Cà chua
Cà chua là một loại rau quả làm thực phẩm. Quả ban đầu có màu xanh, chín ngả màu từ vàng đến đỏ. Cà chua có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A, đặc biệt là giàu lycopeme tốt cho sức khỏe.
Trong cà chua có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể như carotene, lycopene, vitamin và kali. Tất cả những chất này đều rất có lợi cho sức khoẻ con người. Đặc biệt cái loại vitamin B, vitamin C và beta carotene giúp cơ thể chống lại quá trình oxy hoá của cơ thể, giảm thiểu nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch và ung thư[1].
Thuộc tính dùng làm thuốc
[sửa]
|
Lycopen được chứng mình có thể bảo vệ cơ thế chống lại quá trình oxi hóa trong nhiều nghiên cứu dịch tễ học. Cà chua là nguồn nhiều Lycopen, tiêu thụ cà chua có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư đầu và cổ, có thể chống lại rất mạnh các bệnh thoái hóa thần kinh.[2] Uống nước sốt cà chua xay nhuyễn là giúp trị các triệu chứng bệnh tiểu đường. Tiêu thụ cà chua còn giúp mang lại lợi ích cho việc giảm nguy cơ tim mạch và bệnh liên quan đến tiểu đường loại 2.[3]
Độc tính
[sửa]Lá và thân cây cà chua có chứa atropine, tomatine và alkloid tropane là độc hại nếu nuốt phải. Trái cà chua chín không chứa các hợp chất này. Việc sử dụng lá cà chua làm trà (tisane) từng là nguyên nhân của ít nhất một cái chết.[4] Tuy nhiên, mức độ của tomatine nói chung quá nhỏ để có thể gây nguy hiểm.[5]
Cà chua có thể gây hại cho những con chó nếu nó ăn quá nhiều trái cà chua.[6]
Ngày 30 tháng 10 năm 2006, Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh Hoa Kỳ (CDC) công bố cà chua có thể là nguồn gốc của một dịch bệnh bùng phát gây ra 172 bệnh nhân trong 18 tiểu bang.[7] Cà chua có liên quan đến bảy dịch salmonella từ năm 1990.[8] Năm 2008 dịch này bùng phát khiến nhà chức trách loại bỏ cà chua ra khỏi sạp hàng tạp hóa và nhà hàng trên khắp Hoa Kỳ[9]
Một vài hình ảnh về cà chua
[sửa]-
Cây cà chua non.
-
Hoa cà chua.
-
Cà chua nguyên quả và đã cắt đôi
-
Hình chọn lọc về quả cà chua
-
Một loại cà chua anh đào
Ghi chú
[sửa]- ▲ Thành phần dinh dưỡng và ích lợi của cà chua đối với sức khoẻ
- ▲ Evangelia Mourvaki, Stefania Gizzi, Ruggero Rossi, Stefano Rufini,"Passionflower Fruit—A "New" Source of Lycopene?", Journal of Medicinal Food. Spring 2005: 104-106.
- ▲ Shidfar F, Froghifar N, Vafa M, Rajab A, Hosseini S, Shidfar S, Gohari M.,"The effects of tomato consumption on serum glucose, apolipoprotein B, apolipoprotein A-I, homocysteine and blood pressure in type 2 diabetic patients." Int J Food Sci Nutr. 2011 May;62(3):289-94
- ▲ Pittenger, Dennis R. (2002). "Vegetables That Contain Natural Toxins". California Master Gardener Handbook. ANR Publications. 643–4. ISBN 978-1-879906-54-9.
- ▲ Mcgee, Harold (29 tháng 7 năm 2009). "Accused, Yes, but Probably Not a Killer". The New York Times. ISSN 0362-4331. http://www.nytimes.com/2009/07/29/dining/29curi.html. Truy cập 26 tháng 3 năm 2010.
- ▲ Hound health handbook: the definitive guide to keeping your dog happy By Betsy Brevitz page 404
- ▲ "CDC Probes Salmonella Outbreak, Health Officials Say Bacteria May Have Spread Through Some Form Of Produce – CBS News". Cbsnews.com. 30 tháng 10 năm 2006. http://www.cbsnews.com/stories/2006/10/30/national/main2138331.shtml. Truy cập 27 tháng 10 năm 2008.
- ▲ “A selection of North American tomato related outbreaks from 1990–2005”. Food Safety Network (30 tháng 10 năm 2006). Truy cập 20 tháng 7 năm 2010.
- ▲ “Tomatoes taken off menus”. Calgary Herald (11 tháng 6 năm 2008). Truy cập 20 tháng 7 năm 2010.