Sách Đông y/Quan niệm Đông y

Tủ sách mở Wikibooks

Con người trong Đông y cùng với môi trường, vũ trụ hợp thành một chỉnh thể thống nhất người xưa gọi đó là "Thiên nhân hợp nhất". Bản thân con người cũng là một chỉnh thể thống nhất, nên tinh thần và thể xác hợp nhất với nhau, người xưa gọi đó là "Hình thần hợp nhất". Trong quan hệ với thiên nhiên, phương Đông không chủ trương chế phục mà hướng tới sự hòa hợp – "thiên nhân hợp nhất". Trong quan hệ giữa người với người, từ ngàn năm xưa "dĩ hòa vi quý" đã trở thành phương châm xử thế cơ bản. Đặc tính văn hóa đó đã ảnh hưởng sâu sắc tới quan niệm và phương pháp chữa bệnh của Đông y học.

Đông y có một hệ thống lý luận trong việc chia tách cơ thể thành các bộ phận khác nhau có hệ thống qua các cơ sở lý luận Đông y còn bao gồm: , học thuyết kinh lạc, bát cương, học thuyết tạng tượng . Theo đông y, cơ thể con người được chia ra thành 3 phần Đầu, Mình và Tay chân . Các cơ quan trong ngoài cơ thể . Các Kinh, Huyệt . Các đường vận chuyển khí và máu

Lý luận Đông y dựa trên nền tảng triết học cổ Trung Hoa Âm Dương, Ngũ Hành. Văn hóa phương Đông coi trọng Cân bằngĐiều hòa cho nên Trung dung - Tức cân bằng giữa hai thái cực được người xưa tôn vinh là tiêu chuẩn tối cao .

Mục tiêu chữa bệnh của Đông y là Cân bằng chỉnh thể - Lập lại trạng thái cân bằng . Âm Dương, Ngũ Hành cân bằng trong cơ thể con người thì sức khỏe khỏe mạnh không bị bệnh tật. Việc chữa bệnh nhằm lập lại trạng thái cân bằng trong cơ thể con người .

Về chẩn đoán bệnh , Đông y dùng 4 phương pháp sau

  • Vọng chẩn (Nhìn - quan sát bệnh nhân và hoàn cảnh),
  • Văn chẩn (Nghe - lắng nghe âm thanh từ thể trạng và tâm sự của bệnh nhân),
  • Vấn chẩn (Hỏi - hỏi bệnh nhân và người nhà những điều liên quan),
  • Thiết chẩn (Khám - khám bằng tay và dụng cụ) để xác định bệnh trạng.

Để chữa trị bệnh , Đông y sử dụng 8 biện pháp cơ bản

  1. "hãn" (làm ra mồ hôi),
  2. "thổ" (gây nôn),
  3. "hạ" (thông đại tiện),
  4. "hòa" (hòa giải),
  5. "ôn" (làm ấm),
  6. "thanh" (làm mát),
  7. "tiêu" (tiêu thức ăn tích trệ),
  8. "bổ" (bồi bổ)

Để thực hiện việc trị bệnh có hiệu quả nhất, Đông y chủ trương

  • Trị vị bênh nghỉa là chữa từ khi bệnh chưa hình thành . Phòng bệnh hơn chữa bênh là chiến lược y tế vô cùng sáng suốt và là nét văn hóa độc đáo của Đông y từ ngàn năm xưa.
  • Lưu nhân trị bênh - nghĩa là .trước hết phải giữ lấy mạng sống của con người, sau đó mới nghĩ tới vấn đề khống chế, tiêu trừ ổ bệnh . Lấy việc huy động tiềm năng của con người làm phương châm chính
  • Dưỡng sinh - nghĩa là coi trọng khả năng tự khôi phục và tái tạo của cơ thể con người . .
  • Nâng cao "chính khí" - chính khí đầy đủ thì bệnh tật không thể xâm phạm (Chính khí tồn nội, tà bất khả can)


Trong sách Nội kinh, dưỡng sinh được đặt vào vị trí tối cao, còn trị liệu chỉ được xem là biện pháp ở bình diện thấp. Tấn công trực tiếp vào "bệnh tà" chỉ được Đông y xem như biện pháp cuối cùng, bất đắc dĩ.