhát có thể khắc phục được con hổ và cái làm cho vị vua tầm thường có thể dễ gìn giữ nước. Vào thời nay, lo cái kế trung cho vị vua chúa, kết đức với thiên hạ thì cái lợi không gì lâu dài hơn cái đó. Cho nên kẻ làm vua người ta không có cái cảnh mất nước, bậc trung thần không có cái cảnh mất thế lực.

Nếu biết nêu cao pháp luật thì thưởng, cho nên có thể khiến người ta dốc sức vào việc phục vụ quyền trên, tử tiết trong chức quan của mình, biết tình cảm của Mạnh Bôn, Hạ Dục không lấy cái chết để đổi lấy cái sống, những kẻ làm theo cái tham của Đạo Chích cũng không vì của mà đổi mạng mình. Như thế thì cái đạo giữ nước đầy đủ vậy.

Chú thích[sửa]

[28] Đạo Chích là tên ăn trộm nổi tiếng. Tàng Sâm, Sử Thu là hai người hiền.

[29] Người xưa nổi tiếng trong sạch.

[30] Người hẹn với người yêu đêm đến chờ dưới cầu. Ban đêm, anh ta đợi ở chân cầu nước lên chết đuối.