Sách Đông y/Học thuyết cơ thể con người
Cấu trúc cơ thể con người
[sửa]Trong Đông ỵ, cơ thể con người là một hệ thống cân bằng . Cấu trúc cơ thể con người được chia ra thành các bộ phận nội ngoại như sau
- Đầu,
- Mình (thân),
- Tay chân (Thủ túc) ,
- Kinh mạch
- Huyệt đạo
Đầu
[sửa]Đầu có 5 Giác quan được gọi là Ngũ giác quan với các chức năng thực thi một việc bao gồm
- Tai (Thính giác) có chức năng nghe
- Mắt (Thị giác) có chức năng nhìn
- Mũi (Thính giác) có chức năng thở
- Miệng (Khứu giá) có chức năng ăn
- Lưỡi (Vị giác) có chức năng nói
Mình (Thân)
[sửa]Mình (Thân) có 5 cơ quan gọi là ngũ tạng quan với các chức năng thực thi một việc bao gồm bao gồm
- Tim (Tâm) có chức năng Huyết dịch
- Gan (Can ) có chức năng Huyết lọc
- Ruột (Phế) có chức năng Bài tiết
- Phổi (Tì) .có chức năng Khí dịch
- Thận (Thận) có chức năng Khí lọc
Tay chân (Thủ túc)
[sửa]Tay chân (Thủ túc) có 4 bộ phận 2 tay (Thủ) và 2 chân (Túc)
Kinh mạch
[sửa]Kinh mạch là đường vận hành khí huyết trong cơ thể con người . Đường chính của nó gọi là Kinh, nhánh của nó gọi là Mạch . Kinh với lạc liên kết đan xen ngang dọc, liên thông trên dưới trong ngoài, là cái lưới dùng để liên lạc toàn thân.
Loại Kinh mạch
[sửa]Kinh mạch có 2 loại là Chính kinh và Kỳ kinh
Chính kinh
[sửa]- có mười hai sợi, tả hữu đối xứng, tức thủ túc tam âm kinh và thủ túc tam dương kinh, gọi chung mười hai kinh mạch, mỗi kinh thuộc một tạng hoặc một phủ.
Kỳ kinh
[sửa]- có tám sợi, tức đốc mạch, nhâm mạch, xung mạch, đái mạch, âm duy mạch, dương duy mạch, âm kiểu mạch, dương kiểu mạch. Thông thường nhắc đến mười hai kinh mạch và thêm vào hai mạch nhâm đốc gọi chung mười bốn kinh mạch chính. Không có bằng chứng khoa học về sự tồn tại của kinh lạc.
Tác dụng sinh lý của kinh mạch
[sửa]Tác dụng sinh lý của kinh mạch là
- Hành khí huyết, dinh âm dương, nhu cân cốt, lợi quan tiết - Lưu thông khí huyết, dưỡng âm dương tố chất, nuôi dưỡng các cơ quan .
Trong thuộc tạng phủ, ngoài lạc chi khớp, thông trong đạt ngoài, vận hành khí huyết, liên hệ toàn thân, để duy trì bình thường công năng sinh lý cơ quan tổ chức cơ thể.
- Kinh mạch có liên quan với sự phát sinh và truyền biến của bệnh tật .
Ngoại tà xâm phạm cơ thể, nếu tác dụng bảo vệ phần ngoài của khí mất bình thường, bệnh tà sẽ men theo đường kinh mạch mà truyền vào tạng phủ. Ngược lại, tạng phủ có bệnh, cũng sẽ men theo đường kinh sở thuộc mà thể hiện những triệu chứng tương ứng đến phía ngoài cơ thể
Kinh mạch tuần hành
[sửa]- Mười hai kinh mạch: thuộc tạng phủ tuần hành phân bố tả hữu đối xứng, mà còn nối tiếp theo thứ tự nhất định, bắt đầu từ thủ thái âm phế kinh, theo thứ tự truyền đến túc quyết âm can kinh, rồi lại truyền vào thủ thái âm phế kinh, tuần hoàn mãi không thôi, biểu thị liên tục như sau:
- Thủ thái âm phế kinh -
- Thủ dương minh đại tràng kinh -
- Túc dương minh vị kinh -
- Túc thái âm tỳ kinh -
- Thủ thiếu âm tâm kinh -
- Thủ thái dương tiểu tràng kinh -
- Túc thái dương bàng quang kinh -
- Túc thiếu âm thận kinh -
- Thủ quyết âm tâm bào kinh -
- Thủ thiếu dương tam tiêu kinh -
- Túc thiếu dương đảm kinh -
- Túc quyết âm can kinh.
- Nhâm mạch:Nhâm mạch có tác dụng tổng quản âm kinh của toàn thân, là Âm kinh chi hải. Nhâm mạch xuất phát từ môi dưới chạy xuống dưới cằm, cổ, ngực, bụng, rốn, xuyên qua bộ phận sinh dục, vừa đến hậu môn.
- Đốc mạch: Đốc mạch có tác dụng tổng quản dương kinh của toàn thân, là Dương kinh chi hải. Đốc mạch xuất phát từ hậu môn, theo xương cùng lên thắt lưng, lên tiếp theo đường xương sống, lên gáy, lên đỉnh đầu, qua trước trán, xuống mũi, kết thúc ở môi trên.
Kinh lạc chủ trị
[sửa]Mười hai kinh mạch phân bố thuộc vào tạng phủ, âm kinh thuộc tạng là lý (lạc với phủ), dương kinh thuộc phủ là biểu (lạc với tạng). Hai kinh biểu lý thông qua lạc mạch nối tiếp thông đồng lẫn nhau. Do đó 2 kinh biểu lý, ở phương diện sinh lý và bệnh lý đều là liên hệ lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau:
Kinh (Tiếng Anh, tiếng hán)
Chi Ngũ Hành Thuộc Lạc Thời Gian Thủ thái âm phế kinh (Taiyin Lung Channel of Hand, 手太阴肺经)
Chủ trị: Bệnh chứng các bộ vị phế, ngực, hầu họng, bệnh sốt, tự hãn, đạo hãn, tiểu đường và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.
Tay (手) Kim (金) Phế (肺) Đại tràng (大腸) Dần 3 a.m. tới 5 a.m.
Thủ thiếu âm tâm kinh (Shaoyin Heart Channel of Hand, 手少阴心经)
Chủ trị: Bệnh bộ vị ngực và tâm, bệnh thần chí, đại não phát dục không đầy đủ, thần kinh suy nhược, trúng phong á khẩu và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.
Tay (手) Hoả (火) Tâm (心) Tiểu tràng (小肠) Ngọ 11 a.m. tới 1 p.m.
Thủ quyết âm tâm bào kinh (Jueyin Pericardium Channel of Hand, 手厥阴心包经)
Chủ trị: Bệnh bộ vị ngực, tâm, vị, bệnh thần chí, thần kinh suy nhược đại não phát dục không đầy đủ, hen suyễn, bệnh sốt rét và bệnh chứng của bộ vi kinh này đi qua.
Tay (手) Hoả (火) Tâm bào (心包) Tam tiêu (三焦) Tuất 7 p.m. tới 9 p.m.
Thủ thiếu dương tam tiêu kinh (Shaoyang Sanjiao Channel of Hand, 手少阳三焦经)
Chủ trị: Bệnh chứng của bộ vị bên đầu, tai, mắt, hầu, bệnh chứng ngực sườn, bệnh phát sốt, phong chẩn, táo bón và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.
Tay (手) Hoả (火) Tam tiêu (三焦) Tâm bào (心包) Hợi 9 p.m. tới 11 p.m.
Thủ thái dương tiểu tràng kinh (Taiyang Small Intestine Channel of Hand, 手太阳小肠经)
Chủ trị: Bệnh chứng của bộ vị bả vai, cổ gáy, đầu, mắt, tai, hầu họng, bệnh thần chí, bệnh phát sốt, đau thắt lưng và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.
Tay (手) Hoả (火) Tiểu tràng (小肠) Tâm (心) Mùi 1 p.m. tới 3 p.m.
Thủ dương minh đại tràng kinh (Yangming Large Intestine Channel of Hand, 手阳明大肠经)
Chủ trị: Bệnh chứng của các bộ vị trước đầu, mặt, miệng, răng, mắt, tai, mũi, hầu họng, bệnh chứng bộ vị ngực bụng, bệnh phát sốt, phong chẩn, bệnh cao huyết áp và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.
Tay (手) Kim (金) Đại tràng (大腸) Phế (肺) Mão 5 a.m. tới 7 a.m.
Túc thái âm tỳ kinh (Taiyin Spleen Channel of Foot, 足太阴脾经)
Chủ trị: Bệnh tràng vị, bệnh hệ sinh dục tiết niệu, các thứ xuất huyết, thiếu máu, mất ngủ, thủy thũng, và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.
Chân (足) Thổ (土) Tỳ (脾) Vị (胃) Tỵ 9 a.m. tới 11 a.m.
Túc thiếu âm thận kinh (Shaoyin Kidney Channel of Foot, 足少阴肾经)
Chủ trị:Bệnh hệ nội tiết và hệ sinh dục tiết niệu, thần kinh suy nhược, bệnh chứng bộ vị hầu, ngực, thắt lưng và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.
Chân (足) Thuỷ (水) Thận (腎) Bàng quang (膀胱) Dậu 5 p.m. tới 7 p.m.
Túc quyết âm can kinh (Jueyin Liver Channel of Foot, 足厥阴肝经)
Chủ trị: Bệnh can (bao quát bệnh cao huyết áp, nhức đầu, mất ngủ, hay chiêm bao), bệnh đảm, bệnh hệ sinh dục tiết niệu, và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.
Chân (足) Mộc (木) Can (肝) Đảm (膽) Sửu 1 a.m. tới 3 a.m.
Túc thiếu dương đảm kinh (Shaoyang Gallbladder Channel of Foot, 足少阳胆经)
Chủ trị: Bệnh chứng của các bộ vị bên đầu, mắt, tai, ngực sườn, bệnh can đảm, bệnh thần chí, bệnh phát sốt, xây xẩm, sưng chân, táo bón và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.
Chân (足) Mộc (木) Đảm (膽) Can (肝) Tý 11 p.m. tới 1 a.m.
Túc thái dương bàng quang kinh (Taiyang Bladder Channel of Foot, 足太阳膀胱经)
Chủ trị: Bệnh chứng của bộ vị lưng eo, sau gáy, sau đầu, đỉnh đầu, mắt, với bệnh tạng phủ quan hệ với du huyệt ở lưng của kinh này, bệnh phát sốt, bệnh thần chí, thai vị khác thường, và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.
Chân (足) Thuỷ (水) Bàng quang (膀胱) Thận (腎) Thân 3 p.m. tới 5 p.m.
Túc dương minh vị kinh (Yangming Stomach Channel of Foot, 足阳明胃经)
Chủ trị: Bệnh chứng của các bộ vị trước đầu, mặt, miệng, răng, hầu họng, bệnh tràng vị, bệnh thần chí, bệnh cao huyết áp, thiếu máu, bệnh thiếu bạch cầu, cơ thể suy nhược và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.
Chân (足) Thổ (土) Vị (胃) Tỳ (脾) Thìn 7 a.m. tới 9 a.m.
Nhâm mạch chủ trị: Bệnh hệ sinh dục tiết niệu, bệnh tràng vị, bệnh chứng phế và hầu họng, bệnh thần chí, cơ thể suy nhược, và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.
Đốc mạch chủ trị: Bệnh bộ vị đầu mặt, hầu họng và bệnh tâm, phế, tràng vị, bệnh hệ sinh dục tiết niệu, bệnh phát sốt, bệnh thần chí, đại não phát dục không hoàn chỉnh, bệnh thiếu bạch cầu, cơ thể hư suy, thần kinh suy nhược, và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.
Kỳ kinh bát mạch
[sửa]Theo người xưa, 4 khí dương từ trên đi xuống (Thiên khí) , 4 khí âm từ dưới đi lên (Địa khí), 8 dòng khí hóa trên giao lưu qua cơ thể con người, tạo thành 8 mạch, gọi là Kỳ kinh bát mạch với tên gọi 1.Nhâm, 2.Đốc, 3.Dương duy, 4.Âm duy, 5.Âm kiều, 6.Dương kiều, 7. Xung, 8. Đới
Trong 8 mạch, trừ 2 mạch Nhâm và Đốc có huyệt riêng, còn 6 mạch khác không có huyệt riêng . Có thể dùng 1 số huyệt của các kinh chính (huyệt Hội với 8 mạch) để điều hòa mạch khí của 6 mạch này. Khác với 12 kinh chính, đường tuần hoàn mạch khí của 8 mạch, chỉ đi từ phần dưới cơ thể lên đầu mặt, trừ mạch Đới đi vòng quanh bụng dưới và thắt lưng.
Trên lâm sàng, chỉ có Mạch Nhâm và Mạch Đốc là thường được dùng đến, các mạch khác rất ít khi dùng hoặc chỉ được dùng như có tính cách phân chia trên lý thuyết cho hợp với hệ thống hoặc chỉ được nghiên cứu và dùng trong phép châm “Linh Quy Bát Pháp”.
Bát mạch
[sửa]Tám mạch bao gồm:
- ở sau lưng, quản trị các kinh dương bắt đầu từ bộ phận sinh dục chạy dọc theo xương sống lên đỉnh đầu rồi vòng xuống đến nhân trung.
- ở phía trước, chịu trách nhiệm các kinh âm đi từ môi xuống ngực bụng rồi tới bộ phận sinh dục.
- còn gọi là huyết hải kiểm soát khí và huyết toàn cơ thể đưa đến 12 chính kinh, bắt đầu từ bộ phận sinh dục chia làm ba nhánh, một chạy lên đầu, một nhánh chạy theo xương sống, một nhánh xuống tới bàn chân.
- chạy vòng quanh bụng như thắt lưng nối liền các kinh âm và kinh dương.
- bắt đầu từ gót chân chạy lên chân bụng ngực tới miệng.
- bắt đầu từ gót chân theo phía sau vòng qua trước mặt rồi ngừng lại sau gáy.
- từ gót chân chạy lên qua bụng ngừng lại ở cổ.
- từ gót chân lên theo chân qua người vòng qua đỉnh đầu ra trước mặt.
Giao hội
[sửa]8 mạch giao hội với 8 kinh ở 8 huyệt
- 8 mạch : Nhâm, Đốc, Dương duy, Âm duy, Âm kiều, Dương kiều, Đới, Xung và Đới giao hội với
- 8 kinh : Tỳ, Tâm bào, Tiểu trường, Bàng quang, Đởm, Tam tiêu, Phế và Thận
- 8 huyệt : Công Tôn, Nội quan, Hậu khê, Thân mạch, Túc lâm khấp, ngoại quan, Liệt khuyết và Chiếu hải.
Tác dụng
[sửa]8 mạch có tác dụng : bổ sung chỗ thiếu hụt của 12 kinh
- Đốc, Nhâm, Xung và Đới trực tiếp với chức năng sinh đẻ.
- Dương kiều, Âm kiều trực tiếp với chức năng vận động.
- Dương duy, Âm duy trực tiếp với chức năng thăng bằng của cơ thể.
Bệnh chứng Kỳ kinh Bát mạch
[sửa]Mạch Biểu hiện Bệnh lý Tác dụng chữa bệnh
ĐỐC (28 huyệt riêng) Cột sống vận động khó, bệnh nặng thì như uốn ván, đầu váng, lưng yếu Cứng lưng, uốn ván do bệnh não, bệnh của tạng phủ NHÂM (24 huyệt riêng) Nam : thoái vị . Nữ : khí hư, không sinh đẻ, bụng có u Hệ sinh dục, tiết niệu, bao tử, ngực, họng, trợ dương, bổ âm XUNG (Không huyệt riêng) Kinh nguyệt không đều, vô sinh, khí hư, đái dầm, thoái vị, khí bốc lên đau trước tim Đau bụng, ngực cấp, các chứng của kinh thận, suyễn ĐỚI (Không huyệt riêng) Bụng đầy trướng, lưng lạnh, kinh nguyệt không đều, khí hư, chân teo, liệt Bụng, thắt lưng đau thắt, kinh nguyệt không đều, khí hư, chân yếu DƯƠNG KIỂU (Không huyệt riêng) Mắt mờ, đau mắt đỏ, mất ngủ, động kinh, lưng đau Bàn chân lệch ngoài, động kinh, mất ngủ ÂM KIỂU (Không huyệt riêng) Ngủ nhiều, động kinh, bụng dưới đau, thoái vị ở nam, băng lậu ở nữ Bàn chân lệch trong, họng đau, động kinh, buồn ngủ DƯƠNG DUY (Không huyệt riêng) Sức yếu, sốt rét, đầu váng, hoa mắt, suyễn, đau sưng thắt lưng Chứng sốt ở Biểu ÂM DUY (Không huyệt riêng) Vùng tim đau, ngực sườn đau, Thắt lưng đau, vùng sinh dục nam Bao tử đau, vùng tim đau, ngực đau, bụng đau
Huyệt đạo
[sửa]Huyệt đạo [1] là những điểm có khí tụ lại lớn, thường là những điểm giao nhau của nhiều đường kinh mạch. Dựa trên các khái niệm khí huyết lưu chuyển trên võ thuật cho ra đời hai vòng lớn là Tiểu chu thiên và Đại chu thiên.
Phương pháp bấm huyệt là một trong những phương pháp quen thuộc trong y học cổ truyền. Các huyệt vị trong cơ thể người rất đặc biệt, có thể để cứu người nhưng cũng có thể hại chết người. Hãy cũng mình tìm hiểu 36 vị trí huyệt đạo trên cơ thể người để có kiến thức bảo vệ cơ thể.
Huyệt đạo là gì?
[sửa]Khí luôn tồn tại trong cơ thể con người và cả bên ngoài, nơi giao nhau hai luồng khí gọi là huyệt. Huyệt nằm cố định ở nhiều nơi trên cơ thể. Huyệt có tính lan truyền, khi ta kích thích vào một huyệt thì các huyệt liên quan cũng sẽ chịu các tác động.
36 huyệt đạo trên cơ thể người
[sửa]Trong cơ thể có tất cả 107 huyệt, trong đó có những huyệt vị được sử dụng trong y học để cứu người, điều trị và chẩn đoán bệnh tật. Bên cạnh đó, có 36 huyệt vị không được phép đụng đến. 36 các huyệt trên cơ thể người gọi là tử huyệt. Những tác động hoặc tổn thương ở 36 huyệt này có thể gây tổn thương cơ thể thậm chí là gây tử vong.
1) Các huyệt đạo ở vị trí đầu, cổ được coi là nguy hiểm
[sửa]- a. Huyệt Bách hội
•Huyệt này nằm tại vị trí giao giữa đường đỉnh đầu kéo dài với đường liên kết phía trên dọc 2 tai. •Nếu bị đánh hoặc bị tổn thương tại huyệt Bách hội, bạn có thể thấy choáng, say xẩm, không còn khả năng đứng vững và cuối cùng là bất tỉnh. •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.
- b. Huyệt Thần Đình
•Huyệt đạo này được xác định tại điểm cách 5cm tính từ mép tóc trước trán. •Nếu bị đánh hoặc bị tổn thương tại huyệt Thần Đình, đầu tiên ta sẽ cảm thấy choáng và say xẩm, đồng thời, tổn thương này có thể tác động vào não của bạn sau này. •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.
- c. Huyệt Thái Dương
•Huyệt đạo này được xác định là điểm lõm ở phía đuôi của chân mày. Đây là huyệt đạo thường được sử dụng trong bấm huyệt. •Nếu bị đánh trúng hoặc bị tổn thương tại huyệt Thái Dương, đầu tiên, bạn có thể bị choáng. Sau đó, trước mắt sẽ tối sầm lại, khống thấy đường. Tiếp theo, tai bạn sẽ bị ù. Việc này xảy ra rất nhanh, có thể nói là cùng lúc. •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.
- d. Huyệt Nhĩ môn
•Huyệt này được xác định tại điểm khuyết phía trước vành tai. Nếu khi há miệng, huyệt chính là chỗ bị lõm vào. •Các triệu chứng khi bạn bị đánh hoặc bị tổn thương huyệt Nhĩ Môn là ù tai, choáng váng và mất khả năng thăng bằng dẫn đến té ngã. •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.
- e. Huyệt Tình minh
•Huyệt này được xác định là tại điểm ngay khỏe mắt trong, nằm về phía đầu chân mày. •Nếu bạn bị đánh hoặc bị tổn thương tại huyệt Tình Minh, các triệu trứng thường gặp là mất thăng bằng, choáng váng. Hoặc nặng hơn, có thể dẫn đến hôn mê. •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.
- f. Huyệt Nhân trung
•Đây là một huyệt được nhắc đến khá nhiều trong y học cũng như trong nhân tướng học. •Huyệt này được xác định tại điểm dưới chóp mũi. •Các triệu chứng khi bị đánh trúng hoặc bị tổn thương tại huyệt này đó là choáng váng và hoa mắt. •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.
- g. Huyệt Á môn
•Huyệt này được xác định tại điểm sau ót. Điểm này ở vị trí lõm vào giữa gai đốt sống cổ thứ I và đốt II. •Nếu bạn bị đánh hoặc bị tổn thương tại huyệt này, đặc biệt là đập vào khu diên tủy, bạn sẽ mất khả năng nói, khoáng váng, mất khả năng thăng bằng sau đó hôn mê. •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.
- h. Huyệt Phong Trì
•Huyệt này được xác định tại vị trí phía đằng sau dái tai. Đây là vị trí chỗ lõm vào ở dưới xương chẩm. •Các triệu chứng khi bạn bị đánh hoặc bị tổn thương ở huyệt hày là tổn thương khu diên tủy, gây mất ý thức và bất tỉnh. •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.
- i. Huyệt Nhân nghênh
•Huyệt Nhân Nghênh nằm ở vị trí gần yết hầu, đối xứng qua 5 cm. •Đối với người bị đánh hoặc bị tổn thương tại huyệt này, sẽ xuất hiện các triệu chứng là choáng váng, ứ đọng khí huyết. •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.
2) Các huyệt đạo nằm ở vùng bụng và ngực được coi là nguy hiểm
[sửa]- a. Huyệt Cưu vĩ
•Huyệt đạo này được xác định tại điểm nằm cách rốn 15 cm về phía trên. •Đối với những người bị đánh,bị va chạm hoặc bị tổn thương tại huyệt đạo này sẽ gặp nhiều tổn thương nghiêm trọng (gây tổn thương sâu sắc cho bụng, các cơ quan nội tạng như gan, mật và hệ thống tim mạch, gây ứ đọng máu), và có thể dẫn đến nguy hiểm về tánh mạng, thậm chí là tử vong. •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.
- b. Huyệt Cự khuyết
•Huyệt đạo này được xác định tại điểm nằm cách rốn 9 cm về phía trên. •Đối với những người bị đánh,bị va chạm hoặc bị tổn thương tại huyệt đạo này sẽ gặp nhiều tổn thương nghiêm trọng (gây tổn thương sâu sắc cho gan, mật và hệ thống tim mạch), và có thể dẫn đến nguy hiểm về tánh mạng, thậm chí là tử vong •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.
- c. Huyệt thần khuyết
•Huyệt đạo trên cơ thể người được xác định tại điểm chính giữa rốn. •Đối với những người bị đánh,bị va chạm hoặc bị tổn thương tại huyệt đạo này sẽ gặp nhiều tổn thương nghiêm trọng (gây tổn thương đặc biệt nguy hiểm đối với thần kinh liên sườn, tổn thương sâu sắc đến các cơ quan bên trong cơ thể như: ruột, bàng quang). Đồng thời, gây ứ đọng khí huyết, lưu thông máu, làm mất đi sự linh hoạt trong di chuyển và vận động. •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.
- d. Huyệt Khí hải
•Huyệt đạo trên cơ thể được xác định tại điểm nằm cách rốn 4 cm về phía dưới. •Đối với những người bị đánh,bị va chạm hoặc bị tổn thương tại huyệt đạo này sẽ gặp nhiều tổn thương nghiêm trọng (gây tổn thương sâu sắc đến vách bụng, các hệ thống tĩnh mạch, động mạch, gây tổn thương sườn). Đồng thời, gây ứ đọng khí huyết, lưu thông máu, làm mất đi sự linh hoạt trong di chuyển và vận động. •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.
- e. Huyệt Quan Nguyên
•Huyệt đạo này được xác định tại điểm nằm cách rốn 7 cm về phía dưới. •Đối với những người bị đánh,bị va chạm hoặc bị tổn thương tại huyệt đạo này sẽ gặp nhiều tổn thương nghiêm trọng (gây tổn thương sâu sắc đến ruột, vách bụng, các hệ thống tĩnh mạch, và hệ thống dây thần kinh liên sường, ). Đồng thời, gây ứ đọng khí huyết, lưu thông máu giảm. •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.
- f. Huyệt Trung cực
•Huyệt đạo này được xác định tại điểm nằm cách rốn 10 cm về phía dưới. •Đối với những người bị đánh,bị va chạm hoặc bị tổn thương tại huyệt đạo này sẽ gặp nhiều tổn thương nghiêm trọng (gây tổn thương sâu sắc đến vách bụng, các hệ thống tĩnh mạch, và hệ thống thần kinh kết tràng chữ S). Đồng thời, có thể gây ra các tổn thương khí cơ. •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.
- g. Huyệt Khúc cốt
•Huyệt đạo này được xác định tại điểm xương khung chậu bụng dưới – hạ bộ. •Đối với những người bị đánh,bị va chạm hoặc bị tổn thương tại huyệt đạo này sẽ gặp nhiều tổn thương nghiêm trọng, gây tổn thương khí cơ. Đồng thời, gây ứ đọng lưu thông khí và máu. •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.
- h. Huyệt Chương môn
•Huyệt đạo này được xác định tại điểm tuyến giữa nách. Huyệt Chương môn nằm ở vị trí mút ucuối của xương sườn nổi số 1. Bạn có thể xách định bằng cách co khủy tay sát nách, huyệt đạo này sẽ là điểm nằm ngang với đánh cuối cùng của khuỷu tay. •Đối với những người bị đánh,bị va chạm hoặc bị tổn thương tại huyệt đạo này sẽ gặp nhiều tổn thương nghiêm trọng (gây tổn thương đến các cơ quan nội tạng như gan và lá lách), gây tổn thương đến màng cơ xương. Đồng thời, gây ứ đọng lưu thông khí và máu. •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.
- i. Huyệt Thương khúc
•Huyệt đạo này được xác định tại điểm giữa bụng tại bao tử đối xứng ra 2 bên khoảng 5cm. •Đối với những người bị đánh,bị va chạm hoặc bị tổn thương tại huyệt đạo này sẽ gặp nhiều tổn thương nghiêm trọng (gây tổn thương đến hệ thần kinh liền sườn, hệ thống động mạch, các cơ quan nội tạng như ruột). Đồng thời, gây ứ đọng lưu thông khí và máu. •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.
3) Các huyệt đạo tại phần lưng, eo, mông được cho là nguy hiểm
[sửa]- a. Huyệt Phế du
•Huyệt đạo này được xác định tại điểm mỏm gai đốt sống ngực thứ 3 đối xứng ra 2 bên lưng 4 cm. •Đối với những người bị đánh,bị va chạm hoặc bị tổn thương tại huyệt đạo này sẽ gặp nhiều tổn thương nghiêm trọng (gây tổn thương đến hệ thần kinh, hệ thống mạch máu, các cơ quan nội tạng như tim p,hổi). Đồng thời, gây ứ đọng lưu thông khí và máu. •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.
- b. Huyệt Quyết âm du
•Huyệt đạo này được xác định tại điểm mỏm gai đốt sống ngực thứ 4 đối xứng ra 2 bên lưng 4 cm. •Đối với những người bị đánh,bị va chạm hoặc bị tổn thương tại huyệt đạo này sẽ gặp nhiều tổn thương nghiêm trọng (gây tổn thương các cơ quan nội tạng như tim p,hổi). Đồng thời, gây ứ đọng lưu thông khí và máu. Nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tính mạng và gây tử vong tại chỗ. •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.
- c. Huyệt Tâm du
•Huyệt đạo này được xác định tại điểm mỏm gai đốt sống ngực thứ 3 đối xứng ra 2 bên lưng 4 cm. •Đối với những người bị đánh,bị va chạm hoặc bị tổn thương tại huyệt đạo này sẽ gặp nhiều tổn thương nghiêm trọng (gây tổn thương các cơ quan nội tạng như tim, thành tim). Đồng thời, gây ứ đọng lưu thông khí và máu. •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.
- d. Huyệt Thận du
•Huyệt đạo này được xác định tại điểm mỏm gai eo lưng thứ 2 đối xứng ra 2 bên lưng 4 cm. •Đối với những người bị đánh,bị va chạm hoặc bị tổn thương tại huyệt đạo này sẽ gặp nhiều tổn thương nghiêm trọng (gây tổn thương các cơ quan nội tạng như thận). Đồng thời, gây ứ đọng lưu thông khí và máu. Nghiêm trọng có thể gây bán thân bất toại. •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.
- e. Huyệt Mệnh môn
•Huyệt đạo này được xác định tại điểm giữa đốt thắt lưng thứ 2 và đốt thắt lưng thứ 3. •Đối với những người bị đánh,bị va chạm hoặc bị tổn thương tại huyệt đạo này sẽ gặp nhiều tổn thương nghiêm trọng (gây tổn thương xương sườn). Đồng thời, gây phá khí cơ. Nghiêm trọng có thể gây bán thân bất toại. •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.
- f. Huyệt Chí thất
•Huyệt đạo này được xác định tại điểm mỏn gai đốt sống eo lưng thứ 2 đối xứng qua 2 bên 6 cm. •Đối với những người bị đánh,bị va chạm hoặc bị tổn thương tại huyệt đạo này sẽ gặp nhiều tổn thương nghiêm trọng (gây tổn thương hệ thống mạch máu và hệ thống thần kinh, gây tổn thương cơ quan nội tạng như thận). Đồng thời, gây tổn thương khí huyết bên trong cơ thể. •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.
- g. Huyệt Khí hải du
•Huyệt đạo này được xác định tại điểm mỏn gai đốt sống eo lưng thứ 3 đối xứng qua 2 bên 4 cm. •Đối với những người bị đánh,bị va chạm hoặc bị tổn thương tại huyệt đạo này sẽ gặp nhiều tổn thương nghiêm trọng (gây tổn thương cơ quan nội tạng như thận). Đồng thời, gây phá khí và ngăn cản lưu thông máu. •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.
- h. Huyệt Vĩ lư
•Huyệt đạo này được xác định tại điểm giữa chỗ hậu môn và xương cùng. •Đối với những người bị đánh,bị va chạm hoặc bị tổn thương tại huyệt đạo này sẽ gặp nhiều cản trở trong việc lưu thống khí huyết toàn bộ cơ thể. Khí tại đan điền không có khả năng di chuyển lên trên. •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.
Hi vọng các thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu thêm phần nào về các huyệt đạo trên cơ thể người. Giúp bạn có những thông tin nhằm cẩn trọng hơn trong các va chậm thông thường trong cuộc sống.