Bước tới nội dung

Rau răm

Tủ sách mở Wikibooks

Đặc điểm

[sửa]

Mặt trên lá răm màu lục sẫm, điểm đốm nâu|màu nâu nhạt còn mặt dưới màu hung đỏ. Thân răm có đốt.

Ở Việt Nam răm được trồng làm rau hoặc có khi mọc tự nhiên.

Trong tinh dầu của rau răm người ta tìm thấy các aldehyd chuỗi dài như decanal (28%), dodecanal (44%), ngoài ra là decanol (11%). Các sesquiterpene (α-humulene, β-caryophyllene) chiếm khoảng 15% trong tinh dầu.

Sử dụng=

[sửa]

Lá và thân non của cây rau răm được sử dụng rộng rãi và rất đặc trưng trong nghệ thuật ẩm thực của Việt Nam - mà các du khách ngoại quốc rất thích, chủ yếu nó được ăn sống như một loại rau gia vị trong đĩa rau sống hay được sử dụng ở dạng thái nhỏ cho vào các món ăn như bún thang (một đặc sản của Hà Nội), miến (với thịt vịt hay ngan bướu mũi|ngan), cháo nấu bằng trai, hến hoặc ăn kèm trứng vịt lộn cùng với hồ tiêu|hạt tiêu xay mịn và một chút muối ăn. Món gỏi gà xé phay cũng dùng rau răm làm tăng hương vị. Người dân ở khu vực Huế còn có món gà bóp, trong đó thịt gà trộn lẫn với rau dăm và hạt tiêu, tỏi, đường, ớt, giấm hay chanh.

Tại Singapore và Malaysia, lá rau răm thái nhỏ là thành phần thiết yếu của món súp laksa, người ta dùng nhiều đến mức tên gọi theo tiếng Mã Lai|tiếng Malay daun laksa có nghĩa là "lá laksa". (Tên gọi rau răm theo tiếng Malay là Daun kesum hay Daun laksa).

Tham khảo

[sửa]
  • Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi - Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ thuật, 1977).