Sách Đông y/Lịch sử hình thành và phát triển Đông y
Đông y được phát triển rất sớm từ thời cổ đại ở Trung quốc nhằm vào việc lý giải Bệnh và cách chửa trị bệnh . Sử liệu Trung Hoa cũng cho thấy rằng các phương pháp luyện khí đã có nhiều tiến bộ, vào thời Xuân Thu và Chiến Quốc (770 – 221 B.C. trước Tây lịch). Sau đó, trong thời nhà Tần đến nhà Hán (221 B.C. trước Tây lịch đến 220 A.C. sau Tây lịch), một số sách dạy luyện khí công đã được biên soạn bởi nhiều vì y sư, thiền sư và đạo sĩ. Các phương pháp truyền dạy tuy có khác nhau, nhưng vẫn có chung những nguyên lý vận hành khí lực trong cơ thể
- Vào thời nhà Thương (1783 – 1122 B.C trước Tây lịch), người Trung Hoa đã biết dùng những dụng cụ bén nhọn bằng đá, để châm chích vào các huyệt đạo trên cơ thể, nhằm gây ảnh hưởng đến sự dẫn truyền nguồn khí lực trong việc trị bệnh cho con người.
- Theo y như Hoàng Đế Nội Kinh (2697 – 2597 B.C. trước Tây Lịch), và sách Dịch Kinh (2400 B.C. trước Tây lịch), nền tảng Đông Y học được dựa trên lý thuyết nguồn khí lực, Âm Dương và Ngũ Hành để lý giải, điều trị bệnh tật và tăng cường sức khỏe con người.
- Biển Thước là một thầy thuốc trứ danh thời Chiến Quốc được xem là một trong những danh y đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc người khai sinh ra phương pháp bắt mạch (quan sát, định bệnh), là người đặt tiền đề chẩn đoán bệnh quan trọng cho Đông y .
- Nguyên lý về khí lực đã được minh chứng hiệu quả bởi y sư Hoa Đà, qua việc áp dụng kỹ thuật châm cứu, để gây nên tình trạng tê mê cho bệnh nhân, trong lúc giải phẫu. Cũng như, ông đã sáng chế những động tác tập luyện khí Ngũ Cầm Hí, dựa theo tính chất và động tác của 5 loại thú rừng như: Cọp, Nai, Khỉ, Gấu và Chim.
- Lão Tử tác giả viết Đạo Đức Kinh, một nhà hiền triết Trung Hoa, đã đề cập đến vai trò hơi thở trong kỹ thuật luyện khí để giúp con người kéo dài tuổi thọ.
- Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma, người Ấn Độ tại Tung Sơn Thiếu Lâm Tự, tỉnh Hồ Nam đã soạn ra sách Dịch Cân Kinh, dạy các môn đồ phát triển nguồn khí lực để tăng cường sức khỏe và gia tăng sức mạnh để có một thân thể cường tráng khỏe mạnh không bị bệnh tật . Về sau, dựa vào nguyên lý khí lực này, các đệ tử Thiếu Lâm đã sáng chế thêm những bài tập khí công như: Bát Đoạn Cẩm, Thiết Tuyến Nội Công Quyền, Nội Công Ngũ Hình Quyền…
- Theo truyền thuyết, vào triều đại nhà Tống (950 – 1279 sau T.L.), tại núi Võ Đang, đạo sĩ Trương Tam Phong sáng chế bài nội công luyện khí Thái Cực Quyền, gồm những động tác giúp người tập luyện cường kiện sức khỏe thân tâm.
Về sau, có rất nhiều bài tập khí công được sáng chế bởi nhiều võ phái khác nhau. Dần dần, các võ phái nhỏ, ít người biết đến, đều bị mai một, cùng với những phương pháp truyền dạy bị lãng quên trong quá khứ. Đến nay, một số ít các bài võ luyện khí công còn được ghi nhận qua một số tài liệu hạn hẹp của Trung Hoa như: Dịch Cân Kinh, Bát Đoạn Cẩm, Thiết Tuyến Nội Công Quyền, Nội Công Ngũ Hình Quyền, Thái Cực Quyền thuộc ba hệ phái của Trần Gia, Dương Gia và Vũ Gia, Bát Quái Quyền, Hình Ý Quyền, Lục Hợp Bát Pháp Quyền…