Phật tổ
Youtube
Thân thế và sự nghiệp
[sửa]Phật tổ tước hiệu của Tất-đạt-đa Cồ-đàm người sáng lập ra Phật giáo và thuyết giảng ở miền bắc Ấn Độ vào thế kỷ 6 TCN. Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm (sau này là Đức Phật) ra đời tại vườn Lâm-Tỳ-Ny ở thủ đô Ca-Tỳ-La-Vệ của một vương quốc nhỏ ngay dưới chân rặng núi Hy Mã Lạp Sơn của Ấn Độ cổ xưa. Ngài sinh vào ngày 8 tháng 4 Âm Lịch năm 624 TCN. Về sau, đại hội Phật Giáo Thế Giới đổi và tổ chức ngày Đại Lễ Phật Đản vào ngày trăng tròn 15-4 Âm Lịch.
Cha của Ngài là vua của bộ tộc Thích Ca (Skakya). Mười hai năm trước khi ra đời, các tu sĩ Ấn Giáo đã tiên tri rằng Ngài sẽ là một vị vua vĩ đại hoặc sẽ trở thành một nhà hiền triết lừng danh của thế giới loài người. Vì không muốn Phật Thich Ca trở thành tu sĩ, cha của Ngài đã giữ Ngài bên trong cung điện.Thái tử Tất Đạt Đa lớn lên trong sự xa hoa của một bậc vua chúa, không được phép nhìn thấy thế giới bên ngoài, được các vũ nữ giúp vui, và được các tu sĩ Bà La Môn dạy học.Thái tử còn học cưỡi ngựa, bắn cung, đánh kiếm, đánh vật, bơi lội… Khi đến tuổi trưởng thành, Thái tử thành hôn với công chúa Gia Du Đà La và có một con trai.
Trên những đường phố của kinh thành Ca Tỳ La Vệ, Ngài đã trông thấy ba cảnh tượng thông thường nhất đối với mọi người khác: một người bị bệnh, một người già yếu, và một xác chết đang được người ta đưa đi hỏa thiêu.Ngài chưa bao giờ được sửa soạn để chứng kiến những cảnh bi thảm như thế này, cho đến khi người đánh xe nói với Ngài rằng tất cả mọi người đều phải chịu sự già yếu, bệnh tật và chết chóc. Ngài cảm thấy mình không thể nào an tâm sống trong sự xa hoa như trước nữa.
Trên đường trở về cung điện, Ngài trông thấy một tu sĩ đang bước đi một cách thong dong trên đường phố, và Ngài đã quyết định rời khỏi cung điện để đi tìm giải pháp cho vấn đề đau khổ của cuộc đời.Trong đêm khuya Ngài lặng lẽ từ giã vợ con mà không đánh thức họ, rồi phi ngựa đến một khu rừng, nơi đó Ngài đã dùng gươm cắt tóc và thay bộ trang phục vua chúa bằng một chiếc áo tu sĩ đơn sơ. Đó là năm Ngài 29 tuổi, (595 BC). Với hành vi này Thái tử Tất Đạt Đa đã gia nhập vào hạng người từ bỏ xã hội Ấn Độ để tìm giải thoát.
Thái tử đã tìm đến học hỏi với nhiều vị thầy khác nhau . Sau cùng Thái tử đã theo học hai vị Thầy nổi tiếng, vị thứ nhất là Đạo Sư Alara-Kalama, thuộc phái Samkhya (phái Số luận), vị thầy thứ hai là Đạo Sư Uddaka Ramaputta (Uất-đầu-lam-phất) . Nhưng đây không phải là con đường giải thoát sinh tử khổ đau, và Tất Đạt Đa cũng đã quyết định từ giả vị thầy này. Trong sáu năm, Thái tử Tất Đạt Đa cùng với năm người bạn Kiều Trần Như cùng tu khổ hạnh và thiền định, chỉ ăn một hạt cơm mỗi ngày, lấy tâm trí thi đua với thể xác, và chỉ còn da bọc xương.Khi Ngài quyết định dùng nhiều thực phẩm hơn và không áp dụng pháp tu khổ hạnh nữa, năm người bạn kia đã từ bỏ Ngài.
Ngài đến một ngôi làng để khất thực, ở đó một cô gái tên là Sujata mời Ngài dùng một bát cháo sữa với mật ong. Khi sức khỏe phục hồi, Ngài xuống tắm dưới sông Nairanjana (Ni Liên Thiền) rồi ngồi thiền dưới cội Bồ Đề, trên một tấm tọa cụ làm bằng cỏ kusha.Ngài ngồi đó sau khi đã nghe tất cả các vị thầy, học tất cả những kinh sách và thực hành tất cả pháp môn, bây giờ không có gì vướng bận, không có ai để nương tựa, không có nơi nào để đi nữa.
Năm 544 (Trước Tây lịch), Đức Phật nhập Niết Bàn tại thành Câu Thi Na (Kusinagar) ở tuổi tám mươi sau khi ăn một bữa ăn có nấm.