Lục thao binh pháp
Khương Tử Nha
[sửa]
Khương Tử Nha (chữ Hán: 姜子牙, 1156 TCN - 1017 TCN), tính Khương (姜), thị Lã (呂), tên Thượng (尚), tự Tử Nha (子牙), lại được gọi là Thượng Phụ (尚父), là khai quốc công thần nhà Chu thế kỷ 12 trước Công nguyên và là quân chủ khai lập nước Tề tồn tại từ thời Tây Chu đến thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Cách gọi Khương Tử Nha, ghép tính và danh, trở nên phổ biến thông qua tiểu thuyết Phong thần diễn nghĩa. Do là vị quân chủ đầu tiên của nước Tề, nên thông thường còn được gọi là Tề Thái công (齊太公), còn gọi là Khương Thái công (姜太公), Thái công Vọng (太公望) hay Lã Vọng (呂望).
Khương Tử Nha được biết đến như một vị quân sư vĩ đại, là người đã góp phần lập nên sự nghiệp nhà Chu kéo dài hơn 800 năm, là triều đại kéo dài nhất trong lịch sử Trung Quốc. Ông nổi tiếng trong văn hóa Đông Á qua điển tích Thái Công điếu ngư (太公釣魚; Thái Công câu cá) hay còn gọi là Lã Vọng câu cá. Hình tượng của ông còn trở nên nổi tiếng qua tiểu thuyết Phong thần diễn nghĩa, một tác phẩm thần thoại dã sử nói về sự quật khởi của Chu Võ vương chống lại nhà Thương của Trụ Vương.thêm đó là kiếp trước của ông là tề nguyên sư phụ của thái bạch kim tinh Theo sử sách ghi lại, Khương Tử Nha sống thọ đến 139 tuổi với trí huệ to lớn vì đã đạt đến cảnh giới cao của Lập thuyết. Sau hàng chục năm khổ tu rồi lại thêm hàng chục năm nữa luyện rèn gian khổ trong đời thực, cuối cùng Khương Tử Nha đã thành tựu sự nghiệp vĩ đại, công trạng lớn lao và để lại trước tác tinh thâm cho hậu thế. Cuộc đời ông phi phàm như vậy, ở thời đại ấy chỉ có Thần Tiên mới làm được. Do đó người đất Tề gọi ông là "Thiên Tề Chí Tôn". Đạo gia lưu truyền rằng ông đã tu luyện viên mãn thành Tiên. Trong quyển "Phong Thần diễn nghĩa" đời Minh cũng đưa ông vào hàng ngũ Thần Tiên. Các triều đại Trung Hoa đều xây dựng đền thờ Khương Tử Nha để người đời sau chiêm bái.
Lục Thao binh pháp
[sửa]Trước tác "Lục Thao" của Khương Tử Nha không chỉ là cuốn binh pháp chiến tranh cổ đại mà còn là khung mẫu thể chế chánh trị nghiêm cẩn cho nhà Chu. Trước tác này còn làm nền móng vững chắc cho bá nghiệp của Tề Hoàn Công và Quản Trọng sau này để "chín lần hợp chư hầu, thiên hạ quy về một mối".
Các chiến lược gia quân sự chánh trị nhiều đời sau như Tôn Vũ, Quỷ Cốc Tử, Hoàng Thạch Công, Gia Cát Lượng… đều hấp thu tinh hoa trong "Lục Thao" để rồi phát triển sâu rộng thêm, càng khiến cho trước tác này và tên tuổi của Khương Tử Nha trở thành bất hủ. thao binh pháp là sách binh pháp do Thái Công Khương Tử Nha biên soạn thời Xuân thu Chiến quốc ở Trung quốc
Lục Thao gồm 6 quyển: Văn thao: cách trị nước dùng người; Võ thao: đấu tranh chánh trị với kẻ thù; Long thao: phép cầm quân của chiến tướng; Hổ thao: hình trận và các loại vũ khí khí tài; Báo thao: các lối tác chiến; Khuyển thao: tuyển mộ, rèn luyện và sử dụng binh sĩ.
- Quyển 1 - VĂN THAO: DỤNG NHÂN – TRỊ QUỐC
- Quyển 1 - VÕ THAO (武韬): DỤNG BINH
- Quyển 1 - LONG THAO (龙韬): TUYỂN TƯỚNG
- Quyển 1 - HỔ THAO (虎韬): QUÂN HÌNH – KHÍ TÀI.
- Quyển 1 - KHUYỂN THAO (犬韬): LUYỆN SĨ