Hình tượng con hổ trong văn hóa/Trong văn học/Trung Quốc
Trung Quốc
[sửa]Hổ được miêu tả nhiều trong văn học của các nước, Trong văn học Trung Hoa, hổ xuất hiện trong nhiều tác phẩm kinh điển như: Tây Du Ký (hổ đóng vai trò là những con yêu quái hại người), trong đó hổ xuất hiện và tấn công Đường Tam Tạng khi ông này chuẩn bị qua biên giới Đại Đường, sau đó được một người thợ săn ở biên giới giải cứu và giết chết con hổ. Lần thứ hai, con hổ tấn rình tấn công Đường Tam Tạng thì bị Tôn Ngộ Không đánh chết, Ngộ Không đã lấy da con hổ để làm áo mặc và bộ da hổ này theo Tôn Ngộ Không suốt quá trình đi thỉnh kinh. Một lần khác, Đường Tam Tạng từng bị con yêu tinh phù phép biến thành hổ.[1] Và con hổ đáng chú ý nhất là con hổ tinh trong lốt yêu quái đạo sĩ ở nước Xa Trì gồm Dương Lực Đại Tiên (con Dê), Hổ Lực Đại Tiên (hổ) và Lộc Lực Đại Tiên (con hươu)
Tam Quốc Diễn nghĩa với việc làm nền cho những anh hùng xuất hiện, trong tác phẩm này có kể về một trận đánh của quân Thục với quân Nam Man trong đó, quân Nam Man đã dùng các loài dã thú, rắn rết trong đó có hổ để tấn công quân Thục. Trong tác phẩm này ngoài Ngũ Hổ tướng, còn có Vương Song viên tướng được mô tả là thân hình dài chín thước, lưng gấu, mình hổ, mắt đen nhưng con ngươi vàng và được phong là Hổ oai tướng quân. Tác phẩm Thủy Hử với hình tượng trứ danh Võ Tòng đã hổ trên đồi Cảnh Dương ngoài ra hổ còn được mô tả qua việc ăn thịt mẹ của Lý Quỳ và ông này đã trả thù bằng cách tìm về hang cọp giết hổ báo thù cho mẹ của mình.
Trong điển tích Võ Tòng đã hổ, câu chuyện cụ thể là khi Võ Tòng trên đường về quê thăm anh, khi đi ngang qua huyện Dương Cốc (nay là thành phố Liễu thành), ông ghé vào một tửu quán, bên ngoài ghi là "Uống 3 chén không nên qua đồi". Võ Tòng là một người mê rượu, thấy dòng chữ này rất khó chịu, hỏi tại sao thì chủ quán kể có chuyện con hổ thành tinh chuyên ăn thịt người trên đồi Cảnh Dương, ai uống quá say không nên đi qua đó. Võ Tòng nghe vậy rất phẫn nộ, uống một mạch hết rượu trong quán. Chiều hôm đó, ông đang trong cơn say, một mình cầm gậy lên đồi tìm Hổ. Sớm hôm sau gặp Hổ, ông cầm gậy vờn với mãnh thú tới tối. Đến lúc trời chạng vạng sáng, sau khi dùng nhiều mưu kế mà không được, ông vứt gậy, một tay nhận đầu hổ xuống đất, một tay đấm, con hổ bể đầu chết tươi.[2]
- ▲ Chật vật chiêu hàng hổ đóng Tây Du Ký
- ▲ Nơi Võ Tòng đả hổ bây giờ trở thành di tích của thành phố Liễu Thành