Sách Đông y/Sách Đông y

Tủ sách mở Wikibooks

Sách y học cổ truyền Trung quốc được nhiều tác giả biên tập bao gồm các sách sau

Thần Nông bản thảo kinh[sửa]

Thần Nông bản thảo kinh là một sách về thuốc và nông nghiệp Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu tin rằng văn bản này là một bản tổng hợp các truyền thống truyền miệng, được viết trong khoảng năm 200 đến 250. Văn bản gốc không còn tồn tại nhưng được cho là gồm ba tập chứa 365 mục về thuốc và mô tả của chúng.

Trong sách, ghi 365 loại dược vật, chia làm ba loại là Thượng, Trung và Hạ phẩm. Giới thiệu 365 loại dược vật, chia làm ba loại là:

  • Thượng phẩm, 120 loại.
  • Trung phẩm, 120 loại.
  • Hạ phẩm, 125 loại.
  • Thực vật 252 loại.
  • Động vật 67 loại.
  • Khoáng vật 46 loại.

Hoàng Đế nội kinh[sửa]

Hoàng Đế nội kinh là một tài liệu y học cổ của Trung Quốc, được coi là nguồn gốc giáo lý cơ bản của nền y học cổ truyền Trung Quốc trong hơn hai thiên niên kỷ. Tác phẩm bao gồm hai phần, mỗi phần bao gồm 81 chương hoặc chuyên luận theo dạng hỏi và đáp giữa Hoàng Đế và các vị đại thần của ông như Kỳ Bá, Lôi Công, Bá Cao, Du Phụ, Thiếu Sư, Quỷ Du Khu, Thiếu Du.

Phần đầu tiên, Tố vấn (素問), nghĩa là những câu hỏi cơ bản,[1] bao gồm nền tảng lý thuyết của y học Trung Quốc và các phương pháp chẩn đoán. Phần thứ hai ít được nhắc đến hơn, Linh khu (靈樞) thảo luận chi tiết về liệu pháp châm cứu. Hai tài liệu này được gọi chung là Nội kinh hoặc Hoàng Đế nội kinh, nhưng trong thực tế, tên gọi này thường chỉ được dùng để đề cập tới Tố vấn.

Hai tài liệu khác cũng mang tiền tố Hoàng Đế nội kinh trong tiêu đề của mình là: Minh Đường (明堂) và Thái tố (太素); cả hai tài liệu này đều chỉ còn lại một bộ phận.

Thương hàn luận[sửa]

Đông y học tân biên khái yếu[sửa]

Đông y học tân biên khái yếu là một y thư Y học cổ truyền tiếng Việt do lương y Thái Thanh Nguyên biên soạn lại trên cơ sở Lý luận y học cổ truyền Việt Nam kết hợp những tư liệu mới của 5 Viện đông y hàng đầu Trung Quốc đã phối hợp nghiên cứu và nhất trí phổ biến vào đầu thế kỷ 21. Tài liệu được Nhà xuất bản Đà Nẵng cấp phép xuất bản lần 1 năm 2000, Nhà xuất bản Thanh Niên cấp phép lần 2 năm 2006, có bổ sung nội dung nhiều gấp đôi lần trước.

Hải Thượng y tông tâm lĩnh[sửa]

Hải Thượng y tông tâm lĩnh là một bộ sách y học nổi tiếng của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Bộ sách được viết vào năm 1770 bằng chữ Hán, bao gồm 28 tập, 66 quyển, bao gồm lý, pháp, phương, dược và biện chứng luận trị về nội khoa và ngoại khoa, sản phụ khoa, khoa nhi, cấp cứu... đạo đức y học, vệ sinh phòng bệnh.

Bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh đã được dịch ra lần đầu tiên bởi Hoàng Văn Hòe và xuất bản ở miền Bắc trước năm 1970.

Hiện có 55 quyển tồn tại đến ngày nay, mất 11 quyển gồm 8 quyển Bách bệnh cơ yếu và 3 quyển Bách gia trân tàng.

Bản thảo cương mục[sửa]

Bản thảo cương mục (giản thể: 本草纲目; phồn thể: 本草綱目) là một từ điển bách khoa của Trung Quốc về dược vật học được thầy thuốc Lý Thời Trân biên soạn vào thế kỷ 16 đầu thời nhà Minh. Đây được coi là tác phẩm y học hoàn chỉnh và chi tiết nhất trong lịch sử Đông y. Tại kỳ họp ở Ma Cao ngày 9 tháng 3 năm 2010, Bản thảo cương mục đã được MOWCAP (Ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương) của UNESCO ghi danh là di sản tư liệu thế giới[1] của Trung Quốc, cùng Hoàng Đế nội kinh.[1]

Tham khảo[sửa]