Hệ sinh thái rừng tự nhiên chủ yếu ở Việt Nam/Rừng thưa cây họ dầu

Tủ sách mở Wikibooks

Phân bố[sửa]

Rừng khộp phân bố tập trung ở tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai. Ngoài ra còn có ở Di Linh (Lâm Đồng) và những đám rừng khộp nhỏ phân bố ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Sông Bé, Tây Ninh...

Về vĩ độ: rừng khộp phân bố từ vĩ độ 14oB (Gia Lai) đến vĩ độ 11oB (Tây Ninh). Về độ cao so với mực nước biển: rừng khộp phân bố tập trung ở độ cao từ 400 - 800 m.

Điều kiện sinh thái[sửa]

Cấu trúc rừng[sửa]

Tái sinh và diễn thế rừng[sửa]

Rừng khộp có khả năng tái sinh mạnh mặc dù sống ở môi trường có mùa khô khắc nghiệt và lửa rừng xảy ra thường xuyên hàng năm. Nguyên nhân là do lượng hoa quả của rừng khộp rất phong phú. Thời kì ra hoa kết quả thường vào mùa khô. Khi quả chín và phát tán hạt giống thì đúng vào đầu mùa mưa. Phần lớn quả cây họ dầu lại có cánh nên có khả năng phát tán hạt giống đi xa. Do vậy, tái sinh của rừng khộp xảy ra đồng thời và theo đám. Tuy nhiên, hạt cây họ dầu có hạn chế là khả năng giữ sức nảy mầm ngắn và dễ bị sâu bệnh hại. Tái sinh rừng còn phụ thuộc vào thảm tươi cây bụi, tình trạng ngập nước và đất rừng. Nơi nào cây bụi thảm tươi dầy đặc thì tái sinh khó khăn vì quả hạt rụng không tiếp xúc được với đất. Nếu ngập nước lâu sẽ làm hạt thối và cây mầm bị chết. Nơi đất tơi xốp, ít cây bụi thảm tươi, ít ngập nước thì tái sinh tốt.

Lửa rừng hàng năm là nhân tố sinh thái tác động trực tiếp đến tái sinh rừng khộp. Nhiều loài cây tái sinh trong rừng khộp có tính chống chịu cao với lửa rừng bằng khả năng tái sinh chồi rất mạnh mẽ. Lửa rừng chỉ làm chết phần thân trên mặt đất. Phần rễ dưới mặt đất vẫn tồn tại và nảy chồi mới. Quá trình nảy chồi mới có thể diễn ra nhiều lần trong một đời cây vì cháy rừng xảy ra thường xuyên hàng năm. Do vậy có thể khẳng định phần lớn cây tái sinh trong rừng khộp là tái sinh chồi. Quá trình tái sinh rừng khộp chính là quá trình chọn lọc và đào thải tự nhiên gay gắt, chỉ những loài cây nào có khả năng chống chịu cao với lửa rừng và khô hạn thì mới tham gia vào diễn thế rừng sau này.

Ý nghĩa[sửa]

Với diện tích khoảng hơn nửa triệu hécta. Rừng khộp là một nguồn tài nguyên rừng đặc biệt của Tây Nguyên nói riêng và của cả nước nói chung. Rừng khộp có những loài cây gỗ lớn có giá trị, tài nguyên lâm sản ngoài gỗ như dầu nhựa, tananh, dược liệu,... và tài nguyên động vật khác. Các loài cây rừng khộp có tính thích nghi cao với khô hạn và lửa rừng, khó có thể tìm ra loài cây nào khác thay thế. Đây là sản phẩm của tự nhiên đã được chọn lọc qua một quá trình lịch sử lâu dài.

Trong ý nghĩa phòng hộ, rừng khộp giữ vai trò phòng hộ môi trường và bảo vệ đất Tây Nguyên. Về ý nghĩa khoa học, rừng khộp là một hệ sinh thái rừng độc đáo chỉ có ở Tây Nguyên và làm phong phú thêm tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam.